Đền tháp Chăm Pa


Hầu hết các tháp Champa đều xây dựng gần giống đền tháp ở Ấn Độ,Ăngkor(Campuchia)nằm trên những ngọn núi cao,bao quanh bởi đồi núi,được che chắn,bảo vệ bằng những thành lũy tự nhiên hiểm trở(giữa các đồi núi có thung lũng,sông , suối…).
Đền tháp Champa thường đứng một mình (tháp Nhạn, tháp Thủ Thiện) hoặc được xây dựng thành cụm (khu đền tháp Mỹ Sơn). Kết cấu mỗi cụm gồm một đền thờ chính (Kalan), xung quanh có những đền nhỏ hoặc công trình phụ. Ngôi đền chính (thường nằm giữa một cụm đền tháp) tượng trưng cho núi Meru – trung tâm vũ trụ – là nơi hội tụ của thần linh nên được thờ một bộ Linga biểu tượng của thần Siva. Các đền tháp còn lại có công năng khác như tháp cổng (tháp Đồng Dương), có hai cửa thông nhau theo hướng đông – tây, đền phụ (miếu phụ) thờ các vị thần trông coi hướng trời, các công trình làm nơi chuẩn bị lể vật trước khi hành lễ hoặc kho cất giữ đồ tế lễ…Những tháp phụ thường có mái hình thuyền úp, lợp ngói hoặc ghép gạch (tháp phụ ở tháp Bánh Ít, Chiên Đàn). Đặc điểm đền thờ của người Chăm thường không có cửa sổ, nếu tháp nào có cửa sổ thì đó là công trình phụ .
Các đền tháp thường được gia cố phần đế móng khá kỹ bằng những lớp cát, đá cuội, đá dâm. Tường, mái là những viên gạch và những chi tiết trang trí bằng đá sa thạch được xếp khít với nhau, không nhìn thấy mạch vữa ở giữa. Dù thời tiết rất khắc nghiệt nhưng hàng nghìn năm qua mà những công trình này vẩn không bị lún, nứt hay đổ vỡ (chỉ bị sụp đổ do con người – chiến tranh, phá hủy…), không có rong rêu bám phủ trên tường tháp (trong khi những mảnh tường gạch mới được phục chế vào cuối thập kỷ 20 đã bị rêu bám). Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào xác định được chính xác chất kết dính giữa các viên gạch hay các chi tiết bằng đá là gì. Lueba (1923) cho rằng người Chăm đã dùng gạch mộc chồng khít lên nhau rồi nung toàn bộ tháp. Theo Ngô Văn Doanh (1978) thì vữa là nước cây xương rồng trộn với mật mía. Trần Kỳ Phương (1980) thì cho rằng đó là nhựa cây dầu rái. Hoặc được xây bằng vữa đất sét rồi nung lại (Awawrzenczak và Skibinski, 1987). Cũng có ý kiến cho tháp được xây bằng cách mài và xếp khít gạch (mài chập) hay mài xếp phần vỏ và sử dụng vữa là bột mịn có độ nung như gạch xây tháp trộn với nước tạo nên . Bên cạnh việc dùng nhựa cây, người Chăm còn dùng nhớt của các loại lá cây: ô dước, bời lời, dâm bụt. Các ý kiến trên đều có phần đúng nhưng vẫn chưa có ý kiến nào được giới khảo cổ học chấp nhận.
Một ngôi tháp thường có kết cấu 3 phần: đế, thân và mái. Theo quan niệm của người Chăm, đế tháp tượng trưng cho đế thế giới trần tục; thân tháp tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần, thoát tục để tiếp xúc với tổ tiên và hòa nhập với thần linh; còn mái tháp thì tượng trưng cho thế giới thần linh.
Đế tháp: thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật, bằng gạch hoặc bằng đá phiến to (tháp B1 ở khu đền tháp Mỹ Sơn). Xung quanh đế được trang trí theo môtip hoa văn, hình con thú, hình người cầu nguyện đứng trong các vòm cuốn nhỏ, mặt quái vật (Kali), thủy quái (Makara) hay các vũ nữ, nhạc công…
Thân tháp: thường được ghép hoàn toàn bằng gạch, tường rất dày (độ dày thường trên dười 1 mét), chiều cao ở mỗi đền tháp khác nhau. Cửa ra vào có trụ, lanh tô bằng đá. Mặt ngoài thân tháp được trang trí rất đa dạng: trụ áp tường, cửa giả thường có hình vòm cuốn mềm mại, bên trong vòm cuốn chạm rồi các hình trang trí, thường thấy là hình người đứng chắp tay cầu nguyện thành kính.
Hầu hết các đền tháp có cửa chính quay về hướng đông (hướng của thần Sấm Sét Indra). Một số đền có cửa chính hướng tây hoặc thêm cửa hướng tây (hướng mà các vị vua Champa thường chọn cho mình khi rời cõi trần thế để về với sự thanh cao). Mặt tường phía trong lòng để trơn, ở những ngôi đền chính thường có một số ô trên tường làm nơi đặt đèn. Không gian trong đền chật chội, thiếu ánh sáng. Một đài thờ biểu tượng thần Siva (bộ Linga) đặt chính giữa nền, chiếm gần hết diện tích và chỉ chừa một lối hẹp xung quanh để hành lễ.
Mái tháp: thường được cấu tạo nhiều tầng, càng lên cao càng thu hẹp. Ở nhiều đền tháp, tầng trên thường được mô phỏng đầy đủ cấu trúc cửa, các chi tiết như tầng dưới. Môtip trang trí rất đa dạng: tượng, vật cưỡi của các vị thần trong Ấn Độ giáo như: chim thần, ngỗng thần, bò thần, voi, sư tử…các đường gờ, cột ốp hay hoa văn. Tại các góc thường có mô hình tháp nhỏ hay vật trang trí phụ bằng đá hoặc gạch. Những tháp phụ, mái thường có hình thuyền úp, phần trang trí không cầu kỳ.
Đỉnh mái có hai dạng, hình chóp nhọn và hình thuyền. Vật liệu làm đỉnh tháp có khi là một khối đá tạo thành hình chóp hoặc bằng gạch ghép lại.
-Dựa vào các yếu tố mỹ thuật trang trí trên tháp, sự thay đổi các kết cấu kiến trúc, sự xuất hiện hay mất đi của các môtip trang trí kết hợp với tài liệu liên quan như bia ký, thư tịch cổ,…mà các nhà nghiên cứu đã chia nghệ thuật trang trí tháp thành các phong cách khác nhau và vạch ra quá trình phát triển tương ứng với các thời kỳ lịch sử.
- H.Parmentier vừa dựa trên cấu trúc hình dáng vừa dựa trên môtip trang trí chia các tháp thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn I từ thế kỷ V đến thế kỷ X bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật nguyên sơ (art primitif), nghệ thuật hình khối (art cubique) và nghệ thuật hỗn hợp (art mixte).
+ Giai đoạn II từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVII bao gồm 3 giai đoạn nhỏ tương ứng với 3 phong cách: nghệ thuật hình tháp (art pyramidal) (thế kỷ X – XII), nghệ thuật cổ điển (art classique) (thế kỷ XII – XIV), nghệ thuật phát sinh (art de’rivé) (thế kỷ XIV – XVII).
- L.Finot dựa vào tài liệu bia ký của các tháp, tư liệu lịch sử (chủ yếu là các triều đại nhà vua Champa) đã nêu lên 4 phong cách: Phong cách Cambhuvarman (thế kỷ V – VI), phong cáchPrakacadharma (thế kỷ VI – IX), phong cách Harivarman I (thế kỷ X – XI), phong cách Harivarman II (thế kỷ XI – XIII).
- Ph.Stern đã phân tích quá trình diễn biến của 8 yếu tố kiến trúc tháp là vòm cửa (réature), trụ tường hay gân tường (pilastre), dải trang trí (frise), cột nhỏ (colonnette), gờ đầu tường hay mái đua (corniche), hình điểm góc (pièces d’accent), cấu tạo trang trí góc (amorisements d’angle), mi cửa (linteau). Cùng với sự phát triển liên tục của các phong cách (đặc biệt coi trọng bước chuyển tiếp giữa các phong cách), ông nêu lên 6 phong cách nghệ thuật: 
+ Phong cách Mỹ Sơn E1 (giữa thế kỷ VIII), tiêu biểu là tháp Mỹ Sơn E1, với bước chuyển tiếp là tháp Phú Hài. 
+ Phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), tiêu biểu là tháp Hòa Lai, Pô Đam, Mỹ Sơn F1. Chuyển tiếp gồm Mỹ Sơn C7, C12, C13,…
+ Phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ IX), tiêu biểu là Đồng Dương, Mỹ Sơn A10, A11. Chuyển tiếp : Khương Mỹ, Mỹ Sơn B2,…
+ Phong cách Mỹ Sơn A1 (khoảng thế kỷ X), tiêu biểu là Mỹ Sơn A1, A2, C1, C2, B3, B5, D1, D4, Trà Kiệu,…Chuyển tiếp có Pô Nagar, Chánh lộ, Bình Lâm, Chiên Đàn.
+ Phong cách Bình Định (khoảng thế kỷ XII – XIII), tiêu biểu là Tháp Bạc, Tháp Ngà, Hưng Thạnh, Mỹ Sơn G1, H, K,… Chuyển tiếp là Bình Định, Thủ Thiện, Tháp Đồng, Tháp Vàng.
+ Phong cách Muộn (thế kỷ XIV – XVII), tiêu biểu có Pô Krông Garai, Pô Rôme, tháp Nam Pô Nagar, Yang Mun, Yang Prông,…
- Trần Kỳ Phương lấy tư liệu chính từ các tháp thánh địa Mỹ Sơn kết hợp với các nguồn tư liệu khác đã đưa 7 phong cách nghệ thuật tháp Champa: Phong cách Mỹ Sơn E1 (đầu thế kỷ VIII đến đầu thế kỷ IX), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (thế kỷ XI), phong cách Bình Định (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV), phong cách Muộn (TK XIV đến TK XVII).
- Lê Tuấn Anh thì dựa vào đặc trưng nghệ thuật để phân thành 6 phong cách: phong cách Mỹ Sơn E1 (phong cách cổ) (xây dựng nửa đầu thế kỷ VIII), phong cách Hòa Lai (nửa đầu thế kỷ IX), phong cách Đồng Dương (giữa thế kỷ IX đến đầu thế kỷ X), phong cách Mỹ Sơn A1 (xây dựng thế kỷ X), phong cách Pô Nagar (xây dựng thế kỷ XI), phong cách Bình Định và phong cách Muộn (xây dựng thế kỷ XII – XIII) (Lê Tuấn Anh, 2004: 188 – 199).
Trong các cách phân loại trên, cách phân loại phong cách tháp Champa của Ph.Sern được giới khảo cổ học đồng thuận nhiều và đánh giá cao.
Việc phân chia nghệ thuật tháp Champa thành các phong cách là vô cùng quan trọng nhưng cũng rất khó khăn, vì hầu hết các tháp đã qua nhiều lần tu sửa,thậm chí có tháp được xây dựng lại trên nền tháp cũ(tháp Nhạn),nhiều vật liệu cũ được sử dụng lại trong khi trùng tu nhưng cũng có khi phải dùng vật liệu mới.Nhiều phế tích tháp tuy bị đổ,nhưng phần đế,móng,bình đồ,các vật liệu kến trúc,các phù điêu,các họa tiết trang trí ẩn chứa nhiều tư liệu có giá trị cần được nghiên cứu kĩ. 
Theo “Văn hoá cổ Chămpa”, tổng số tháp Champa trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay là 119 tháp . Một số tháp đã bị sụp đổ, nay chỉ còn là phế tích, một số khác thì được trùng tu nhiều lần. Các tháp được phân bố thành 3 loại địa hình chính: vùng núi (từ Đèo Ngang trở vào), vùng cao nguyên (Tây Nguyên) và vùng ven biển . 
Các tháp Chăm tiêu biểu chủ yếu phân bố ở 5 tiểu vùng theo địa lý (theo 5 tiểu quốc lớn của Champa xưa – từ Bắc đến Nam theo lãnh thổ Việt Nam):
+ Indrapura – Bình Trị Thiên: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên (Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh xưa) có tháp Mỹ Khánh.
+ Amaravati - Quảng Nam, Quảng Ngãi gồm có khu đền tháp Mỹ Sơn, tháp Bằng An, Khương Mỹ, Đồng Dương, Chiên Đàn.
+ Viyaja – Bình Định, Phú Yên gồm tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít, Cánh Tiên, Phước Lộc, Hưng Thạnh, Thủ Thiện, Dương Long (Bình Định); tháp Nhạn (Phú Yên).
+ Kauthara – Khánh Hòa có tháp Pô Nagar.
+ Panduranga – Ninh Thuận, Bình Thuận gồm có tháp Hòa Lai, Pô Rôme, Pô Krông Garai (Ninh Thuận); tháp Pô Shanư, Pô Đam (Bình Thuận).
Ngoài ra còn có tháp Yang Prông ở Đăk Lăk. Và các tháp khác phần bố khắp nơi trên mảnh đất miền Trung Việt Nam.
Sau đây là danh sách một số di tích đền tháp Champa
Thứ tựTên di tíchĐịa điểmNiên đạiKích thướcGhi chú
1Nhóm tháp Liễu Cốcxã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huếthế kỷ XIII
2Nhóm tháp Mỹ Khánhxã Phú Diên, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huếthế kỷ VIII
2Nhóm tháp Mẫmxã Nhơn Hậu, Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XIII
3Nhóm tháp Bằng Anlàng Bằng An, xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Namthế kỷ IX - X
4Nhóm tháp Mỹ Sơnxã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
5Nhóm tháp Chiên Đànlàng Chiên Đàn, xã Tam An, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Namthế kỷ XI - XII
6Nhóm tháp Khương Mỹlàng Khương Mỹ, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Namthế kỷ X
7Nhóm tháp Cánh Tiênxã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XII - XIII
8Nhóm tháp Phú Lốcxã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XIII
9Nhóm tháp Bánh Ítthôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XI - XII
10Nhóm tháp Thủ Thiệnxã Bình nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XII - XIII
11Nhóm tháp Dương Longxã Tây Bình, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XII - XIII
12Nhóm tháp Bình Lâmxã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XII
13Nhóm tháp Đôithành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Địnhthế kỷ XII
14Nhóm tháp Nhạnthành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yênthế kỷ XII
15Nhóm tháp Po Nagarthành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoàthế kỷ X - XIII
16Nhóm tháp Hòa Lailàng Tam Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuậnthế kỷ IX
17Nhóm tháp Po Klong Garaiphường Đô Vinh, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuậnthế kỷ XIII - XIV
18Nhóm tháp Po Romelàng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuậnthế kỷ XVII
19Nhóm tháp Po Damlàng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuậnthế kỷ IX
20Nhóm tháp Po Sah Inưphường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuậnthế kỷ VIII
21Nhóm tháp Yang PraongBản Đôn, huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắkthế kỷ XIII
22    Nhóm tháp Tháp
Đồng Dương
          
