Kinh Đô Cổ Của Người Việt

 

Kinh Dương Vương (~3054-~2839 TCN)

Theo truyền thuyết thì thủy tổ dân tộc ViệtKinh Dương Vương, húy là Lộc Tục là bậc thánh trí có tư chất thông minh, tài đức hơn người, sức khoẻ phi thường. Kinh Dương Vương hình thành nhà nước sơ khai đầu tiên vào năm Nhâm Tuất (2879 Tr.CN), đặt quốc hiệu là Xích Quỷ (tên một vì sao có sắc đỏ rực rỡ), đóng đô ở Hồng Lĩnh (nay là Ngàn Hống, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh). Sau đó dời đô ra Ao Việt (Việt Trì).

Nguyên Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương Nam đến núi Ngũ Lĩnh (Hồ Nam, Trung Quốc) đóng lại đó rồi lấy con gái bà Vụ Tiên (鶩僊)[3], sau đó sinh được một người con trai tư chất thông minh đặt tên Lộc Tục (祿續).
Sau Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng là Đế Nghi, làm vua phương Bắc và phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam xưng là Kinh Dương Vương (chữ Hán: 涇陽王). Theo Đại Việt Sử ký toàn thư thì Kinh Dương Vương làm vua và cai trị từ khoảng năm 2879 TCN trở đi[1]. Địa bàn của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay)[4]. Lĩnh Nam chích quái ghi lại truyền thuyết vua đánh đuổi thần Xương Cuồng dũng mãnh, trừ hại cho dân.
Ông lấy con gái vua hồ Động Đình tên là Thần Long[1][5], sinh được một con trai đặt tên là Sùng Lãm, nối ngôi làm vua xưng là Lạc Long Quân.
Kinh Dương Vương tạ thế ngày 18/1 tại trang Phúc Khang, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh ngày nay).Vào ngày 18/1 âm lịch hàng năm, Lễ hội tưởng nhớ Kinh Dương Vương.
Hà Tĩnh là nơi vương đóng đô đầu tiên và làng An Lữ (Á Lữ) xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đều đã xây dựng đền thờ[2][6].
 Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương ở Bắc Ninh từ lâu đã được các triều đại Phong kiến Việt Nam xếp vào loại miếu thờ các bậc Đế vương, mỗi lần Quốc lễ đều cho quân đến tế lễ, dân thờ phụng trang trọng. Trong lăng hiện còn bức hoành phi đề “Nam Bang Thủy Tổ”, tức là “Thủy tổ nước Nam[7][8]. Năm 2013, tỉnh Bắc Ninh công bố quy hoạch bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị quần thể di tích lịch sử văn hoá quốc gia lăng và đền thờ Kinh Dương Vương với tổng mức đầu tư khoảng hơn 491 tỷ đồng[9]. Dự án chia làm 4 hạng mục xây dựng chính gồm: Không gian bảo tồn di tích, tập trung tu bổ, tôn tạo di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương sân đền, vườn khu lăng mộ; không gian giá trị di tích gồm: Tượng đài thuỷ tổ, quảng trường văn hoá lễ hội, nhà trưng bày văn hoá...đi kèm các dịch vụ phụ trợ để phát triển du lịch văn hoá tâm linh, thu hút du khách và hạ tầng kỹ thuật, san nền, đường giao thông, đường điện[9].

Nước Văn Lang ( 2879 - 258 TCN)

