Hải Minh hôm nay

Hải Minh hôm nay

Về xã Hải Minh (Hải Hậu) trong những ngày này, chúng tôi cảm nhận được niềm vui của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh
Trụ sở UBND xã Hải Minh
Trong kháng chiến chống Pháp, Hải Minh là cơ sở kháng chiến của huyện Hải Hậu. Nhân dân trong xã đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến, đắp hàng nghìn ụ súng ở các trục đường, tổ chức rào làng đào 164 hầm bí mật và 11km giao thông hào nối thông các xóm. Nhân dân Hải Minh không quản khó khăn, sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, nơi ăn ở cho cán bộ cách mạng hoạt động; ủng hộ tiền của, thóc gạo, phương tiện phục vụ nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội về đóng quân tại địa phương. Khi đó nhân dân trong xã đã ủng hộ 8 chỉ vàng, 50 nghìn đồng Đông Dương, 830 tấn thóc, 130 kg đồng, hàng trăm chiếc chăn bông, áo trấn thủ, hàng chục nghìn bộ quần áo… Từ năm 1947-1954, đã có 220 thanh niên tình nguyện lên đường nhập ngũ, trong đó có nhiều thanh niên công giáo, 450 thanh niên đi dân công hoả tuyến. Trong chiến dịch đánh bốt Văn Đàn, Đông Biên, ngoài lực lượng du kích đi chiến đấu còn có hàng trăm thanh niên đi phục vụ tiếp lương, tải đạn. Trong kháng chiến chống Pháp xã Hải Minh có 48 liệt sỹ, 21 thương binh, 64 gia đình cơ sở cách mạng có công với nước…
lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh
Lễ đón nhận danh hiệu Anh Hùng LLVTND năm 2011
Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Hải Minh có 2.300 thanh niên nhập ngũ (chiếm 30% số dân). Trong những năm tiến hành cuộc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc (1964-1972), xã thành lập 4 đại đội dân quân tự vệ gồm 513 đồng chí, xây dựng 6 trận địa phòng không; đã bắn cháy một máy bay Mỹ. Cùng với việc tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhân dân Hải Minh thi đua đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến với quyết tâm “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, xã Hải Minh đã được Nhà nước tặng thưởng hàng trăm huân, huy chương kháng chiến các loại, có 4 bà mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH.
lang nghe hai minh, do go my nghe hai minh, mynghehaiminh, hai minh hai hau nam dinh
Nghĩa Trang Liệt Sỹ xã Hải Minh
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương trong thời kỳ đổi mới, những năm gần đây, cấp uỷ, chính quyền xã Hải Minh đã tập trung các nguồn lực, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xã định hướng cho nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế của việc dồn điền đổi thửa tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo thu nhập cao trên từng đơn vị diện tích canh tác. Hàng năm, năng suất lúa của xã  đạt bình quân trên 130 tạ/ha. Xã đã chuyển đổi 11 ha diện tích cấy lúa sang trồng màu, mở rộng trồng cây vụ đông trên 43 ha và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản được gần 9ha. Giá trị cây vụ đông trên đất 2 lúa và nuôi trồng thuỷ sản hàng năm đạt 2,5 tỷ đồng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển với tổng đàn lợn 8.500-9.400 con, gia cầm từ 35-40 nghìn con, giá trị thu từ chăn nuôi đạt trên 30 tỷ đồng. Kinh tế vườn và sinh vật cảnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Hiện, xã có trên 1.000 hộ tham gia ươm trồng cây giống, cây cảnh. Hàng năm, xã đều tổ chức hội chợ sinh vật cảnh để giới thiệu sản phẩm, trao đổi cây cảnh. Doanh thu từ nghề trồng cây cảnh của xã ước đạt từ 3,5 đến 10 tỷ đồng mỗi năm. Nhiều hộ có thu nhập cao từ cây cảnh như hộ các ông Nguyễn Văn Tuấn ở xóm 32, Đinh Văn Phi ở xóm 1....
Là xã có nhiều ngành nghề TTCN, Hải Minh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sản xuất CN-TTCN. Đến nay, trên địa bàn xã các nghề sản xuất đồ gỗ, khảm trai, may công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đã giải quyết việc làm cho khoảng 3.500 lao động, trong đó có gần 2.400 lao động sản xuất đồ mộc dân dụng và mộc mỹ nghệ. Nhiều cơ sở sản xuất đồ gỗ có doanh thu cao, tạo việc làm cho nhiều lao động như cơ sở sản xuất của các ông Hoàng, Toàn, Hải, Vinh, Long, Văn, Thuận. Giá trị sản xuất CN-TTCN của xã trong những năm gần đây đạt gần 80 tỷ đồng, chiếm 53% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của xã. Cùng với phát triển kinh tế, Hải Minh đạt nhiều thành tựu về văn hoá - xã hội. Chất lượng học sinh các cấp học, ngành học có chuyển biến tích cực: học sinh lên lớp đạt 98-100%; học sinh THCS xét tốt nghiệp đạt 99-100%. Các trường học trong xã đã đạt chuẩn mức I, trường tiểu học B đạt chuẩn mức II. Đảng bộ, chính quyền luôn chú trọng chăm lo cho gia đình chính sách, người có công và các đối tượng khó khăn với số tiền trợ cấp hàng trăm triệu đồng.

Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại làng nghề truyền thống Hải Minh
        Trong thời gian tới, xã Hải Minh tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển đổi sang làm màu, trồng cây cảnh, nuôi thuỷ sản ở vùng đất cấy lúa năng suất thấp. Toàn xã phấn đấu mỗi năm chuyển gần 10ha; tăng diện tích trồng cây vụ đông 10-15%/năm. Giữ ổn định năng suất lúa 130 tạ/ha/năm, với tổng sản lượng trên 5.200 tấn. Khuyến khích tạo điều kiện cho ngành nghề truyền thống phát triển, mở rộng nghề sản xuất đồ gỗ, đan bẹ chuối, sản xuất gạch tuynel, dệt may… Để làng nghề hoạt động hiệu quả, ngoài CCN tập trung đã có, xã chỉ đạo xây dựng làng nghề ở xóm 1, xóm 4A với hệ thống nhà xưởng, nhà giới thiệu sản phẩm; mở các lớp đào tạo nghề cho 200-300 lao động; phấn đấu, các ngành nghề thu hút tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động. Đến năm 2015, xã phấn đấu đạt giá trị sản xuất CN-TTCN - dịch vụ đạt trên 306 tỷ đồng, chiếm gần 75% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của xã. Bên cạnh đó, xã tập trung đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, phấn đấu 100% các xóm có nhà văn hoá hoạt động hiệu quả; học sinh lên lớp, tốt nghiệp hàng năm đạt 98-100%, có 70-75% học sinh tốt nghiệp THCS được vào học lớp 10, số còn lại được đào tạo các nghề. Duy trì thường xuyên công tác dọn vệ sinh môi trường ở các khu dân cư trong xã vào cuối tháng. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, vận động gây quỹ 50-60 triệu đồng hỗ trợ các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn./.
Nguồn: Baonamdinh

MỘT VÀI HÌNH ẢNH VỀ HẢI MINH HÔM NAY
1. Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ TẠI LÀNG NGHỀ  HẢI MINH
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
2. CÂY CẢNH NGHỆ THUẬT HẢI MINH

Do go my nghe Hai Minh - Hai Hau - Nam Dinh

VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hải Minh hiện nay đang có 2 trường cấp II đều đạt chuẩn Quốc Gia,   3 trường cấp 1 và hàng chục trường mần non tại các xóm. Là một trong những xã có số lượng đỗ đại học hàng năm đứng đầu huyện Hải Hậu ( Số lượng đỗ đại học hàng năm khoảng 150 - 160 cháu).