 làng Đồng Dương, huyệnThăng Bình, tỉnh Quảng
 Nam
                                                                     
thế kỷ IX                             

01/Tháp Liễu Cốc :
Tháp thuộc địa phận Thôn Bàu Tháp, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Đôi Liễu Cốc là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa, tồn tại không còn nguyên vẹn.
Nhìn vào bình đồ Tháp Đôi dễ nhận thấy hai tháp, một tháp lớn, một tháp nhỏ. Tháp lớn: Chân móng vùi lấp dưới lòng đất, gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp. Chiều cao xác định được từ cos diềm tháp đến cos bắt đầu của chân móng là 4m. Bên trong tháp ở phía Tây còn lưu giữ một đoạn vòm cuốn gạch của đỉnh tháp, đặc trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc – văn hóa tôn giáo Chăm. Ở tường ngoài tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ thống bổ trụ. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch, tường tháp dày 1,60m, diện tích lòng tháp còn lại trên 9m2. Tháp nhỏ: Chất liệu và kỹ thuật xây dựng giống tháp lớn, lòng tháp còn lại khoảng 7,5m2. Tháp Đôi Liễu Cốc được xây dựng gần nhau trên hai trục song song hướng Đông – Tây, lối vào tháp ở phía Đông.văn hóa quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc ở xã Hương Xuân, huyện Hương Trà đang bị người dân lấn chiếm trồng tre và dựng nhà, lập bàn thờ cúng bái, xem quẻ.

Muốn vào thăm tháp cổ phải chui bụi tre


Thap doi Lieu Coc: Di tich quoc gia cung bi xam hai! 

Lối vào di tích 
Theo hồ sơ, tháp đôi Liễu Cốc là công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng của người Chăm. Đây là di tích tồn tại ở tình trạng tốt nhất so với tất cả các ngôi tháp khác được biết đến từ Bắc Mỹ Sơn trở ra. Năm 1926, tháp đã được Viễn Đông Bác Cổ nghiên cứu xếp hạng là một trong số các di tích được xếp hạng trong toàn cõi Việt Nam và Đông Dương lúc bấy giờ.


Sau trận mưa do ảnh hưởng của Áp thấp nhiệt đới vừa qua, con đường rộng hơn 1m dẫn vào tháp bị nước ngập hơn nữa bánh xe và đặc quánh đất bùn, chúng tôi phải xin đi nhờ băng qua vườn của nhà dân, chui qua những bụi tre cao tốt. Tre của dân trồng đã lấn sâu vào đến chân tháp, nhiều cây to cao ngã vào thân tháp. Cây cỏ dại mọc um tùm xung quanh và trên tháp. Rễ cây to ăn sâu, bám quánh thân tháp khiến nhiều mảng tường bị bung rớt, gạch rơi vãi tung tóe xung quanh.


Thap doi Lieu Coc: Di tich quoc gia cung bi xam hai! 

Dựng nhà bày hương án. 
Lù lù ngay cạnh tháp là một cái lều được người dân trong vùng dựng bằng khung tre và mái tôn. Bên trong có 6 cái bàn thờ với rất nhiều bát hương. Trước chòi lại có một cái bàn thờ nữa cộng thêm một cái khám nhỏ bằng tôn treo trên cây!

Ông Phạm Viết Hồng- cán bộ phụ trách văn hóa xã Hương Xuân cho rằng: "Thời gian gần đây, người dân có đến thắp hương trong những dịp lễ, tết, ngày rằm. Gặp lúc trời mưa, họ căng một tấm bạt để tiện bề hương khói".

Tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi thì việc lập bàn thờ cúng bái ở di tích tháp Miếu Đôi diễn ra đã khá lâu rồi, cách đây khoảng 4-5 năm. Một số người dân mê tín đã lập hương án, bày trò bói toán, xem quẻ cầu may. Lực lượng Công an xã cũng hơn một lần tổ chức giải toả nhưng không hiệu quả. Thời gian trước người ta chỉ căng bạt che mưa che nắng còn bây giờ đã dựng nhà, lập án thờ cho bền lâu.

Phế tích có bị quên lãng?

Thap doi Lieu Coc: Di tich quoc gia cung bi xam hai! 

Hoang tàn di tích tháp đôi Liễu Cốc

v> Trong hồ sơ được lập năm 1993 để đề nghị xếp hạng di tích có đoạn: "Ngoài việc phải xem lịch sử, văn hóa Chăm pa là một bộ phận, một chặng đường lịch sử văn hóa Việt Nam, của lịch sử, văn hóa Thừa Thiên Huế. Việc bảo vệ các di sản văn hóa Chăm pa còn có ý nghĩa quốc tế, nhất là việc giao lưu văn hóa ở khu vực Nam và Đông Nam châu Á". UBND tỉnh TT-Huế cũng đã tiến hành lập bản đồ Khoanh vùng bảo vệ Di tích tháp đôi Liễu Cốc kèm theo hồ sơ. Ngày 8-9-1997, Bộ Văn hóa thông tin đã cấp bằng chứng nhận tháp đôi Liễu Cốc là Di tích lịch sử-văn hóa cấp Quốc gia.

Hồ sơ là vậy nhưng đã 13 trôi qua mà vẫn chưa có một biện pháp đáng kể nào để bảo vệ, nghiên cứu các giá trị của di tích Liễu Cốc. Ông Hồng cho biết: "Bảo tàng tổng hợp tỉnh TT-Huế là đơn vị được giao trách nhiệm quản lý di tích cũng thi thoảng một đôi lần cho người chặt sẻ cây cối".