 Hùng Vương (Hán tự: 雄王), hay vua Hùng, là tên hiệu các vị thủ lĩnh tối cao của nhà nước Văn Lang của người Lạc Việt. Theo truyền thuyết, các vua này là hậu duệ của Lạc Long QuânÂu Cơ.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: "Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương"[1].
Lại chép về họ Hồng Bàng như sau: "Xưa cháu ba đời của Viêm Đế họ Thần Nông là Đế Minh sinh ra Đế Nghi, Rồi sau Đế Minh đi tuần phương Nam, đến dãy Ngũ Lĩnh gặp Vụ Tiên nữ sinh ra Vương (Lộc Tục). Vương là bậc Thánh trí thông minh. Đế Minh yêu quí lạ, muốn cho nối ngôi. Vương cố nhường cho anh mình, không dám vâng mệnh. Đế Minh vì thế lập Đế Nghi là con trưởng nối dòng trị phương Bắc. Lại phong cho vua là Kinh Dương Vương, trị phương Nam, đặt tên nước là Xích Quỉ. Vương lấy con gái Chúa Động Đình tên là Thần Long, sinh ra Lạc Long Quân."[2].
Sách "Lĩnh Nam chích quái" thời Trần viết rằng: "Âu Cơ kết hôn với Lạc Long Quân, sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Về sau, Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ; 50 người con theo cha xuống biển, 50 người con theo mẹ lên núi. Người con cả được tôn làm vua, gọi là Hùng Vương." (Hoặc nằm trong truyện Con rồng cháu tiên)
Đứng đầu nước Văn Lang là các thủ lĩnh tối cao, được biết đến với tôn hiệu Hùng Vương. Hùng Vương đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các Lạc tướng, Lạc hầu giúp việc. Cả nước chia thành 15 bộ (đơn vị hành chính lớn) có Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các bộ. Dưới nữa là các Bố chính, đứng đầu các làng bản.
Kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt tên là Văn Lang [3] tuy nhiên các sử gia nước ta bị ảnh hưởng của các sử gia Trung Quốc nên mới chép kinh đô nước Văn LangPhong Châu[4], nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
Công cụ là đồng thau trở nên phổ biến và bắt đầu có công cụ bằng sắt. Có nên kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, dùng sức cày kéo của trâu bò là phổ biến nhất.
Ngoài ra còn săn bắt, chăn nuôi, đánh cá và làm nghề thủ công như đúc đồng, làm đồ gốm. Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp đã xuất hiện.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tính từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) kéo dài 2.622 năm[4]. Nhà nước Văn Lang tồn tại đến năm 258 TCN thì bị Thục Phán (tức An Dương Vương) thôn tính. Theo Nguyễn Khắc Thuần trong "Thế thứ các triều vua Việt Nam" [5] thì 18 vị vua Hùng là:
  1. Kinh Dương Vương (涇陽王): 2879 - 2794 TCN (số năm trị vì là ước đoán). Huý là Lộc Tục (祿續).
  2. Hùng Hiền vương (雄賢王), còn được gọi là Lạc Long Quân (駱龍君 hoặc 雒龍君 hoặc 貉龍君): 2793 - 2525 TCN. Huý là Sùng Lãm (崇纜).
  3. Hùng Lân vương (雄麟王): 2524 - 2253 TCN
  4. Hùng Việp vương (雄曄王): 2252 - 1913 TCN
  5. Hùng Hi vương (雄犧王): 1912 - 1713 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "ngưu" 牛)
  6. Hùng Huy vương (雄暉王): 1712 - 1632 TCN
  7. Hùng Chiêu vương (雄昭王): 1631 - 1432 TCN
  8. Hùng Vĩ vương (雄暐王): 1431 - 1332 TCN
  9. Hùng Định vương (雄定王): 1331 - 1252 TCN
  10. Hùng Hi vương (雄曦王): 1251 - 1162 TCN (phần bên trái chữ "hi" 犧 là bộ "nhật" 日)
  11. Hùng Trinh vương (雄楨王): 1161 - 1055 TCN
  12. Hùng Vũ vương (雄武王): 1054 - 969 TCN
  13. Hùng Việt vương (雄越王): 968 - 854 TCN
  14. Hùng Anh vương (雄英王): 853 - 755 TCN
  15. Hùng Triêu vương (雄朝王): 754 - 661 TCN
  16. Hùng Tạo vương (雄造王): 660 - 569 TCN
  17. Hùng Nghị vương (雄毅王): 568 - 409 TCN
  18. Hùng Duệ vương (雄睿王): 408 - 258 TCN
Chú ý: "雄犧王" và "雄曦王" tuy đều đọc "Hùng Hi Vương" nhưng chữ "hi" trong hai tên gọi này khác nhau về tự dạng và ý nghĩa.
Đền Hùng là tên gọi khái quát quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh, gắn với lễ hội Đền Hùng được tổ chức tại địa điểm đó hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, theo các tài liệu khoa học đã công bố đa số đều thống nhất nền móng kiến trúc đền Hùng bắt đầu được xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Đến thời Hậu Lê (thế kỷ 15) được xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô như hiện tại
Quần thể di tích đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi Nghĩa Lĩnh cao 175 mét (núi có những tên gọi như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt giáp giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km. Khu vực đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu của quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo cuốn Ngọc phả Hùng Vương, đương thời các Vua Hùng đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh này.
  1. Đền Hạ: Tương truyền là nơi Âu Cơ... sinh hạ bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con.
  2. Nhà bia: Nhà bia nằm ngay cạnh đền Hạ có kiến trúc hình lục giác với 6 mái. Trong nay đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
  3. Chùa Thiên Quang: còn gọi là Thiên quang thiền tự, tọa lạc gần đền Hạ.
  4. Đền Trung: Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp bàn việc nước.
  5. Đền Thượng: Đền được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự: "Nam Việt triệu tổ" (tổ tiên của Việt Nam).
  6. Cột đá thề: Bên phía tay trái đền Thượng có một cột đá gọi là cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương.
  7. Lăng Hùng Vương (Hùng Vương lăng) tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông đền Thượng, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa đây là một mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (năm 1870) đã cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (năm 1922) trùng tu lại.
  8. Đền Giếng: Tương truyền là nơi công chúa Tiên Dungcông chúa Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18.
  9. Đền Tổ mẫu Âu Cơ: Là một ngôi đền mới, được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12 năm 2004. Đền được xây dựng trên núi Ốc Sơn (núi Vặn).



