Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (tiếng LatinhIMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minhLa Mã cổ đại. La Mã từng là một đế quốc rộng lớn tồn tại từ khoảng thế kỷ thứ 1 TCN cho đến khoảng thế kỷ thứ 5 hay thế kỷ thứ 6, gồm phần đất những nước vây quanh Địa Trung Hải ngày nay. Đế quốc La Mã là sự tiếp nối của Cộng hòa La Mã và nằm trong giai đoạn cuối cùng của thời cổ điển.[5]. Nó được tính từ khi Augustus bắt đầu trị vì từ năm 27 TCN và có nhiều mốc kết thúc khác nhau.
Nền Cộng hòa La Mã 500 năm tuổi, tiền thân của Đế quốc La Mã, đã bị suy yếu qua nhiều cuộc nội chiến.[Gc 2] Đã có nhiều sự kiện xảy ra đánh dấu bước chuyển mình từ nền Cộng hòa sang Đế quốc, bao gồm việc Julius Caesar được bổ nhiệm làm nhà độc tài suốt đời (44 TCN), trận Actium (31 TCN), và sự kiện Viện nguyên lão trao cho Octavianus danh hiệu cao quý Augustus (27 TCN).[Gc 3]
Hai thế kỷ đầu của đế quốc ghi dấu với nền Thái bình La Mã (Pax Romana), một giai đoạn hòa bình thịnh trị chưa từng thấy.[6]Sự mở rộng cương thổ của La Mã đã bắt đầu từ thời Cộng hòa, nhưng đạt tới cực đỉnh vào thời hoàng đế Traianus. Ở đỉnh cao, Đế quốc La Mã kiểm soát gần 6.5 triệu km2, tuy rằng những người kế tục đã từ bỏ phần lớn đất đai mà ông chiếm được[7]. Vì sự rộng lớn và bền vững dài lâu của mình, những thể chế và văn hóa của Đế quốc La Mã có những ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến sự phát triển của ngôn ngữ, tôn giáo, kiến trúc, triết học, luật pháp trong những vùng mà nó cai trị, đặc biệt là châu Âu, và nhờ vào chủ nghĩa bành trướng của châu Âu, sau này chúng lan ra toàn thế giới hiện đại.
Senatus PopulusQue Romanus
"Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã"[Gc 1]

Đế quốc La Mã
 27 TCN–476 

 
Quốc huy của Đế quốc La Mã
Khẩu hiệu
Senatus Populusque Romanus
Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã
Vị trí của Đế quốc La Mã
Đế quốc La Mã đạt đến tột đỉnh vinh quang của nó dưới thời hoàng đế Traianus, c. 117. SCN
Thủ đôRoma
Constantinopolisthuộc đế quốc Đông La Mã)[1]
Ngôn ngữLatinHy Lạp phổ thông, các nhóm ngôn ngữ thiểu số
Tôn giáođa thần giáo La Mã
(đến năm 380)

Cơ đốc giáo
(từ năm 380)
Chính thểChế độc độc đoán
Hoàng đế
 - 27 TCN–14 SCNAugustus
 - 378–395Theodosius I
 - 475–476Romulus Augustus
 - 1449–1453Constantine XI
Lập phápViện nguyên lão
Thời đại lịch sửClassical antiquity
 - Trận Actium2 tháng chín, 31 TCN
 - Octavianus trở thành Nguyên thủ, lấy hiệu là Augustus27 TCN
 - Cái chết của Hoàng đế Đế quốc Tây La Mã Romulus Augustus
Sự thất thủ của Constantinopolis *
476
Diện tích
 - 25 BC[2][3]2.750.000 km²;(1.061.781 mi²)
 - 50[2]4.200.000 km²;(1.621.629 mi²)
 - 117[2]6.500.000 km²;(2.509.664 mi²)
 - 390 [2]4.400.000 km²;(1.698.849 mi²)
Dân số
 - 25 BC[2][3] ước tính56.800.000 
     Mật độ20,7 /km²  (53,5 /mi²)
 - 117[2] ước tính88.000.000 
     Mật độ13,5 /km²  (35,1 /mi²)
Tiền tệSolidusAureus,DenariusSestertius,As
Hiện nay là một phần của
* Những sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của Đế quốc Tây La Mã (286-476)[4] và của Đế quốc Đông La Mã(330–1453).

Nhận xét