Theo ông Phạm Viết Hồng, để bảo vệ tốt di tích thì trước hết cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để từ đó cắm mốc, lập hàng rào, có cơ sở pháp lý xử lý các trường hợp vi phạm.

Đến ngày 21-6-2006, Sở Văn hóa thông tin TT-Huế mới có công văn số 458/CV-VHTT về việc Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích LSVH gửi các đơn vị, ban ngành liên quan nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh công tác quy hoạch, tôn tạo, bảo vệ di tích LSVH.

Nhưng từ đó đến nay mọi việc vẫn chưa có tiến triển gì. UBND xã Hương Xuân chưa nhận được một văn bản hướng dẫn nào. Đến khi nào di tích tháp đôi Liễu Cốc được bảo vệ là câu hỏi còn bỏ ngỏ.02/Tháp Mỹ Khánh :Tháp tọa lạc ở Thôn Mỹ Khánh, xã Phú Diên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tháp Mỹ Khánh được phát hiện ngày 18-4-2001. Bảo tàng Tổng hợp Thừa Thiên Huế tiến hành đào thám sát ngày 3-5-2001. Ngày 29-6-2001 Bộ Văn hoá Thông tin ra quyết định số 1533/QÐ-BVHTT cho phép Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khảo Cổ học tiến hành khai quật từ ngày 5 đến ngày 21-9-2001. Tháp Mỹ Khánh nằm ở độ sâu 5m so với mặt đất, lọt thỏm giữa vùng cát trắng ven biển, một vị trí rất hiếm đối với các tháp Chăm được phát hiện và còn tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, tháp Chăm Mỹ Khánh có niên đại sớm nhất trong những tháp Chăm hiện nay, niên đại xác định theo PPC14 là 750+-40 năm - thế kỷ VIII.
Tháp Mỹ Khánh kiến trúc hình chữ nhật, dài 8,22m, rộng 7,12m, giật cấp thu nhỏ dần phần thân tháp phía trên, thuộc nhóm tháp lùn trong nghệ thuật kiến trúc Chăm Pa.IMG_1501.jpg
Tháp Mỹ Khánh có niên đại Thế kỷ Vlll của Vương Quốc Chăm Pa cổ - di tích Chăm còn lại duy nhất ở Thừa Thiên Huế
03/Tháp Mẫm :Tháp Mắm là tên gọi quần thể và phong cách kiến trúc Chăm ở xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành Đồ Bàn không xa lắm. Tháp tiêu biểu cho phong cách Bình Định nhưng do những giá trị đặc biệt, tháp đại diện cho một phong cách Tháp Mắm, có niên đại khoảng thế kỷ XII, cùng niên đại với Nhạn Tháp  tháp Cánh Tiên. Trong nghệ thuật Chăm, phong cách Tháp Mắm nổi bật không kém hai phong cách Đồng Dương  phong cách Trà Kiệu[1].

Tên gọi của tháp

Trước đây có một số người gọi tên tháp là Tháp Mẫm. Tuy nhiên, thực tế tên tháp phải là Tháp Mắm mới đúng. Tháp được nhà khảo cổ học người PhápJ. Y. Claeys, thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ gọi theo tên ông Nguyễn Mắm chủ nhân của khu đất mà nhà khảo cổ khai quật. Theo nhà nghiên cứu Ngô Văn Doanh trong cuốn Văn hóa cổ Chămpa[2], trong năm 1987 khi ông điền dã khu vực này có gặp cụ Nguyễn Mắm lúc đó vẫn còn sống ở tuổi 77 và xác thực tên gọi của tháp.

Đặc điểm

Khu vực Tháp Mẫm được học giả người Pháp là J. Y. Claeys phát hiện năm 1934. Lúc bấy giờ tháp đã đổ, chỉ còn phế tích[3] nhưng các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc với các đề tài môn thần và thú vật huyền thoại. Đáng chú ý trong đó là các hình nữ thần đầu người mình chim (kinnara), thần điểu (garuda), thủy quái (makara),linh thú kết hợp đầu voi mình sư tử (Gajasimha).[4]
Điêu khắc tượng là rất dày đặc, nặng nề, nhiều chi tiết, được chạm trổ rất chi li. Tượng động vật có nét chung là có xu hướng huyền thoại, hoang đường hóa, phóng đại hơn là hiện thực, trở thành các trang trí kiến trúc rất đẹp. Các tượng chim thần garuda trang trí góc tháp với hai tay đưa cao cho thấy ảnh hưởng của nghệ thuật Angkor[1].
Theo các nhà khoa học, phong cách Bayon của kiến trúc và mỹ thuật Angkor nói chung có ảnh hưởng nhiều đến phong cách Tháp Mắm, tạo nên dáng dấp tháp như một đền thờ Khơme.[1]
04/Tháp Mỹ Sơn :Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ Trà Kiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia),Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ 4. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc - thể hiện ở các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ, và về văn hóa - thể hiện ở các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia.
Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ 4. Hơn 2 thế kỷ sau đó, ngôi đền bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn lớn. Vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (Phạm Phạn Chi) (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay (có lẽ sau khi dời đô từ Khu Lật vềTrà Kiệu). Các triều vua sau đó tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Gạch là vật liệu tốt để lưu giữ ký ức của một dân tộc kỳ bí và kỹ thuật xây dựng tháp của người Chàm cho tới nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Người ta vẫn chưa tìm ra lời giải đáp thích hợp về chất liệu gắn kết, phương thức nung gạch và xây dựng.
Những ngọn tháp và lăng mộ có niên đại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, nhưng các kết quả khai quật cho thấy các vua Chăm đã được chôn cất ở đây từ thế kỷ 4. Tổng số công trình kiến trúc là trên 70 chiếc. Thánh địa Mỹ Sơn có thể là trung tâm tôn giáo và văn hóa của nhà nước Chăm pa khi thủ đô của quốc gia này là Trà Kiệu hay Đồng Dương.Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn, Thánh địa Mỹ Sơn đã chìm trong lãng quên hàng thế kỷ, đến năm 1885, nó mới được phát hiện. Mười năm sau, các nhà nghiên cứu bắt đầu thực hiện các cuộc phát quang, nghiên cứu khu di tích này.
Có thể chia việc nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp về Mỹ Sơn thành hai giai đoạn:
Đến năm 1904, những tài liệu cơ bản nhất về Mỹ Sơn đã được L. Finot và H. Pamlentier công bố. Từ công trình nghiên cứu của H. Pamlentier, người ta biết cách đây hơn 100 năm Mỹ Sơn còn 68 công trình kiến trúc, và ông đã chia chúng thành các nhóm từ A, A’ đến N.
Nhà nghiên cứu nghệ thuật F.S. Tern chia di tích Chăm Việt Nam thành 7 phong cách nghệ thuật theo quá trình tiến triển của nó. Mỹ Sơn có đủ đại biểu các phong cách, trong đó có 2 phong cách xuất phát từ Mỹ Sơn. Đặc biệt phong cách Mỹ Sơn A1 với xuất phát là đền A1 thường được gọi là kiệt tác kiến trúc của di tích Chăm.
Các nhà khảo cổ học Pháp chia các công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn ra làm 10 nhóm chính: A, A', B, C, D, E, F, G, H, K để đặt tên cho mỗi lăng mộ theo kiểu ghép chữ cái và số.Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 (thế kỷ 8, Mỹ Sơn E1 và F1), kiểu Hòa Lai (cuối thế kỷ 8 - đầu thế kỷ 9, Mỹ Sơn A2, C7 và F3), kiểu Đồng Dương (cuối thế kỷ 9 - đầu thế kỷ 10, Mỹ Sơn A10, A11-13, B4, B12), kiểu Mỹ Sơn A1 (thế kỷ 10, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1, C2, C5, D1, D2, D4), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1-Bình Định (đầu thế kỷ 11 - giữa thế kỷ 12, Mỹ Sơn E4, F2, nhóm K) và kiểu Bình Định (cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 14, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G, H).
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều có một tháp chính (kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm tháp là một tháp cổng (gopura), tiếp đến tiền đình (mandapa), hạng mục công trình có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát nghi thức hành lễ. Bên cạnh là một kiến trúc luôn quay về hướng Bắc (hướng thần tài lộc Kuvera), gồm 1 hay 2 phòng, gọi là Kósa Grha dùng để chứa đồ tế nhuyễn và thức ăn (cỗ) cúng chư thần.[1] Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu. Cổng tháp thường quay về phía đông để tiếp nhận ánh sáng Mặt Trời. Nhiều tháp có kiến trúc rất đẹp với hình những vị thần được trang trí với nhiều loại hoa văn. Phần lớn những kiến trúc này hiện nay đã bị suy tàn, nhưng đây đó vẫn còn sót lại những mảng điêu khắc mang dấu ấn hoàng kim của các triều đại Chăm pa huyền thoại. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ linga hoặc hình tượng của thần Shiva - thần bảo hộ của các triều vua Chăm pa. Những người cầu nguyện thời trước thường đi vòng quanh tháp theo chiều kim đồng hồ trên một lối nhỏ.
Cụm tháp A (Kalan Mỹ Sơn A1) thờ 1 bộ Linga, có 6 ngôi đền nhỏ từ A2-A7 đối xứng nhau bao quanh thờ các vị thần phương hướng (trừ 2 hướng Đông, Tây): hướng Đông-thần sấm Indra, hướng Đông Nam-thần lửa Agni, hướng Nam-Diêm vương Yama, hướng Tây-thần bầu trời Varuna, hướng Tây Nam-thần Nairta, hướng Tây Bắc-thần gió Vayu, hướng Bắc-thần Kuvera, hướng Đông Bắc-thần toàn năng Isána. Tháp A1 có 2 cửa chính đối diện nhau, quay về 2 hướng Đông và Tây. Bao phía ngoài, xa tháp chính A1 hơn, là các tháp phụ tương đối lớn, được ký hiệu từ A8-A12, phân bố trên một mặt bằng vuông vắn.
Đối diện với cụm tháp A, là cụm tháp B (Kalan Mỹ Sơn B1) là cụm tháp trung tâm của Thánh địa Mỹ Sơn.
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ Ấn Độ giáo, song biểu tượng của Phật giáo cũng tìm thấy ở Mỹ Sơn, vì đạo Phật Đại Thừa (Mahayana) đã trở thành tín ngưỡng chính của người Chăm vào thế kỷ 10. Một số đền đài đã được xây dựng trong thời gian này, tuy nhiên vào thế kỷ 17 nhiều tòa tháp ở Mỹ Sơn đã được tu sửa và xây dựng thêm.Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá duy nhất của các di tích Chăm. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu lần cuối cùng bằng đá vào năm1234.Nhưng rất tiếc là xây dựng chưa hoàn thành. Khi người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch khổng lồ mà họ phải dọn dẹp 2 tháng mới xong (theo Vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả Parmentier, 1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập (có lẽ do bom Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn dấu tích) nhưng hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 m và đây là ngôi đền cao nhất của Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quanh khu đền này cho thấy nhiều khả năng đây là vị trí của ngôi đền đầu tiên vào thế kỷ 4.Công việc bảo tồn đầu tiên diễn ra năm 1937 bởi các nhà khoa học người Pháp. Trong giai đoạn từ năm 1937 đến 1938, đền A1 và các đền nhỏ xung quanh nó được trùng tu. Các năm sau, từ năm 1939 đến 1943, các tháp B5, B4, C2, C3, D1, D2 được trùng tu và gia cố lại. Tuy nhiên, nhiều tháp và lăng mộ (bao gồm tổ hợp A với tháp A1 đã từng rất tráng lệ - gồm tháp chính A1 cao 24 mét và 6 tháp phụ xung quanh, bị hủy diệt năm 1969) đã bị hủy diệt trong Chiến tranh Việt Nam.
Phần lớn các đền đài trong các nhóm khu vực trung tâm như B, C và D còn tồn tại, và mặc dù rất nhiều pho tượng, bệ thờ và linga đã bị lấy về Pháp trong thời kỳ thực dân hay gần đây được chuyển tới các viện bảo tàng như Viện bảo tàng Lịch sử Việt NamViện bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, vẫn có một viện bảo tàng tạm thời đã được thiết lập trong 2 ngôi đền với sự trợ giúp của người Đức và Ba Lan để trưng bày các mô hình các lăng mộ và hiện vật còn lại. Ngày 24 tháng 3 năm 2005 tỉnh Quảng Nam đã tổ chức lễ khánh thành nhà trưng bày, giới thiệu di tích Mỹ Sơn với diện tích 5.400 m² với nhà trưng bày chính rộng 1.000 m² ngay lối dẫn vào di tích (khoảng 1 km) do Nhật Bản tài trợ không hoàn lại. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng của các công trình kiến trúc, một số trong đó có khả năng sập đổ. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004, Bộ Văn hóa và Thông tin Việt Nam đã chi khoảng 7 tỷ VNĐ (USD 440.000) cho dự án phục chế khẩn cấp Thánh địa Mỹ Sơn; một dự án của UNESCO được hỗ trợ bởi chính phủ Ý với số tiền là USD 800.000 và các cố gắng phục chế có nguồn vốn từ Nhật Bản hiện nay cũng đang góp phần ngăn chặn tình trạng xuống cấp của chúng. Các công việc phục chế tại đây cũng được World Monuments Fund (WMF) góp vốn.
05/Tháp Chiên Đàn :Tháp Chiên Đàn là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, xã Tam An, thị xã Tam KỳQuảng NamTháp Chiên Đàn hiện có cả một khu tháp gồm ba ngôi tháp khá lớn, tuy nhiên chỉ còn ngôi tháp Trung tâm là còn khá nguyên vẹn và còn giữ được hình thù của một ngôi tháp còn nguyên phần thân và một tầng phía trên, còn hai ngôi tháp còn lại, tháp Nam và tháp Bắc đã mất hoàn toàn các tầng phía trên, chỉ còn lại phần thân tháp
Cả ba ngôi tháp cùng đứng song song, sát cạnh nhau trên một hàng theo trục bắc - nam và cùng hướng mặt về phía đông. Cả ba ngôi tháp đều thuộc loại tháp chăm truyền thống: tháp vuông có các tầng mái, và rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí. Tuy vậy kích thước của ba tháp khác nhau, tháp phía Nam lớn nhất, rồi đến tháp Trung tâm rồi tới tháp BắcCác tháp Chiên Đàn có dáng vẻ trang nhã và cổ điển như các ngôi tháp tiêu biểu của phong cách Mỹ Sơn A1, được đánh giá là phong cách đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc cổ Chăm Pa, gần tương tự như các tháp Khương Mỹ, tháp Mỹ Sơn A1,...
Thân tháp dong dỏng cao, các tầng phía trên tỷ lệ cân đối và hài hoà, các khối dọc của các cột ốp nhô ra vừa phải đủ để tạo ra những đường nét vừa kín đáo vừa trang nhã, các vòm cửa giả không bè ra mà co lại rồi vuốt nhọn lên phía trên như hình mũi giáo
Mặc dù tháp Chiên Đàn mang ảnh hưởng của phong cach Mỹ Sơn A1, nhưng các yếu tố điển hình của phong cách này đã bắt đầu mờ nhạt dần, chỉ có tháp Nam còn giống bởi các đường kẻ hở của cột ốp chạy từ chân lên tới hết phần đầu cột, còn tháp Trung tâm và tháp Bắc kẻ hở chỉ nằm gọn trong phần thân của cột ốp, ngoài ra vòm của giả và cửa ra vào tháp đã co lại và nhô cao như hình mũi giáo
Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1  phong cách Bình ĐịnhTháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11, trong thời kỳ Champa chuyển kinh đô từ Quảng Nam về Bình Định, dưới thời vua Yan Pu Ku Vijaya