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/e/ea/Van_Lang_500_BCE.jpg

http://static.panoramio.com/photos/large/12742431.jpg

http://vinhnghiem.de/news/uploads/news/2013_04/dsc0570111_1.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f8/Mausoleum_of_Hung_King.JPG
Lăng Hùng vương trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/10/Thuong_temple.JPG
Đền Thượng
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/34/%C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng,_%C4%90%E1%BB%81n_Gi%E1%BA%BFng.jpg
ĐềnTrung
http://i2.photobucket.com/albums/y20/dothaithanh/Sketch/tong_hop_HBTcopy.jpg

http://media.checkinvietnam.com/tour/hangqnsati@gmail.com/original/denhung1.jpg

http://mytour.vn/upload_images/Image/DIA%20DANH%202/ngx1365146732.jpg



http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/be/C%E1%BB%95ng_%C4%91%E1%BB%81n_H%C3%B9ng_(Ph%C3%BA_Th%E1%BB%8D).jpg

http://i1150.photobucket.com/albums/o617/redsvn/HoChiMinh/REDSVN-HoChiMinh-22.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a5/%C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng,_%C4%91%E1%BB%81n_Trung.jpg

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhtjIAPHHwomMcE2a_rM7lTC74dgk-bye5xyN0FfA0oAefJVp8ggt8EOjDm0iPsGCVtqdg8tRqLkkNHaKsQcDBSXmeNHV03S5wv_nyoq5HIKhb6jse_TCssohZGuFn7Megyzg3EZS-qGHg/s1600/Den+Thuong.jpg

http://lansongtre.files.wordpress.com/2013/04/manh-dat-vua-hung-phu-tho.jpg

http://i1132.photobucket.com/albums/m574/hienphungf/SDC14635.jpg

http://tapchivannghedatto.org.vn/Images/%C4%90%E1%BB%81n_H%C3%B9ng,_Ph%C3%BA_Th%E1%BB%8D_(1).jpg

Nước Âu Lạc ( 258 -208 TCN )

Đến thế kỷ thứ 3 TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía bắc Văn Lang đã cùng vua Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, Vua Hùng đã nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt lập nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương.Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN).
 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a2/Den_tho_An_Duong_Vuong_tai_Co_Loa.JPG


http://vietnamdefence.com/Uploaded/QSVN/WARS-VN/PKVN-WARS/2009/Thanh_co_loa1.jpg


Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ[1], Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Tương truyền, ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn được nhiều mũi tên một phát) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa.
Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước, dựng đô.
Tại kì họp ngày 5 tháng 8 năm 2005, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định lấy tên ông để đặt tên cho một con đường ở trung tâm huyện Đông Anh[2]

Cha đẻ nỏ Thần

Cao Lỗ là người sáng chế ra nỏ liên châu (nỏ thần): bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần.
Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sỹ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", dấu vết này nay vẫn còn (góc đông bắc ngoài thành nội).
Là người phát minh ra nỏ thần, lại có tài bắn nỏ nên dân gian thường gọi ông là Ông Nỏ.
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh. Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc.

Qua đời

Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương VươngMỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi tìm nơi ở ẩn.
Sau khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương và về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy. Quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát nhưng do Mỵ Châu tin lời của Trọng Thủy, rải lông ngỗng theo sau để Trọng Thủy lần theo nên cả hai đã tử trận.

Các thuyết liên quan tới nguồn gốc, phả hệ Cao Lỗ

  • Có thuyết[3] cho rằng cái tên Cao Lỗ không phải là họ Cao, mà do gắn với đá thạch, núi đá, rằng Cao Lỗ là một vị thần địa phương - thần Đá - đã được thu phục trong quá trình tiến xuống miền đồng bằng của An Dương Vương, và trở thành một vị tướng của nhà vua. Khi chết, ông trở thành thần bảo hộ cho vùng Việt Trì, Bạch Hạc.
Nhà Trần đã sắc phong cho ông là “Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương”.
  • Theo GS. Cao Thế Dung [4],
"họ Cao ở Nghệ An, theo thể phả, thủy tổ là ông Cao Lỗ, gốc Ngòi Sảo, Bắc Ninh, người đã chế tạo ra nỏ liễn mà Triệu Đà gọi là nỏ thần. Họ Cao di ra Thăng Long rồi từ Thăng Long vào Nghệ An, sau một hệ trở ra Sơn Nam (Nam Định) định cư tại đây.
"Thám Hoa Cao Quýnh đậu Tiến sĩ (cập đệ, đệ tam danh) triều Lê Thánh Tông là hậu duệ của Thủy tổ Cao Lỗ"

Nước Nam Việt ( 207 -111 TCN )

Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời Chiến Quốc) là quan úy quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), đã cát cứ quận Nam Hải, sau đó ông đem quân thôn tính sát nhập các vương quốc Âu Lạc, Mân Việt, quận Quế Lâm lân cận và thành lập nước Nam Việt với kinh đô Phiên Ngung tại Quảng Châu vào năm 207 TCN.
Vương quốc Nam Việt trong thời Triệu Đà bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây và miền Bắc Việt Nam ngày nay và được chia thành 9 quận, ba quận phía nam - Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân. Biên giới phía bắc là dãy núi Lĩnh Nam, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn
Sau khi nhà Hán của người Hoa Hạ được thành lập, ông đã đứng về phía những bộ tộc Bách Việt còn lại đối chọi lại sự bành trướng xâm lược của nhà Hán. Trong khoảng thời gian một thế kỷ (207 TCN-111 TCN), tuy có vua ngoại tộc là người phương Bắc nhưng vương quốc Nam Việt hoàn toàn độc lập tự chủ trước đế chế Hán

http://dongten.net/wp-content/uploads/2011/11/ban-do-viet-nam-tu-co-den-kim-0004.jpg




 

  http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f6/A_statue_of_Zhao_Tuo.jpg

 

NHỮNG NÉT VĂN HÓA BÁCH VIỆT

TRONG MỘ NAM VIỆT VƯƠNG, QUẢNG

CHÂU,TRUNG QUỐC.