   Hải Minh cũng là một trong những xã có nhiều học sinh giỏi đạt thành tích cao được tuyên dương khen thưởng  trong các cuộc thi học sinh giỏi của huyện, của Tỉnh...
Trường mầm non xóm Gò
Trường THCS A và B xã Hải Minh - đều đã đạt chuẩn quốc gia
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Nhà Truyền Thống - Hải Minh

VỀ MỘT VÀI CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC VĂN HÓA - TÔN GIÁO - TÍN NGƯỠNG
Hải Minh có khoảng 18.000. dân, trong đó 52 % theo đạo Thiên chúa, 48 % theo Phật Giáo.
Cầu Ngói ( một trong 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam) - Điểm đầu của Xã Hải Minh
"Ai qua Cầu Ngói - Chợ Lương
Ghé thăm mỹ nghệ Hải Minh làng nghề
Hoành phí câu đối tủ chè
Đi lên đổi mới diệu kỳ sáng tươi
Hải Minh đẹp lắm ai ơi  !
Hát vang khúc hát xây đời thiết tha. "

PHẬT GIÁO
Trong ảnh sau đây là Chùa Phúc Hải ( một trong 2 ngôi chùa lâu đời nhất của huyện Hải Hậu, đã được xếp hạng di tích văn hóa được bảo tồn.)
Chùa Phúc Hải - Mở hội vào ngày 01/03 âm lịch hàng năm - sau đây là một vài hình ảnh  lễ hội 01/03/2013
Giếng Đá Phúc Hải - một di tích đã có trên 5 thế kỷ đang được bảo tồn
Nhà Thờ Tổ họ Phan, một trong những dòng họ lập ấp đầu tiên vào những năm 1485- 1512 tại Quần Anh, sau đổi tên thành Quần Phương, nay là huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

Nhà Thờ Tổ họ Nguyễn Đại Tôn, một trong những dòng họ đầu tiên về lập ấp và được Vua ban  sắc phong.
VỀ THIÊN CHÚA GIÁO
Hải Minh hiện đang có 4 giáo xứ là : Phạm Pháo, Tân Bồi, Nam Hòa, Trại Đáy. Và 13 Giáo họ trực thuộc các giáo xứ
Nhà thờ Giáo xứ Phạm Pháo - Giáo xứ Phạm Pháo được thành lập năm 1725 và là một trong những giáo xứ có lịch sử lâu đời nhất của Giáo hội Công giáo Việt Nam.  Làng Phạm Pháo thuộc thôn Bắc Cường, xã Quần Anh, huyện Nam Chân, phủ Thiên Trường. Vào năm 1533 - 1553 , Phạm Pháo là một trong 3 địa danh được các Giáo sỹ Châu Âu đến truyền đạo đầu tiên tại Việt Nam (3 nơi là Quần Anh, Ninh Cường và Trà Lũ ).
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam ĐịnhĐồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định



Cổng Tam Quan - Giáo họ Phương Đê - Xứ Phạm Pháo
Nhà Thờ Giáo họ Phương Đê
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

Nhà thờ Giáo xứ Trại Đáy
Nhà thờ Giáo họ Phê Rô - giáo xứ Nam Hòa (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)
Nhà thờ Giáo xứ Tân Bồi (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)
Nhà thờ Giáo họ Bắc Bồi- giáo xứ Tân Bồi (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)
Nhà thờ Giáo họ Phương Nam - giáo xứ Phạm Pháo (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)
Nhà thờ Giáo họ Phương Nam - giáo xứ Phạm Pháo (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)
Do go my nghe Hai Minh Hai Hau Nam Dinh Viet Nam
Nhà thờ Giáo xứ Nam Hòa (Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định)

Tượng Đài
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam ĐịnhĐồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định

Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
VỀ HOẠT ĐỘNG DÂN CƯ
Hải Minh được đánh giá là một trong những xã có kinh tế phát triển nhất huyện Hải Hậu. thu nhập từ hoạt động sản xuất công nghiệp dịch vụ chiếm trên 75 % thu nhập của toàn xã. Chỉ tính riêng  thu nhập từ việc bán cây cảnh nghệ thuật năm 2010 ước tính đạt trên 60 tỷ đồng VN.
Một số hình ảnh về khu dân cư hiện nay
Đường làng Trại Đáy
Đường làng Phạm Pháo
Đồ gỗ mỹ nghệ hải minh - Hải Hậu - Nam Định
Hải Minh là một trong 10 xã điểm của huyện Hải Hậu  thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Làng Nam Hòa
Xưởng kèn đồng ông Đông - làng  Trại Đáy

Đò Huyện - xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định
Đò Huyện &  dòng sông Ninh Cơ ( một nhánh của sông Hồng )

Bài viết:  Nguồn Baonamdinh.com.vn
Ảnh : MNHM

KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH
xem thêm

Nhận xét