06/Tháp Khương Mỹ :Tháp Khương Mỹ là di tích văn hóa Chăm pa còn sót lại thuộc thôn 4, xã Tam Xuân 1huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Khu tháp nằm cách quốc lộ 1A (đoạn đường tránh Thành phố Tam Kỳ) khoảng 200m về phía tây theo hướng từ thành phố Tam Kỳ vào [1].Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 công trình kiến trúc xếp thành hàng ngang theo trục Bắc-Nam. Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả [2]. Vòm cuốn trên các cửa uốn hình vòng cung, trang trí hoa văn thảo mộc cách điệu, đầu lá uốn cong xoắn xuýt, lá xếp thành nhiều tầng, thu nhỏ dần lên trên, phần đỉnh của mỗi vòm cuốn là một tổ hợp cành lá uốn thành hình lá đề. Trên mỗi mặt tường có 5 trụ ốp tường trang trí hoa văn thảo mộc cuộn thành những chữ S nối tiếp nhau, xen kẽ với các mảng tường trang trí hình thoi nối tiếp nhau từ chân đến đỉnh tường.Nhóm Khương Mỹ gồm có 3 tháp, cửa ra vào ở hướng Đông, là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch.Tại Khương Mỹ, vào năm 1918, các nhà khảo cổ người Pháp đã tìm thấy một thành bậc cấp bằng sa thạch có chạm cảnh hai người đang đấu vật, trong đó gương mặt của người ở bên phải rất dữ tợn, miệng có răng nanh; một số nhà nghiên cứu cho rằng đây là trích đoạn cảnh chiến đấu của Rama và quỷ vương Ravana trong trường ca Ramayana.[3]
Được sự cho phép của Bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch, đầu tháng 7 - 2007, Trung tâm Bảo tồn Di Tích tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội tiến hành khai quật phát lộ chân tháp Khương Mỹ để chuẩn bị cho việc tu bổ di tích.
Do tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc mang tính chất Vishnu giáo, lại vắng bóng Siva và Brahma, nên một số nhà nghiên cứu cho rằng Khương Mỹ là một khu đền thờ thần Vishnu. Tuy một số lượng tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ không nhiều, nhưng chúng thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạng mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu, do đó các nhà nghiên cứu đã xếp chúng vào phong cách riêng: Phong cách Khương Mỹ - đầu thế kỷ X [4][5].