Nguyễn Xuân Quang
Tàc giả đứng trước tượng Triệu Đà (Zhao Tou) trong Bảo Tàng Viện Quảng Châu, Nam Trung Hoa.
(ảnh Michelle Mai Nguyễn).
Vào năm 214 Trước Tây Lịch (BC), Tần Thủy Hoàng xua quân chiếm Lĩnh Nam và lập ra ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng Quận. Nam Hải là thành Phiên Ngung (Panyu), nay là tỉnh Quảng Châu. Khi nhà Tần suy tàn, Triệu Đà, vị tướng nhà Tần tại địa phương, thống nhất ba quận lại lập nên nước Nam Việt và xưng là Vũ Đế (137 BC-122 BC). Cung điện của Nam Việt là thành Phiên Ngung ở ngay trung tâm tỉnh Quảng Châu ngày nay.
Vương quốc Nam Việt Vương gồm có 5 triều vua kéo dài 93 năm (137 TTL-122 TTL).
Điểm cần lưu ý, vương phả cho thấy Triệu Đà truyền ngôi cho cháu là Triệu Mô (Hồ) chứ không phải cho con là Trọng Thủy. Điểm này cho thấy truyền thuyết nói rằng Trọng Thủy tự tử theo Mỵ Châu có thể là có thật.
Vương quốc Nam Việt còn để lại nhiều di chỉ khảo cổ học tại Lĩnh Nam, Quảng Châu như Cung Điện của Vương quốc Nam Việt, Lăng Mộ Nam Việt Vương và Thủy Môn Bằng Gỗ (Wooden Watergate) của Vương quốc Nam Việt. Thủy Môn này là hệ thồng thoát dẫn nước của thành phố Quảng Châu cách đây 2.000 năm để phòng ngừa lụt lội.
Lăng Mộ Của Triệu Mô
Bài viết này có chủ đích chính là viết về những dấu tích văn hóa Bách Việt còn tìm thấy trong mộ của Triệu Mô qua các chứng tích cổ vật trưng bầy trong Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương.
Người nước Nam Việt vốn gốc Bách Việt trong đó có Lạc Việt Tráng dù bị người Hoa cai trị nhưng dĩ nhiên vẫn còn giữ lại cội gốc văn hóa Bách Việt, Người Mặt Trời Thái Dương, có cốt lõi văn hóa lưỡng hợp Chim-Rắn, Tiên Rồng. Văn hóa Bách Việt dĩ nhiên còn thấy ở Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương ở Quảng Châu.
Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương mở cửa năm 1988, xây ngay tại khu lăng mộ Triệu Mô, cháu của Triệu Đà, đời vua thứ nhì của Vương Triều Nam Việt. Bảo Tàng Viện có chứa 11.465 cổ vật khai quật được. Trong mộ còn tìm thấy xương của 15 người hiến sinh chôn theo vua.
Khu lăng mộ của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
 Ngay cổng chính Bảo Tàng Viện, trên cao nhất có hình mặt trời. Đây là biểu tượng của Bách Việt, Người Mặt Trời. Hiển nhiên Nam Việt là một thành phần của Bách Việt. Không một viện bảo tàng nào khác của Trung Quốc có để mặt trời tại ngay cổng chính.
 Hình mặt trời đứng trên cao nhất của mặt tiền Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương, Quảng Châu.
Lưu ý mặt trời ở đây có nọc tia sáng là mặt trời nọc Việt thái dương. Có hai loại nọc tia sáng cho thấy mặt trời nọc tia sáng này có khuôn mặt lưỡng hợp nòng nọc, âm dương của nhánh mặt trời nọc thái dương. Cả hai loại nọc tia sáng đều có đầu bằng (không nhọn) cho biết thuộc ngành nọc âm thái dương mặt trời êm dịu.
Nọc tia sáng dài biểu tượng cho phía dương còn nọc tia sáng ngắn hình tam giác ngược biểu tượng cho phía âm.
Mặt trời này cho biết Nam Việt có con dân hay bị ảnh hưởng của văn hóa ngành nọc âm Thần Nông thái dương của Bách Việt. Nói một cách khác là thuộc phía Tầy Thái ngành Lạc Việt  Lạc Long Quân Chấn thái dương.
Trên một bức tường mặt ngoài Bảo Tàng Viện cũng có một kiến trúc mô phỏng lại hình con thuyền trên một thạp đồng tìm thấy trong mộ Nam Việt Vương Triệu Mô (Hồ) tức Văn Đế cháu của Triệu Đà.
 Một kiến trúc trên một bức tường mặt ngoài Bảo Tàng Viện mô phỏng lại hình con thuyền trên một thạp đồng tìm thấy trong mộ Nam Việt Vương Triệu Mô (Hồ) tức Văn Đế cháu của Triệu Đà.

Hình vẽ chi tiết một chiêc thuyền trên một chiếc thạp đồng loại Đông Sơn tìm thấy trong lăng mộ Triệu Mô (Treasures From the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Những thuyền này là những thuyền phán xét linh hồn giống như các thuyền trên trống đồng âm dương Ngọc Lũ I. Tuy nhiên cách diễn đạt đã thể điệu hóa nhiều và có nhiều điểm bình dân học vụ hơn như ở thân thuyền bên trái có khắc hình bốn chiếc trống đồng loại trống tượng Nước hình nồi úp Nguyễn Xuân Quang IV hay Heger IV là trống biểu của tộc mặt trời Nước Chấn thái dương ứng với Lạc Long Quân cho biết thuyền này thuộc tộc mặt trời Nước Chấn (sẽ có một bài viết về những con thuyền trên thạp này).

