Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn

Khu lăng mộ Lễ Thành hầu Trương Tấn Bửu là một trong những ngôi mộ cổ nhất ở Sài Gòn hiện đã xuống cấp trầm trọng. Nằm cách đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận, TP.HCM) khoảng 100 m lúc nào cũng nhộn nhịp xe cộ, vậy mà khu lăng mộ này lại ngập tràn một không khí trầm mặc, u tịch.
Trương Tấn Bửu (1752 - 1827) là con thứ ba của ông Trương Tấn Khương và bà Trần Thị Nghĩa ở vùng đất nay thuộc huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Ông theo phò Nguyễn Ánh thuở Chúa còn bôn tẩu và lập được nhiều chiến công cũng như chia sẻ cùng chủ tướng nhiều cơn hoạn nạn. Ông được liệt vào “Ngũ hổ danh tướng” của Chúa Nguyễn (gồm Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Văn Nhơn, Nguyễn Văn Trương và Trương Tấn Bửu). Ông làm quan suốt 40 năm (trải qua 2 đời Gia Long, Minh Mạng), mất lúc 75 tuổi (1827).
Cùng Thanh Niên Online khám phá khu lăng mộ của Lễ Thành hầu Trương Tấn Bửu tọa lạc ngay khu vực trung tâm TP.HCM.
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 1
Cổng chính vào khu lăng mộ Lễ Thành hầu Trương Tấn Bửu ở số 41 Nguyễn Thị Huỳnh (phường 8, quận Phú Nhuận, TP.HCM) lúc nào cũng đóng im ỉm
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 2
Đây là kiến trúc tiêu biểu cho lăng mộ giới tướng lĩnh, quan lại đầu triều Nguyễn nên dù đã gần 200 năm, lớp ô dước bên ngoài bong tróc gần hết nhưng gạch bên trong vẫn gắn kết chắc chắn với nhau và giữ được gần như nguyên vẹn cấu trúc khu lăng mộ. Mặt bằng khu lăng mộ gồm bình phong tiền, cổng ngoài, sân bái đình, cổng trong, hương án, mộ và bình phong hậu. Mộ Trương Tấn Bửu dài hơn 3 m, ngang khoảng 2 m và cao hơn 2 m, có dáng như một ngôi nhà mà nóc mộ là 2 mái vát chụm nhau... Trong ảnh là bức bình phong tiền đã xuống cấp, hình con lân được đắp trước đây biến mất, thay vào đó là tấm biển báo: “Cổ tích liệt hạng: mộ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu 1752-1827. Cấm phá hoại, di chuyển, đào quật, vẽ và viết lên di tích. Nếu ai vi phạm sẽ bị truy tố theo luật lệ hiện hành về bảo tồn cổ tích - Viện Khảo cổ, Bộ Quốc gia Giáo dục"
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 3
Từ bình phong tiền nhìn vào là trụ cổng (tiếp giáp với khuôn thành, sân tế có bồn hoa hình tròn và lư hương, cổng vào khu mộ có mái giả ngói ống trổ cửa dạng vòm. Nhìn sâu sau vòm cửa có thể thấy hương án, bàn tế, bia và mộ (bị che khuất phần mái của mộ)
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 4
Cận cảnh cổng mộ, ngôi nhà có mái giả ngói ở bên trái là một phần của đền thờ Long Vân hầu Trương Tấn Bửu
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 5
Hương án, bàn tế dạng sập chân quỳ, bia mộ (mới làm) khắc chữ “Trương công Trương Tấn Bửu, Trung quân phó tướng thọ Long Vân hầu”. Cả tấm biển đặt ở bình phong tiền và tấm bia này đều viết bằng chữ quốc ngữ (nó mới quá, khiến người xem có cảm giác như bị “đặt nhầm chỗ”)
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 6
Một góc bàn tế, bia, mộ có hình dạng một ngôi nhà 2 mái vát chụm nhau và bình phong hậu
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 7
Mặt sau ngôi mộ nhìn từ bình phong hậu ra hướng cổng lăng
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 8
Bình phong hậu bị bong tróc hầu hết, phù điêu “tùng hạc” chỉ còn vài họa tiết
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 9
Đền thờ nằm bên trái khu lăng mộ (từ ngoài nhìn vào) gồm 3 gian, chính diện có bình phong đắp hình hổ ngồi. Hai bên cột hiên đắp nổi câu đối: “Uy đức Bắc thành an vũ trụ. Thống huyền Nam địa tịnh biên cương” (Uy đức trấn an vùng thành Bắc. Trị dân ổn định cõi bờ Nam)
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 10
Phù điêu đắp nổi hình “vân phụng” ở chái tường đền thờ, còn trên mái có tượng cá hóa rồng
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 11
Chính diện đền thờ Trương Tấn Bửu, do ban quý tế Phú Thành Hội dựng lên để cúng tế, thờ phụng Đức Long Vân hầu. Do thuở xưa, khu lăng mộ tọa lạc tại ấp Phú Thành, xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định nên Hội Quý tế lấy tên ấp làm tên hội. Hội này do ông Cao Văn Báu lập nên và là hội trưởng đầu tiên. Ông Báu mất năm 1990, thọ 90 tuổi
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 12
Bộ triều phục màu đỏ thêu rồng 4 móng đặt trong tủ kiếng ở đền thờ
Cận cảnh khu lăng mộ u tịch của một trong 'Ngũ hổ danh tướng' phò Chúa Nguyễn ở Sài Gòn - ảnh 13
Bà Lê Thị Sương (sinh năm 1959) là người coi sóc, hương hỏa khu lăng mộ. Bà Sương chính là cháu ngoại của ông Cao Văn Báu. Hỏi bà Sương có phải bộ triều phục kia là của Long Vân hầu truyền lại, bà bảo cũng không rõ, khi bà vào đây thì đã thấy có chiếc áo ấy rồi

Nhận xét