07/Tháp Cánh Tiên :Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi là tháp Đồng là một ngôi tháp nằm ở chính giữa thành Đồ Bàn xưa, nay thuộc xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình ĐịnhTháp Cánh Tiên hiện nằm trên đỉnh một quả đồi thấp thuộc thôn Nam Tân, xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn. Trong số những tháp cổ Chăm Pa còn lại ở tỉnh Bình Định, tháp Cánh Tiên không chỉ là một trong những kiến trúc còn khá nguyên vẹn, mà còn thuộc nhóm những cụm tháp ít thấy trong lịch sử kiến trúc Chăm Pa là khu đền chỉ có một tháp, mặc dầu chỉ có một tháp đơn lẻ song hình dáng, cấu trúc của tháp Cánh Tiên lại không hề khác với các ngôi tháp vuông nhiều tầng xây bằng gạch vào loại lớn của Chăp Pa, tháp cao gần 20 métTháp Cánh Tiên là một trong những ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, hiện lên với một kiến trúc hoành tráng với những khối hình lớn gây ấn tượng từ xa: các cột ốp, những khung dọc trên mặt tường nằm giữa các cột ốp nổi lên thành những mảng lớn khoẻ khoắn, các vòm của các cửa giả vút cao vương lên như hình những mũi giáo khổng lồ, các tháp trang trí góc các tầng cuộn lại thành những khối chắc nịch, những phiến đá trang trí các góc tường phía trên của các tầng hình hoa lá nhô mạnh ra như những cánh tiên
Như mọi ngôi tháp truyền thống khác, tháp cấu trúc gồm hai phần: tiền sảnh và điện thờ, hiện nay toàn bộ cấu trúc của tiền sảnh đã bị sụt lở từ lâu, các mặt tường phía ngoài của thân tháp được trang trí bằng những cột ốp và các khung dọc nhô mạnh ra khỏi mặt tường, một trong những điều kỳ lạ nhất ở tháp Cánh Tiên là nữa phần phía ngoài của cột ốp góc tường được ốp kín bằng những phiến đá sa thạch màu tín có chạm khắc hoa dây xoắn và góc các diềm mái của tháp cũng được làm bằng đá - hiện tượng độc nhất trong lịch sử kiến trúc tháp Chăm Pa
Hiện nay tuy đã hư hại một phần, song vẫn có thể nhận ra cấu trúc và hình tháp khá đặc biệt của các cửa giả của tháp Cánh Tiên, mỗi cửa giả đều có ba tầng thu nhỏ dần về phía trên và mỗi tầng đều có hai thân, các tầng của cửa giả đều có cấu trúc hai phần: hai trụ ốp tạo thành ô khám bên dưới và hình cung nhọn bên trên
Tại bốn góc của mỗi tầng của tháp Cánh Tiên, các tháp trang trí góc và phiến đá hình đuôi phượng nhô ra ở đỉnh các cột ốp tường còn giữ lại khá nguyên vẹn, nên từ xa nhìn vào tháp Cánh Tiên trông như một ngọn đuốc khổng lồ đang lung linh toả sángTháp được xây dựng vào thế kỷ 12, thuộc phong cách Bình Định và có một phần ảnh hưởng từ kiến trúc Angkor Vat của người Khmer do thời kỳ này có sự giao lưu thường xuyên giữa vương quốc Khmer và Chăm Pa
08/Tháp Phú Lốc :Tháp Phú Lốc còn có tên gọi là tháp Thốc Lốc, tháp Phốc Lốc, hay tháp Vàng (Tour d'Or) như những nhà nghiên cứu người Pháp đã gọi[1][2]là một ngôi tháp Chăm Pa cổ hiện còn tồn tại tại làng Phú Thành, Phường Nhơn Thành, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.[3]
Đây là một ngôi tháp thuộc phong cách Bình Định, nhưng đồng thời phong cách kiến trúc có ảnh hưởng một phần từ kiến trúc Angkor của người KhmerNhư hầu hết các ngôi tháp Chăm khác, tháp Phú Lốc được xây dựng trên một đỉnh đồi, so với mặt nước biển thì đỉnh đồi này có độ cao là 76 m.[4] Đồi của tháp Phú Lốc cao hơn tất cả các đồi có tháp ở Bình Định, vì thế tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ.
Ngôi tháp này hiện đã bị hư hại nặng, tầng nền bằng đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát hết, tuy nhiên phần tháp chính vẫn hiện rõ.Như các tháp mang phong cách Bình Định, các cột ốp, đặc biệt là các cột ốp ở góc, các ô dọc giữa các cột ốp nhô mạnh ra và hoàn toàn để trơn. Các cửa giả đều co ba thân và ba tầng như ở các tháp Cánh Tiên  tháp Thủ Thiện. Phần trên các tầng của các cửa giả là vòm cung nhọn khá dài trong như hình mũi giáo, cả hai tầng còn lại phía trên của tháp đều cùng lặp lại kiểu dáng và bố cục của phần thân
Điểm mới của tháp Phú Lốc cũng như các tháp Chăm mang phong cách Bình Định là dùng đá để làm các bộ phận trang trí kiến trúc - một trong những ảnh hưởng của Khmer. Ở tháp Phước Lộc, đá được dùng làm các hình áp chân các cột ốp, và làm diềm mái cho thân và các tầng của tháp. Kiến trúc tháp Phú Lốc có nhiều điêu khắc đá, theo nghiên cứu thì tháp thờ thần SivaTháp Phú Lộc, được xây dựng vào đầu thế kỷ 12,[5] mang phong cách Bình Định. Đây là thời kỳ luôn có sự giao tranh thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc Khmer, có nghiên cứu cho biết tháp này được xây dựng trong thời kỳ quân đội Khmer đang chiếm đóng kinh đô Vijaya, Bình Định bởi vị vua người Chăm là Vidyanandana do người Khmer dựng nên, vì thế kiến trúc và nghệ thuật Angkor ảnh hưởng rất nhiều trong việc xây dựng tháp này
09/Tháp Bánh Ít :Tháp Bánh Ít còn có tên gọi là tháp Bạc là một cụm các tháp cổ Chăm Pa, hiện nay nằm trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Kiến trúc tháp thuộc phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.Hiện ở cụm tháp Bánh Ít có tháp chính, tháp mái và tháp cổng. Đường lên cụm tháp ở phía đông mà bắt đầu là tháp cổng, đằng sau tháp cổng là các tầng, các lớp những phế tích đổ nát, chếch về hướng đông - nam có một tháp gạch lớn như tháp cổng. Tháp cổng va tháp đông - nam này là hai kiến trúc hiện còn ở vòng ngoài hay tầng ngoài cùng của khu tháp Bánh ÍtTập tin:Trang trí cửa giả tại thân tháp Bánh Ít.JPG
Ngay đằng sau tháp cổng, trên nền tầng thứ nhất hiện còn dấu tích của một toà nhà chạy dọc theo hướng đông - tây và đối diện với ngọn tháp chính bên trên
Sau toà nhà dài là một lối tam cấp rất dốc dẫn lên tầng kiến trúc bên trên và tới một con đường đi thẳng tới ngôi tháp chính, hiện nay ở tầng trên cùng của quả đồi chỉ còn lại hai kiến trúc gạch đó là tháp thờ trung tâm và toà tháp mái cong hình yên ngựa ở phía nam. Bao quanh khu kiến trúc trên cùng này là một vòng đai đường mà giờ chỉ còn lại dấu tích của những ổ gạchNếu đem từng kiến trúc ra để so sánh thì từng ngôi tháp của Bánh Ít không phải là lớn, nhưng tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc, là cả quả đồi tự nhiên cao gần 100 mét, vì thế tuy từng kiến trúc không lớn lắm nhưng tổng thể kiến trúc Bánh Ít khá đồ sộ và hùng vĩ
Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành tráng của các kiến trúc: các cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường, các của vòm và của giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, có những nét thanh tú của đường nét, những nét hoa là trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa giả làm cả khối kiến trúc như đang tiếp xúc với người xem
Sang ngôi tháp mái cong hình yên ngựa ở phía nam tháp chính, gồm những hình người, hìng thú, hình chim ở dưới chân tháp đang ưỡn người, khuỳnh chân, dùng hai tay như nâng bổng cả toà tháp lên, mái tháp cong hình yên ngựa như xoè cánh bay, trên mặt tường của kiến trúc, các nghệ sĩ Chăm xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá
Xuống tầng kiến trúc phía dưới, tháp cổng có hình dáng và cấu trúc giống như tháp chính, nhưng nhỏ hơn, ít các chi tiết trang trí hơn, còn ngôi tháp đông - nam có những hình quả bầu lọ trên các tầng với các khối cong nhịp nhàng đã che khuất và làm mềm đi những đường nét và hình khối kỷ hà cứng cỏi, khô khan và nhờ vậy toà kiến trúc dịu hơn, có nhịp điệu hơn
Mặc dù mỗi kiến trúc ở Bánh Ít có một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả chúng đều có những nét chung, đặc trung cho cả quần thể, đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn ngữ của khối lớnTháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ 10, trong giai đoạn phong cách chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định

Tượng Siva của Tháp Bánh Ít, nay là hiện vật của Bảo tàng Guimet, Pháp.