 
Chiếc thạp loại Đông Sơn tìm thấy trong lăng mộ Triệu Mô, Văn Đế (137-122 BC) (ảnh của tác giả).
Chiếc thạp loại Đông Sơn này cùng loại với các thạp đồng Đông Sơn tìm thấy ở Việt Nam như thạp Đào Thịnh, Hợp Minh… Các thạp đồng thường dùng làm vật cải táng chôn các phần quan trọng của con người như đầu hay tro than sau khi hỏa táng hay dùng làm vật tùy táng, hộ mệnh cho các linh hồn về cõi hằng cửu hay được tái sinh, vì thế trên mặt thạp thường diễn tả cảnh liên hệ với Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo. Chiếc thạp này có các hoa văn loại của đại tộc Đông Sơn và các hình thuyền phán xét linh hồn mang nét đặc thù của văn hóa lưỡng hợp nòng nọc, âm dương, Chim-Rắn, Tiên Rồng, nguyên lý căn bản của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch nòng nọc, cốt lõi của văn hóa Bách Việt. Điểm này cho thấy văn hóa Hoa Hán của Nam Việt đã bị Việt hóa. Văn hóa Hoa Hạ, Tần, Hán của dân du mục, võ biền không có văn hóa thuyền phán xét linh hồn.
Vương biểu chính của Triệu Mô là một mặt ngọc thạch hình Rồng-Phượng tìm thấy đặt ở mắt phải của ông ta.
 Mặt ngọc thạch hình Rồng-Phượng, Vương biểu chính của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
 Mặt ngọc này được các nhà khảo cổ học Trung Quốc chọn làm biểu hiệu (logo) cho Bảo Tàng Viện Nam Việt Vương này.
Mặt ngọc gồm có hai vòng tròn đồng tâm tức hai nòng, thái âm nước. Vòng trong có hình gọi là rồng. Vành ngoài có hình chim gọi là phượng đứng trên một chân rồng. Phần còn lại là hình thái sóng cuộn to, tròn đầu nước và hình sóng cuộn lửa nhỏ, nhọn đầu. Ta thấy rõ chim-rắn (rồng) là lưỡng hợp nước lửa Tiên Rồng đi đôi với các hình sóng cuộn mây nước- lửa chớp cũng là dạng lưỡng hợp nòng nọc, âm dương.
Ở đuôi rồng có hình đĩa tròn trong có hình móc nước. Theo duy dương đĩa tròn này là mặt trời nước, còn theo duy âm là mặt trăng hay không gian âm nước.
Đĩa tròn này cũng cho thấy Triệu Mô nghiêng về nhánh mặt trời Nước ngành Thần Nông-Lạc Long Quân.
Lưu ý con rồng ở đây rất lớn là chủ thể ở tâm điểm của vương biểu trong khi chim phượng nằm vòng ngoài nhỏ con hơn. Điểm này cho thấy văn hóa Nam Việt nghiêng về nước Rồng mang tính chủ tức bị ảnh hưởng của Lạc Việt. Điểm này cũng thấy rõ là vành ngoài của vương hiệu có những hình mây cuộn lớn, cường điệu cho thấy ngành nước thái dương mang tính chủ.  Mây nước là chủ thể trang trí của Nam Việt thấy khắp nới như:
  
Hìh mây nước trên vách lăng mộ Triệu Mô (ảnh của tác giả).
 