10/Tháp Thủ Thiện :Tháp Thủ Thiện là một ngôi tháp cổ Chăm Pa hiện nằm tại làng Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định .Không như một số cụm tháp Chăm Pa khác, tháp Thủ Thiện là di tích chỉ có một ngôi tháp. Trước năm 1985, trên đỉnh tháp Thủ Thiện bị một cây đa đồ sộ mọc trên đỉnh tháp phủ kín, vào những năm 1980 cả ngôi tháp Thủ Thiệm như biến thành một gốc cây đa cổ thụ, không ai dám chặt cây đa này vì cả tháp và cây đều như đã trở thành linh thiêng, điều cũng tương tự với các tháp khác có cây mọc trên
Tuy nhiên trận bão năm 1985 đổ bộ vào tỉnh Bình Định đã thổi bay cây đa khổng lồ khỏi đỉnh tháp, nhưng rất kỳ lạ là cây đa đổ xuống mà không hề làm hư hại lớn cho tòa tháp cổ này.Như các ngôi tháp Chăm truyền thống khác, tháp Thủ Thiệm là một kiến trúc tháp tầng vuông gồm thân và ba tầng phía trên mô phỏng than tháp nhưng nhỏ hơn. Trên các mặt tường phía ngoài của than và các tầng tháp được tô điểm bằng các hình tháp nhỏ, đầu cùng các cột ốp góc tường có những hình điêu khắc đá nhô ra, tuy nhiên ở tháp Thủ Thiệm các cột ốp trơn, phẳng và không có hoa văn trang trí, các ô dọc trên tường nằm giữa các cột không những không được chạm khắc hoa văn mà còn biến thành một gờ nổi lớn nhô ra mạnh
Các cửa giả ở giữa ba mặt tường tây, nam, bắc và cửa ra vào phía đông đều có hình cung nhọn lớn như mũi giáo khổng lồ phía trên, đầu các cột ốp hợp thành bộ diềm mái nhô ra mạnh, các tháp nhỏ ở góc các tầng mái không còn là một ngôi tháp thu nhỏ nữa mà biến thành một khố hình chóp nhiều tầng .Tháp có niên đại xây dựng vào khoảng thế kỷ 11 trong thời kỳ chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định nhưng đậm nét phong cách Bình Định nhiều hơn
11/Tháp Dương Long :Tháp Dương Long là cụm di tích gồm ba tháp Chăm thẳng hàng trên một gò cao thuộc huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định.
Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hóa Chăm Pa. Cụm tháp này gồm ba tháp: Tháp giữa cao 24 mét, hai tháp bên cao 22 mét. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu. Tính quy mô của tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó (cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam) mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là các hoa văn, hoạ tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp. Dương Long nằm bên cạnh một khu thành dân sự - thành Phú Phong, mặc dù đã trở thành phế tích. Ngoài các tháp, trong khu vực chính dường như còn có một tòa nhà dài ở phía nam mà nay chỉ còn là một đống gạch vụn.
Người Pháp gọi tháp này là Tour d’ Ivoire (Tháp Ngà).
Tháp đã nhiều lần bị phá hoại bởi những nhóm người đi tìm vàng, một số hộ dân quanh đấy cũng đã lấy gạch của tháp về xây nhà trong quá khứ.
12/Tháp Bình Lâm :Tháp Bình Lâm là một ngôi tháp cổ Chăm Pa tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Đây là một ngôi tháp tương đối đặc biệt ở Bình Định, vì khác với các tháp khác nằm trên đồi thì tháp Bình Lâm nằm ngay trên đồng bằng và như hoà mình vào thiên nhiên và khu dân cư bao quanhTháp cao đồ sộ, khoảng 20m, tuy đã bị huỷ hoại các chi tiết phía trên khá nhiều bởi thời gian, nhưng tổng thể ngôi tháp vẫn ánh lên qua màu gạch vàng một vẻ đẹp trang nhã và thành kính Tháp có 3 tầng, bình đồ vuông, thân tháp không lùn, không nặng nề, cân đối với hai tấng phía trên. Hai tầng phía trên cũng được thu nhỏ dần một cách đều đặnNhư các tháp Champa khác, một trong những yếu tố trang trí kiến trúc đặc biệt nhất và cũng đẹp nhất ở Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của thân tháp. Thế nhưng, mặc dầu vẫn làm theo cấu trúc truyền thống, các cửa giả ở Bình Lâm lại hiện ra, dưới một bức tranh điêu khắc, như một ngôi tháp đầy kỳ ảo. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài. Mỗi thân đều có hai phần: hai cột ốp bên dưới và hòm hình mũi giáo bên trên. Cả ba thân cửa cửa giả đều như mọc lên từ một nền vuông chung phía dưới được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá và các hình áp
Ngoài các cửa giả như mọi tháp Chăm khác, mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm cũng được trang trí bằng hệ thống các cột ốp, nhưng có điểm khác biệt là đường rãnh ở cột ốp không tách cột ốp thành một đôi cột đứng song đôi, không còn hoa văn phủ kín bề mặt cột ốp và vòng đai bao quanh khung trang trí nằm giữa các cột ốp. Do đó, về mặt nào đó, nếu đem so với các tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không duyên dáng, thanh tú và rực rỡ bằng. Thế nhưng, chính việc mất đi các hoa văn trang trí trên mặt tường lại làm tăng độ khỏe và chắc cho các thành phần kiến trúc và góp phần làm nổi bật nhưng hình tượng điêu khắc chính. Có thể nói Bình Lâm là sự kết hợp hài hòa và thành công giữa kết cấu kiến trúc và yếu tố trang trí kiến trúcTháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định, theo nghiên cứu, tháp Bình Lâm nằm trong khu thành Bình Lâm là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn, khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì thì Bình Lâm mất vị trí là trung tâm chính trị, hành chính của Chăm Pa
13/Tháp Đôi :Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh là khu tháp của Chăm Pa gồm có hai tháp là tháp phía bắc và tháp phía nam cạnh nhau hiện nằm ở phường Đống Đa,thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình ĐịnhTháp được các chuyên gia trùng tu lại vào những năm 1990, đã trả lại cho ngôi tháp hình dáng gần như xưa. Cả hai ngôi tháp nằm trên khu đất bằng phẳng dưới chân một quả đồi và đều quay mặt về hướng đông, tuy có cùng hình dáng và cấu trúc là than hình khối vuông và mái hình tháp mặt cong nhưng ngôi tháp phía bắc cao hơn tháp phía nam
Theo truyền thống các cụm tháp Chăm Pa cổ thường có ba tháp, nhưng hiện tại chỉ có hai tháp, theo các nhà nghiên cứu, ngôi tháp thứ ba chuẩn bị xây dựng thì có nguyên nhân chưa biết được làm cho việc xây dựng tháp thứ ba bị gián đoạn
Trong hai ngôi tháp hiện còn của Tháp Đôi, ngôi tháp phía bắc không chỉ cao hơn, lớn hơn mà còn ít bị hư hại hơn, cửa ra vào phía đông tháp bị đổ nát từ lâu, chỉ còn cái khung cửa hình chữ nhật tạo bởi bốn thanh đá lớn là còn lại. Ngôi tháp phía nam có hình dáng, cấu trúc và trang trí giống như ngôi tháp phía bắc nhưng nhỏ hơn và thấp hơn một chút, toàn bộ phần chân tường của ngôi tháp đã bị đổ nát nặng nề, đến nỗi khó có thể nhận ra hình dáng lúc đầu của cấu trúc này như thế nào, hiện nay cả hai ngôi tháp đều đã mất chópCả hai ngôi tháp ở Tháp Đôi đều không phải là tháp vuông nhiều tầng truyền thống của Chăm Pa, mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối than vuông vức, và phần đỉnh hình tháp mặt cong, vì vậy nhìn qua các ngôi tháp Đôi có dáng vẻ của những đền thờ Khmer thời Angkor Vat, theo các nhà nghiên cứu những hình chim thần Garuda bằng đá với hai tay đưa cao, trang trí các góc tháp, là những sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh của nghệ thuật Khmer thế kỷ 12-13, thế nhưng toàn bộ phần dưới và phần thân của tháp Hưng Thạnh vẫn giữ nguyên hình dáng, cấu trúc và kiểu trang trí đặc trưng của những ngôi tháp Chăm truyền thống: khối thân hình vuông, mặt tường bên ngoài được trang trí bằng cửa giả, các cột ốp và các mặt nổi nằm ở giữa các cột ốp, ở các tháp Hưng Thạnh, vòm bên trên các cửa giả vút cao lên thành những mũi lao, các cột ốp trơn nhẵn
Ngôi tháp phía bắc, toàn bộ chân tường của tháp được bó bằng những tảng đá cát lớn thể hiện một đài sen khổng lồ đỡ toàn bộ tháp, giữa các cánh sen là những hình voi, sư tử và những hình người múa, như các tháp Chăm truyền thống khác, đầu tường phía trên tháp Bắc cũng nhô ra để tạo thành bộ diềm mái lớn, thế nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật Khmer, bộ diềm của tháp được làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật tạp chủng mình sư tử, đầu voi và những hình người ngồi có sáu và tám tay. Bốn góc của bộ diềm mái là bốn thần điểu Garuda bằng đá khổng lồ được tạc theo mô hình và phong cách nghệ thuật Khmer thời Angkor Vat
Ở ngôi tháp phía nam, mặc dù bị hư hại nhiều hơn so với tháp bắc, nhưng một vài tảng đá nằm tại chỗ đã chứng tỏ xưa kia ngôi tháp nam cũng có hệ thống chân tường bằng đá tương tự tháp bắc, dù bị hư hại nhiều hơn song các vòm cửa giả, các hình trang trí trên các tầng trên đỉnh hình tháp cũng tương tự như tháp bắcTháp Đôi có niên đại vào khoảng cuối thế kỷ 12, đầu thế kỷ 13 trong giai đoạn phong cách Bình Định. Đây cũng là thời kỳ có sự giao lưu thường xuyên giữa Chăm Pa và vương quốc Khmer nên các nghệ thuật kiến trúc – điêu khắc Angkor có ảnh hưởng ít nhiều vào kiến trúc điêu khắc của tháp
14/Tháp Nhạn :Tháp Nhạn là một tháp Chăm nằm trên núi Nhạn, thắng cảnh tiêu biểu của Tuy Hòa, tỉnh lị của Phú Yên.
Tháp được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng nên vào khoảng thế kỉ 12. Qua sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, nhiều phần của tháp bị hư hỏng nặng, nhưng nhờ được sự trùng tu, tôn tạo của chính quyền tỉnh Phú Yên, tháp được phục dụng lại nguyên gốc và mang một vẻ đẹp mới.
Tháp Nhạn nằm trên núi Nhạn, soi bóng trên Đà giang vĩ đại tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình: Núi Nhạn - Sông Đà.
15/Tháp Po Nagar :Yang Po Inư Nagar (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po Nagar) là ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Umar, vợ của Shiva.Nữ vương Po Ina Nagar (còn gọi là Yan Pu Nagara, Po Ino Nagar hay Bà Đen mà nguời Việt gọi là Thiên Y Thánh Mẫu Ana) là vị nữ thần được tạo nên bởi áng mây trời và bọt biển, người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quí, cây cối và lúa gạo. Bà có 97 chồng, trong đó chỉ một mình Po Yan Amo là người có uy quyền và được tôn trọng hơn cả. Bà có 38 người con gái, tất cả đều hóa thân thành nữ thần, trong đó có ba người được người Chăm chọn làm thần bảo vệ đất đai và còn thờ phụng cho tới ngày nay: Po Nagar Dara - nữ thần Kauthara (Khánh Hòa); Po Rarai Anaih - nữ thần Panduranga (Ninh Thuận) và Po Bia Tikuk - nữ thần Manthit (Phan Thiết).
Tương truyền, tượng bà Thiên Y Thánh Mẫu Ana theo tín ngưỡng phồn thực của người Chăm, không có quần áo. Po Nagar hiện nay được người Việt Nam sử dụng, nhưng đã cho nữ thần ăn mặc theo kiểu Phật. Ngôi đền này cũng nổi tiếng đối với các du khách.
Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng tôn giáo của vị nữ thần này, có thể xem thêm "The Vietnamization of Po Nagar" của Nguyễn Thế An, trong loạt bài giảng về quá khứ Việt Nam, được chỉnh sửa bởi K.W. Taylor và John K. Whitmore, chương trình Đông Nam Á, Đại học Cornell, Ithaca, NY 1995.Ngôi tháp bằng gỗ trước kia thờ nữ vương Jagadharma (công chúa Tchou Koti hay Thiên Y Thánh Mẫu) (cai trị Lâm Ấp từ năm 646 đến năm 653) được Prithi Indravarman cho xây dựng lại bằng vật liệu cứng tại Aya Tră (Nha Trang), trên một ngọn đồi cao cạnh cửa sông Cái (Xóm Bóng), để thờ tượng nữ thần Bhagavati (bằng vàng). Năm 774, quân Nam Đảo (Java, Indonesia) vào cướp phá. Đền Po Nagar, bị quân Nam Đảo phá hủy, sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay, nhưng cũng đã bị hủy hoại một phần đáng kể. Sau này quốc vươngHarivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III sau này có thể đã lần lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa.
Những cấu trúc xây dựng còn sót lại có niên đại sớm nhất, theo Trần Kỳ Phương là mandapa?? - nó đã được xây dựng vào thời gian nào đó trước khi có câu khắc trên bia vào năm 817, có nói tới nó. Trần Kỳ Phương cho rằng tháp nhỏ ở phía tây bắc có niên đại khoảng thế kỷ 10, và ngôi tháp chính có niên đại khoảng thế kỷ 11.
Những bia ký còn sót lại ở Po Nagar cho người ta thấy được dấu vết của một quốc gia hùng mạnh đã từng tồn tại trong quá khứ.Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên.
  • Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa.
  • Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng.
  • Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang này từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.
Ở tầng trên, có hai dãy tháp được bao quanh bởi bốn bức tường đá mà nay chỉ còn lưu lại tường phía tây và nam mà thôi. Dãy tháp phía trước có 3 ngôi, và dãy phía sau vốn có dấu vết của 3 ngôi tháp khác, thế nhưng nay chỉ còn 1, chúng chạy song song với nhau. Cả 4 tháp còn lại được xây dựng theo kiểu tháp của người Chăm, gạch xây rất khít mạch, không nhìn thấy chất kết dính. Lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về hướng đông. Mặt ngoài thân tháp có nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ, thường đặt gạch trang trí hoa văn hình vòm tháp, trông như chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn. Trên thân tháp còn có nhiều tượng và phù điêu bằng đất nung, trong đó có hình Po Nagar, thần Tenexa, các tiên nữ, các loài thú: naingỗng vàng, sư tử...

Hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công ở tháp chính
Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, mà ta hay gọi là tháp Bà. Nguyên thủy chính là tháp thờ thần Parvati, vợ của Shiva. Tháp chính thờ thần Po Nagar (Umar), vợ của thần Siva. Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, và xa hơn nữa là bằng vàng) ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề. Đây là một kiệt tác về điêu khắc Chămpa, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi. Người Pháp đã lấy mất đầu tượng, nay chỉ còn đầu tượng bằng xi măng vẽ mặt. Rải rác quanh di tích còn có một số tượng người, tượng thú... Trên đỉnh tháp có tượng thần Shiva cỡi ngưu thần Nandin, và các tượng linh vật như chim thiên ngavoi v.v. Mặt ngoài tường tháp lại được trang trí bởi những hình điêu khắc vào đá như những vũ công, người chèo thuyền, xay gạo hay đi săn với cung tên. Cửa chính ở phía đông dẫn vào một tiền sảnh, ở hai bên cửa có hai trụ đá được khắc truyền ký, đỡ một phiến đá hình thuẫn có khắc hình nữ thần Durga đang múa giữa hai nhạc công. Bên trong tháp tối và lạnh. Cuối tháp có một bệ thờ bằng đá bên dưới tượng Bà Po Nagar với mười cánh tay. Hai bàn tay dưới đặt trên hai đầu gối, các bàn tay khác thì cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy và cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung và tù và ở bên trái.

Thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na
Các tháp khác thờ: thần Siva (một trong ba vị thần tối cao của Ấn Độ giáo), thần Sanhaka, thần Ganeca (theo truyền thuyết là con trai thần Siva). Bên cạnh tháp chính về phía nam khoảng 20 mét là một ngôi tháp khác nhỏ và ít trang trí điêu khắc hơn, cao chừng 12 mét, có thể là tháp thờ thần Shiva. Cách tháp này cũng về hướng nam là một tháp còn nhỏ hơn. Bên trong tháp không có bệ thờ mà chỉ có một linga (thạch trụ), và đây là tháp thờ thần Ganesa, thân người đầu voi, con của Shiva. Nhiều tác giả cho rằng linga là linh tượng có hình thù dương vật tượng trưng cho Shiva, dựa theo sự diễn dịch của phương Tây hơi thiên về tình dục. Thực ra, linga tiêu biểu là một trụ đá thấp có ba phần khác nhau tượng trưng cho ba linh thể: phần dưới là hình vuông tượng trưng cho Brahma, phần giữa hình bát giác tượng trưng cho Vishnu, và phần trên cùng hình tròn tượng trưng cho Rudra (hay còn gọi là Shiva). Vì thế gọi là "linh thạch trụ" thì thích hợp hơn.
Ở dãy tháp phía sau có một ngôi tháp, tương đối ít hư hại nhất ở mạn bắc, với mái dài hình yên ngựa. Kiểu mái này chỉ thấy bắt đầu ở những tháp vùng Đồ Bàn - Vijaya (Bình Định ngày nay) sau khi kinh đô được dời xuống từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu ở thế kỷ 11. Ở tường có những hình điêu khắc như thần điểu Garuda, sư tử, các tiên nữ Apsara, rắn thần Naga. Chính dưới nền của tháp này trong khi tu sửa đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã khám phá và lấy mất một kho tàng được cất dấu gồm những vật cúng dường bằng vàng và bạc.
Ngày nay 2 tháp khác ở phía tây nam là tây đã bị phá hủy. Sự phân bố này làm cho người ta có sự so sánh thú vị với các tháp gạch ở Lolei, gần Angkor Wat tại Campuchia, đã được xây dựng vào thế kỷ 8.
Nhóm tháp Chàm được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12. Tháp Bà có thể do quốc vương Hoàn Vương Quốc là Harivarman I xây dựng vào khoảng những năm 813-817. Trải qua mưa nắng của thời gian, tháp bị hư hại. Thời Pháp thuộc, trường Viễn Đông Bác Cổ đã tổ chức tu sửa: dùng gạch xây lại nhiều phần và đắp một số tượng lên thân tháp. Trong thời kỳ chiến tranh, nhiều hiện vật bị mất cắp.Tháp Bà còn lưu lại nhiều bia ký cổ nhất của người Chăm. Bergaigne, một nhà khảo cổ học người Pháp đã liệt kê các bia ký theo thời gian như sau:
  • Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784.
  • Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương.
  • Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần.
  • Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965.
Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv... Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là "Đức thánh mẫu vùng Kauthara" và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati.Lễ hội Tháp Bà diễn ra từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng là một trong 16 lễ hội quốc gia vào năm 2001. Những năm gần đây, Lễ hội Tháp Bà được tỉnh Khánh Hòa giao cho Sở Văn hóa Thông tin tổ chức.
16/Tháp Hòa Lai :Tháp Hòa Lai là một trong những cụm tháp cổ Chăm Pa, gồm có ba tháp hiện nằm ở làng Ba Tháp, xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Được đánh giá là một trong những di tích cổ nhất và đẹp nhất hiện cònTháp Hòa Lai là một khu di tích lớn, nằm trên vùng đất cao nhất của một cánh đồng dài và rộng ở phía bắc thành phố Phan Rang–Tháp Chàm, cả khu di tích được xây dựng trong một khoảnh đất chữ nhật kéo dài theo hướng đông – tây, dài 200 mét, rộng 125 mét. Ngoài ba ngôi tháp, còn vết tích của nhiều kiến trúc phụ khác như tường gạch bao phía đông, tháp cổng, gian nhà dài ở khu sân ngoài và nhiều công trình nhỏ khác nhau
Tháp trung tâm hiện chỉ còn phần thân và một bộ phận của tầng thứ nhất nhỏ hơn hai ngôi tháp hai bên, nhưng lại được xây dựng cẩn thận hơn và còn giữ lại nhiều hình trang trí hơn, theo các nhà nghiên cứu vào cuối thế kỷ 19, người Pháp và quan chức địa phương đã cho phá phần trên của tháp trung tâm để lấy gạch lát con đường cái quan tức là quốc lộ 1 bây giờ đi qua đó. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tháp trung tâm đã bị sụp đổ luôn tầng thứ nhất chỉ còn lại phần nền
So với tháp trung tâm, tháp phía bắc cao hơn về mặt bằng và về chiều cao, cũng như tháp trung tâm, phần nền của tháp bắc được trang trí tương tự. Riêng về tháp nam, so với ba ngọn tháp thì đây là tháp lớn nhất và còn nguyên vẹn nhất, tuy nhiên một số chi tiết trang trí trên mặt tường đang còn ở dạng phác thảo, về cơ bản tháp nam giống với hai tháp kia nhưng lại khác ở điểm trong cách bố cục và trang trí các chi tiết, các trụ ốp được đặt gần nhau hơn và mặt giữa trụ ốp hẹp hơn, cửa giả rộng hơn nhưng lại không có hình người đứng bên trongBa ngôi tháp còn lại ở Hoà Lai, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu mỹ thuật, là những kiến trúc tháp thành công nhất, đẹp nhất của Chăm Pa. Toàn bộ thân tháp là một khối lập phương khoẻ nhô lên từ một phần bệ vuông và đỡ cả một hệ thống các tầng nhỏ hơn. Trang trí hoa văn bên ngoài mặt tháp chỉ giới hạn ở vòm cửa, ở các trụ ốp, ở bộ diềm mái. Trang trí ở tháp Hoà Lai vừa mang tính chức năng - nhấn mạnh ấn tượng cho các thành phần cấu trúc đỡ vừa phô bày vẻ đẹp của các hoa văn
Yếu tố đặc trưng tiêu biểu nhất của tháp Hoà Lai là những vòm cửa tò vò trùm lên trên cửa ra vào, các cửa giả và các ô khám của các tầng, vành của cửa vòm được phủ kín bằng những hoa văn hình là cuộn, vọt ra từ miệng của quái vật Kala trên đỉnh. Khoảng tường giữa hai trụ ốp cũng được phủ bằng các hình chạm khắc hoa lá. Phần trên của từng và bộ diềm mái là một hoa văn tràng hoa chạy dài và hình các thần điểu Garuda đang xoè cánh. Một trong những nét rất đặc biệt của tháp Hoà Lai là tường tháp không thẳng đứng mà lại hơi choãi ra về phía trênTháp được xây dựng ở thế kỷ 9, trong giai đoạn phong cách Hoà Lai, hiện là một trong những cum tháp Chăm cổ nhất hiện còn
17/Tháp Po Klong Garai :Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung cho một cụm tháp Chàm hùng vĩ và đẹp nhất còn lại ở Việt Nam. Tháp Pô Klong Garai là một tổng thể gồm ba tháp: tháp chính (cao 20,5m), tháp lửa (cao 9,31m), tháp cổng (cao 8,56m). Công trình này có trình độ kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tháp đã được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1979.Tháp Poklong Garai nằm trên đồi Trầu, thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm 9 km về phía Tây Bắc, được xây dựng vào cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14 (thời vua Shihavaman, người Việt gọi là Chế Mân) để thờ vua Po Klong Garai (1151-1205), vị vua đã có nhiều công lớn trong việc cai trị đất nước.Có một truyền thuyết liên quan đến tháp Poklong Garai kể rằng ngày xưa ở Play Chakling[1] có hai ông bà tên Ôn Paxa và Muk Chakling dù đã cao niên nhưng chưa có con. Một lần ra biển mò cua bắt ốc ông bà thấy có một đứa bé đang trôi trên bọt nước bèn đem về nuôi và đặt tên là Karit.
Karit lớn lên trở thành một cô gái xinh đẹp, nết na nên được nhiều người quý mến. Một hôm, Karit cùng cha vào rừng hái củi. Trời nóng nực, hai cha con khát nước nhưng chung quanh lại không có sông suối. Bỗng Karit thấy một tảng đá bên trên đọng ít nước trong, liền đến uống. Lạ thay nàng uống đến đâu nước trong đá tràn ra đến đó. Nhưng khi nàng đi gọi cha đến uống thì chẳng thấy giọt nước nào.
góc nhìn từ hướng bắc
Sau dạo đó Karit có thai và rồi sinh ra một cậu bé đã xấu xí lại rất hấu ăn. Ông bà đặt tên cho cậu là Jatol. Karit không chịu nổi lời đàm tiếu là gái chửa hoang nên bỏ đi để con lại cho ông bà nuôi. Đứa bé càng lớn càng xấu xí, mình lại đầy ghẻ chốc nên chẳng mấy đứa chịu chơi chung. Khi ông bà mất, cậu cũng vừa khôn lớn. Cậu cùng bạn là Po Klonchanh đi buôn trầu. Một hôm trên đường về, Jatol thấy mệt nên nghỉ ở tảng đá bên đường. Pô Klonchanh về trước rồi đem cơm ra cho bạn. Khi trở lại Pô Klonchanh thấy có hai con rồng trắng đang liếm mình Jatol. Po Klonchanh chạy đến thì hai con rồng biến mất và lạ thay Jatol đã trở thành một thanh niên tuấn tú, khôi ngô khác thường. Điềm lạ đó dần lan ra khắp miền và rồi đến tai vua Nuhol, người đang quản thủ Iaru[2]. Được biết Jatol sẽ là một vị thiên tài xuất chúng, vua Nuhol cho vời Jatol đến. Thấy đúng như lời đồn đại vua đã giữ Jatol lại và gả công chúa Thakol cho.
Năm 1167, vua Xulika ở thành Balcribanơi[3] băng hà mà không có người nối ngôi. Biết Jatol là một nhân tài, quần thần đã cho voi trắng rước về nối ngôi. Jatol lên làm vua, xưng là Po Klong Garai. Sau 5 năm, ông dời đô ra Bal Hangâu. Bấy giờ, Panduranga[4], quê hương của ông bị quânChân Lạp thường xuyên đánh phá. Pô Klong Garai phải mang quân vào Panduranga tiếp sức và dẹp loạn. Theo sử liệu Chăm thì vào năm Sửu, Chăm lịch, vua Po Klong Garai từ Balcribanơi vào Panduranga xem địa thế để xây tháp kỷ niệm thuở hàn vi của mình. Khi đến vùng Balhul thì bị tướng Hakral người Miên đang cai quản hạt này ngăn cản. Vua Po Klong Garai không muốn xảy ra cuộc đổ máu vô ích nên thách tướng Miên thi tài xây tháp, ai xây xong trước sẽ thắng. Biết khó đánh thắng vua Pô Klong Garai bằng sức mạnh quân sự, Hakral đã chấp thuận. Vua Po Klong Garai xây tháp trên đồi Balhla, còn tướng Hakral xây ở vùng Balhul[5]. Kết cục, bên vua Pô Klong Garai hoàn thành trước, tướng Hakral thua cuộc đành rút quân về.