Hình mây nước trên chiếc áo quan bọc ngoài bằng sơn mài của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
Hình mây nước  trên tấm bình phong sơn mài (Treasures From the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
 Con rồng ở đây cũng có sừng hình móc nước sóng cuộn là con rồng nước thuộc loại rồng Lạc Long Quân. Ta cũng thấy con rồng còn mang hình bóng của con giao long có cốt cá sấu Việt như không có hai sửng mang gạc hai mấu nhọn, lưỡi không lè ra (lưỡi cá sấu dính sát vào hàm dưới). Rồng giao Việt cá sấu Việt thấy rõ hơn qua cái ấn vàng của Triệu Mô.
 Ấn vàng hình rồng giao long của Triệu Mô (ảnh của tác giả).
 Chi tiết rồng giao long trên ấn vàng (Treasures from the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
Ta thấy rất rõ con rồng này mang hình dạng cá sấu mõm to, hai tai to như hai sừng mang âm tính, có vẩy cá sấu, chân ba móng. Đuôi cuộn hình móc nước’. Đây là rồng nước giao long của Giao Việt khác hẳn với rồng long Trung Hoa.
Chiếc ấn vàng mang tên Triệu Mô, Văn Đế tìm thấy trong lăng mộ là một bằng chứng xác thực lăng mộ này là của Nam Việt Vương Triệu Mô.
Con chim gọi là chim phượng ở đây cũng mang hình bóng chim tổ của Đại Tộc Việt là con chim Rìu, chim Việt mỏ cắt.
Chim phượng còn mang hình ảnh con chim Rìu, chim Việt mỏ Cắt.
 Chim phượng trong vương biểu Rồng-Phượng của Triệu Mô có mỏ rất lớn như mỏ rìu và có mũ sừng, đây chính là con chim mỏ Rìu, chim Việt mỏ Cắt vật tổ của ngành mặt trời thái dương Viêm Đế.
Xác của Triệu Mô được cho mặc một chiếc áo liệm bằng ngọc thạch gồm 2.291 thẻ ngọc ráp lại, cột bằng sợi tơ lụa.
 Xác Triệu Mô được liệm bằng chiếc áo bằng ngọc thạch ráp lại (ảnh của tác giả).
Theo quan niệm xưa các vua chúa được liệm trong áo ngọc thạch vì tin là ngọc thạch giữ cho xác không bị luỗng thối.
Trong mười bộ áo liệm bằng ngọc thạch tìm thấy ở Trung Quốc, bộ áo này là bộ áo lâu đời nhất được kết bằng sợi tơ lụa. Điều này cho thấy tơ tằm có rất sớm trong văn hóa Bách Việt.
Hiển nhiên văn hóa Lạc Việt mặt trời nước còn thấy rõ trong văn hóa Nam Việt. Lịch sử của người Tráng Zhuang  cũng đã ghi lại là nước Nam Việt  được người Tráng Zhuang hỗ trợ cho tới khi Nam Việt suy tàn vào năm 111 Trước Tây Lịch ( Lạc Việt Tráng Zhuang).
Một Vài Cổ Vật Việt Khác
Ngoài ra trong mộ còn tìm thấy nhiều chứng vật liên hệ với văn hóa Bách Việt như:
.Người dũng sĩ Việt được dùng làm chân đỡ tấm bình phong:
Dũng sĩ Việt dùng làm chân đỡ bình phong (ảnh của tác giả).
Người dũng sĩ Việt tay cầm đầu rắn và miệng ngậm rắn. Các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho rằng dùng rắn là mục đích để xua đuổi đi tà ma, điều xấu. Thật ra rắn là vật tổ của ngành nước Thần Nông-Lạc Long Quân-Lạc Việt có ý nghĩa bao gồm trọn vẹn tất cả ý nghĩa của Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo hiển nhiên trong đó có ý nghĩa duy tục là che chở, bảo mệnh.
.Nồi ba chân bằng sắt kiểu đặc thù Việt.
Ngoài nhiều dụng cụ bằng đồng, đặc biệt nhất là chiếc nồi ba chân bằng sắt kiểu đặc thù Việt.
Nồi sắt kiểu đặc thù Việt ba chân (Treasures from the Nanyue King, The Museum of the Nanyue King, Cultural Relics Press).
 Chiếc nồi sắt kiểu đặc thù Việt là mẫu vật bằng sắt lớn nhất tìm thấy ở vùng Lĩnh Nam này cộng chung với 190 dụng cụ bằng sắt tìm thấy trong lăng mộ cho thấy Nam Việt đã có một kỹ thuật cao trong việc tôi luyện đúc đồ sắt.
Trong lăng mộ không tìm thấy trống đồng mà chỉ có thạp đồng Đông Sơn vì thạp đồng như đã nói ở trên liên hệ với mai táng trong Vũ Trụ giáo. Tuy nhiên ở những nơi khác ở Quảng Châu dĩ nhiên cũng tìm thấy trống đồng. Đặc biệt nhất là tìm thấy một chiếc trống bằng gốm làm theo kiểu trống đồng.
Trống gốm có niên đại đời Tây Hán làm theo kiểu trống đồng tìm thấy ở Nongliaxia, năm 1986 hiện để tại Bảo Tàng Viện Quảng Châu (ảnh của tác giả).
Trống đồng bằng gốm này cũng giống trống đồng bằng đất sét là chứng tích hùng hồn cho thấy trống đồng không phải làm ra với chủ đích dùng làm bộ gõ trong âm nhạc mà là trống mang ý nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Vân vân…
Tóm lại những chứng tích khảo cổ học tìm thấy ở lăng mộ Triệu Mô Văn Đế cháu của Triệu Đà Vũ Đế cho thấy Nam Việt vẫn còn giữ nguyên cốt lõi của Bách Việt và văn hóa Tần Hán đã bị Việt hóa. Triệu Mô nghiêng về ngành nòng âm thái dương Thần Nông Lạc Long Quân của Bách Việt, Người Mặt Trời.
Sự vắng bóng của con Triệu Đà qua sự kiện Triệu Đà truyền ngôi cho cháu Triệu Mô cho thấy con trai Triệu Đà là Trọng Thủy đã mất vì thế truyền thuyết cho rằng TrọngThủy tự tử chết theo Mỵ Châu có thể là có thật.

Thời Bắc thuộc

Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến này của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm truyền thống từ thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 trước Công nguyên khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ 18 khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam, và tiếp nối là sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ 20. Các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 208 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương

Thuộc Hán( 111 TCN-39  )

Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 207 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc.

Năm 111 TCN, quân của Hán Vũ Đế xâm lược nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á[11]. Trong thế kỷ thứ 1, các tướng Lạc vẫn còn được giữ chức, Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn. Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau ba năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy, Hai Bà Trưng đã tuẫn tiết trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c3/Han_map.jpg

 Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵; mất ngày mùng 6 tháng 2 năm Quý Mão 43) là tên gọi chung của Trưng Trắc (chữ Hán: 徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai chị em) là anh hùng dân tộc của người Việt. Hai Bà Trưng khởi binh chống lại quân Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và tự phong là Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử. Đại Việt Sử ký Toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử Việt Nam.

Các Lạc tướng Mê LinhChu Diên có ý chống lại sự cai trị tàn bạo của Thái thú Tô Định. Tô Định bèn bắt giết Thi Sách để trấn áp tinh thần người Việt.
Tháng 3, năm Canh Tý (40), vì Tô Định dùng pháp luật trói buộc, lại thù Tô Định giết chồng mình, Trưng Trắc cùng với em gái là Trưng Nhị nổi binh đánh hãm trị sở ở Luy Lâu (thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Theo nhà nghiên cứu Lê Mạnh Thát, không có thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất và cuộc chiến đầu của Hai Bà Trưng là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của một nước độc lập, chứ không phải là một cuộc khởi nghĩa lật đổ ách thống trị của ngoại bang.[1] Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc). Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương (hay Trưng Vương).
Tương truyền, Hai Bà Trưng đã đọc lời thề trước khi xuất binh:
"Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kêu oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"
(Thiên Nam ngữ lục)
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy bà xưng vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, các quận biên thùy, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp PhốGiao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[2] đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán, thế cô bị thua, đều tử trận[3]. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong thì tàn quân đầu hàng, Mã Viện bèn dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[4] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt). Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán. Người dân đã dựng đền thờ Trưng Nữ Vương ở xã Hát Giang, huyện Phúc Lộc (nay ở Hát Môn, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), và ở đất cũ thành Phiên Ngung cũng có[5].

Liên Lẩu (chữ Hán: 羸𨻻), hay bị gọi lầm là "Luy Lâu" (xem mục Tên gọi bên dưới), là quận trị của quận Giao Chỉ và châu trị của Giao châu. Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam.

Địa danh này trong vốn được viết bằng chữ Hán là "羸𨻻" hoặc "𨏩𨻻" [1][2][3][4]. Chữ "羸" trong "羸𨻻" theo phiên thiết trong các vận thư của Trung Quốc đọc là "liên", không đọc là "luy" [3], còn chữ "𨻻" đọc là "lẩu", không đọc là "lâu" [5], "羸𨻻" đọc là "Liên Lẩu". Chữ "羸" ngoài âm "liên" hiếm gặp, chỉ dùng làm tên địa danh còn có một âm đọc khác thường gặp hơn là "luy" [3][6]. Chữ "𨻻" ngoài âm "lẩu" còn có hai âm đọc khác là "lâu" và "lũ" [7]. Do chữ "𨻻" hiếm gặp nên có khi bị thay bằng chữ 婁 hay gặp hơn. Chữ "婁" có năm âm đọc là "lu", "lũ", "luy", "lâu", "lẩu" [8]. Do sự phức tạp về âm đọc của chữ Hán mà "羸𨻻" trong các tài liệu tiếng Việt hay bị đọc sai âm Hán Việt thành "Luy Lâu". Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書) địa danh Liên Lẩu được gọi là "Doanh Lâu" (籯漊, 籯樓) [9]. Bản dịch tiếng Việt "Đại Việt sử ký toàn thư" của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã sửa thành là "Liên Lâu" và chú thích "cũng thường đọc là Luy Lâu", đọc đúng âm "liên" nhưng sai âm "lâu".
Âm Hán ngữ trung cổ của Liên Lẩu 羸𨻻 dựa theo phiên thiết và thanh mẫu, vận mẫu do Cao Bổn Hán (高本漢), Vương Lực (王力), Lý Vinh (李榮), Thiệu Vinh Phân (邵榮芬), Trinh Trương Thượng Phương (鄭張尚芳), Phan Ngộ Vân (潘悟雲) và Bồ Lập Bổn (蒲立本) [10][11] khôi phục:
  • Cao Bốn Hán: lien lə̯u
  • Vương Lực: lien ləu
  • Lý Vinh: len lu
  • Thiệu Vinh Phân: lɛn ləu
  • Trịnh Trương Thượng Phương: len ləu
  • Phan Ngộ Vân: len ləu
  • Bồ Lập Bổn: lɛn ləw

Sĩ Tiếp (Hán tự: "士燮" hoặc "士爕") (137-226), có khi bị gọi sai là Sĩ Nhiếp, là thái thú cai trị đất Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) vào thời Bắc thuộc từ năm 187 đến năm 226 (cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc). Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.Trong thời kỳ bắc thuộc nhà Đông Ngô. Sĩ Nhiếp, một quan chức người Hán được vua Ngô cử làm thứ sử Giao Châu, ông đã cho xây dựng lại thành Luy Lâu, đặt làm trung tâm của bộ máy cai trị.