18/Tháp  Po Rome :Po Rome là một ngôi tháp Chăm Pa hiện đang còn tồn tại tại làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh ThuậnTháp nằm trên một trong hai quả núi nhỏ cạnh nhau, hiện nay tháp vẫn được người Chăm thường xuyên làm lễ cầu khấn vào các ngày lễ, tết của mình
Tháp Po Rome là một tháp vuông ba tầng, cao khoảng 8m, cạnh đáy rộng gần 8m. Tháp mở cửa về hướng đông bằng một cấu trúc cổng dạng tiền sảnh, bên trong thân tháp có tượng vua Po Rome được thờ cúng cao khoảng 1.2m. Ngoài tượng vua, còn có một tượng bán thân nữ mà người Chăm gọi là tượng hoàng hậu Po Bia Sancan người Ê Đê cao khoảng 0.75m, còn bên ngoài tháp là tượng bà hoàng hậu SucihNếu xét theo loại hình kiến trúc thì tháp Po Rome là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch của người Chăm và cũng là ngôi tháp lớn cuối cùng của vương quốc Chăm Pa. Tuy là kiến trúc tháp lớn, nhưng nếu so với các tháp cổ hơn hiện còn thì tháp Po Rome quả là thô và nghèo nàn từ kích thước tới hình dáng
Trên mặt tường của thân tháp, trang trí kiến trúc chỉ còn lại hai cột ốp giả ở các góc tường và các cửa giả ở giữa các mặt tường. Cột ốp có ba phần, chân là một đế phẳng không có hình trang trí ốp, thân cột hình chữ nhật đứng, phẳng phiu và đầu cột thô, nặng nề. Tại góc các đỉnh cột ốp nhô ra các phiến đá trang trí hình ngọn lửa. Các cửa giả có ba thân để trơn, gồm trán ở cửa phía trên hình mũi giáo ba lớp và khung cửa gồm ba lớp cột ốp ở bên dưới. Trán cửa được khoét rỗng để đặt tượng người ngồi
Hai tầng trên lặp lại y hệt bố cục và hình dáng của phần thân, tầng thứ ba cũng giống như hai tầng dưới, nhưng không có ụ nhọn ở các góc. Đỉnh nóc là một tảng đá lớn hình tháp cong bốn mặt được trang trí bằng những nét khắc vạch
Nội thất của tháp hẹp và kéo dài theo chiều đông-tây, ở khoảng giữa và gần vách tây là tượng vua Po Rome bằng đá, đặt dưới một cái tán bằng gỗ, nội thất được mở ra một đoạn hành lang nhỏ ở tiền sảnh có trần được lát bằng gỗ.
Mặc dầu không trang nhã và tinh tế như các tháp cổ hơn, nhưng tháp Po Rome vẫn là một kiến trúc bằng gạch bề thế, hùng tráng của người Chăm.Tháp Po Rome là một trong những tháp xây dựng muộn nhất của người Chăm, tháp được xây dựng vào thế kỷ 17 thuộc phong cách muộn, cũng như tháp Po Klong Garai, đây là ngôi tháp không phải thờ thần như phần lớn các tháp Chăm khác mà là thờ vua Po Rome, một trong những vị vua được người Chăm hoá thần
19/Tháp Po Dam :Po Dam là tên một nhóm tháp Chăm ở làng Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Tháp này xây để thờ vua Po Dam, hay còn gọi là Po Kathit (Bàn La Trà Duyệt) của người Chăm. Chưa xác định rõ thời gian xây dựng tháp nhưng qua so sánh về phong cách nghệ thuật, các nhà khảo cổ học chỉ tạm xác định tháp Po Dam cùng niên đại với các tháp phong cách Hòa Lai (Ninh Thuận), có thể ở cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9. Thế nhưng, khi đối chiếu với lịch sử Chăm Pa thì thấy niên đại trị vì của Po Dam là 1433  1460. Truyền thuyết Chăm kể rằng, đương thời đã có một cuộc thách đố về việc vua Klong Garai và Po Dam (khi ấy là quan đại thần) ai xây xong tháp trước, và Po Klong Garai đã chiến thắng.
Po Dam cũng là nhóm tháp khác biệt hơn so với các nhóm tháp Chăm thông thường vì nó được xây dưới chân đồi thay vì trên đỉnh đồi, các cửa chính quay về hướng Nam thay vì hướng Đông.
20/Tháp Po Sah Inu :Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc.
Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn.
  • Khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9, người Chăm xây dựng nhóm đền tháp này với mục đích để thờ vị thần Shiva - là một trong những vị thần Ấn Độ giáo được sùng bái và tôn kính.
  • Thế kỷ 15, xây dựng thêm một số đền thờ với kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Po Sha Inư. Công chúa Po Sha Inư (con vua Para Chanh) là người có tài đức và phép ứng xử nên được người Chăm đương thời yêu quý.
  • Năm 1992-1995, những cuộc khai quật khảo cổ tại nơi này đã phát hiện ra nhiều nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay, cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ 15. Từ đây tháp có tên gọi là Po Sah Inư.
  • Từ năm 1990 đến năm 2000, di tích được chính quyền tỉnh Bình Thuận tu bổ, tôn tạo.
  • Năm 1991, di tích này được Việt Nam xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.Tháng giêng âm lịch hàng năm, dưới chân tháp đều có diễn ra các lễ hội như Rija Nưga, Poh Mbăng Yang... Người Chăm làm lễ cầu mưa, cầu an...
21/Tháp Mỹ Yang Praong :Tháp Chàm Yang Prong (Thần vĩ đại) hay còn gọi là Tháp chàm Rừng xanh là một ngôi tháp Chàm ở xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, cách thị trấn Ea Súp khoảng 15 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 100 km.
Tháp rất đặc biệt bởi đây là ngôi tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây như những ngọn tháp khác mà lại nằm chìm lấp dưới những tán cổ thụ của rừng già Ea Súp và bên dòng sông Ea H'leo. Đây cũng chính là ngọn tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên.
Tháp có chiều cao 9m, đáy vuông mỗi cạnh dài 5m, có một cửa mở về phía Đông. Tháp để thờ thần Siva. Trong thời gian chiến tranh, tháp đã bị đánh mìn một lần nên đã hư hỏng nhiều. Hiện nay tháp Yang Prong đã được tu bổ và trở thành một điểm tham quan quan trọng ở Đắk Lắk.


Nhận xét