Đô thị Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống, giữa trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, trong đó Sông Dâu giữ vai trò trục không gian kiến trúc chính. Các công trình của đô thị chủ yếu dựng đặt, xây cất bên bờ Sông Dâu (thành lũy bên một bờ sông). Trung tâm đô thị là tòa Thành Luy Lâu kiên cố và bề thế - trụ sở chính và căn cứ quân sự của bộ máy cai trị. Trong thành là công đường, dinh thất, nhà cửa, đồn trại, kho bãi… Mặt lũy thành là tháp canh, đồn trại, bao lấy lũy thành là hào sâu, lũy tre dày đặc nhằm bảo vệ bộ máy cai trị của phong kiến ngoại tộc.
Ngoài thành, ở hai phía Nam - Bắc là nhà ở, dinh thự, lầu gác của quan lại, quý tộc là chủ yếu, mà nay còn lại dấu tích khảo cổ và địa danh Văn Quan, Phương Quan, Mã Quan, Cánh Sở…
Di tích để lại ngày nay chỉ còn một đoạn tường thành nhỏ còn sót lại, tại xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh, trước mặt thành là con sông Dâu (một con sông cổ nay đã bị bồi lắng, từng nối sông Thái Bình với sông Hồng, nằm song song với sông Đuống ngày nay) làm thành hào tự nhiên. Theo nghiên cứu khảo cổ học, thành Luy Lâu hình chữ nhật, có diện tích khoảng 300m x 600m chếch theo hướng tây nam
Theo các nguồn sử liệu, các nước phương Tây và phương Nam muốn buôn bán, giao thiệp với Trung Quốc đều phải theo con đường Giao Chỉ. Từ Tr.C.N và nhất là từ thế kỷ II-III S.C.N trở đi, ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Giao Châu và thuyền buôn của họ thường xuyên có mặt ở Luy Lâu. Những chứng tích vật chất và các nguồn tài liệu ở Luy Lâu đã khẳng định Luy Lâu thực sự là trung tâm thương mại lớn - một đô thị cảng mang tính quốc tế của nước ta thời Bắc thuộc.Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Đây là nơi đầu tiên Sỹ Nhiếp mở trường lớp dạy chữ và văn hoá Hán. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã cho thấy Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cỏ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Kinh Việt.

 Thành cổ Luy Lâu hấp hối

            - Chúng tôi thực sự thất vọng khi chứng kiến quần thể di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia như thành cổ Luy Lâu (Bắc Ninh) đang tồn tại trong một khung cảnh “nhơ nhớp” của rác thải.

Thực trạng báo động
Thành cổ Luy Lâu (còn có tên gọi khác là Siêu Loại, Lũng Khê) thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, gắn liền với thời kỳ giặc phương Bắc xâm lược nước ta từ Tây Hán đến nhà Đường. Thành có cấu trúc hình chữ nhật (3.000x200m) với lũy, hào, cửa, vọng, gác… Trước đây, 4 góc thành có 4 trạm gác gọi là “Tứ trân”, ở đoạn giữa phần quay ra sông Dâu có một ngôi nhà nhỏ gọi là Vọng Giang Lâu với lối kiến trúc thời Lê Mạt.
Đường vào thành cổ bừa bộn và đầy rác thải.
Với những giá trị lịch sử to lớn đó, thành cổ Luy Lâu đã sớm xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia ngày 13.1.1964. Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Khoa – Trưởng ban Văn hóa, thể thao xã Thanh Khương cho biết: “Nếu so với diện tích ban đầu thì thành cổ Luy Lâu đã mất khoảng 25%, cụ thể là phía tây dài 328m, phía đông dài 320m, bắc 680m, nam 520m”.
Tòa thành hiện nay chỉ còn lại là một bãi đất trống với một đoạn tường thành, những di tích mộ táng, khu cư trú, hào sâu, thành đất cao đều đã và đang bị xâm hại. Nguy hại và phản cảm hơn là hiện trạng rác thải ngập tràn trên con đường vào thành cổ do chợ làng án ngữ ngay tại ngay cổng vào thành.
Cũng theo ông Khoa: “Ngoài chợ họp hàng ngày, vào các ngày 2, 5, 7, 10 âm lịch hàng tháng là các phiên chợ họp vào buổi sáng. Vào những ngày đó, số lượng người tham gia rất đông, và theo đó, một lượng rác thải rất lớn đổ ra. Xã cũng đã có kế hoạch di chuyển chợ, trả lại cảnh quan cho thành, tuy nhiên kế hoạch đó vẫn chỉ nằm trên giấy tờ. Lượng rác thải đầy lên mỗi ngày nhưng chưa tìm ra chỗ tập kết”.
Theo quan sát của chúng tôi, một phần của con ngõ nhỏ bị biến thành chợ khiến thành Luy Lâu bị bịt mất lối vào tất cả các buổi sáng hàng ngày. Sau khi chợ tan thì nào rác rưởi, túi nylon, bàn bán thịt… ngổn ngang, bừa bãi làm cho lối đi vào thành Luy Lâu như một bãi rác. Kinh khủng nhất là mùi tanh hôi của những loại thực phẩm ươn thối bốc ra khiến những người muốn vào thành vãn cảnh chỉ còn cách bịt mũi để vượt qua.
Mỏi mắt mong chờ
Từ khi được công bố là di tích lịch sử văn hóa (1964) đến nay, thành cổ Luy Lâu đã được trùng tu 2 lần. Tuy nhiên, bác Đỗ Như Nghiên (thủ từ đền Sỹ Nhiếp) cho biết: “Việc trùng tu chủ yếu tập trung ở khu vực đền và chỉ ở mức độ sửa sang hỏng hóc nhỏ. Nhiều lần dân làng có mong muốn đóng góp xây dựng nhưng vì đây là di tích cấp quốc gia nên việc trùng tu phải do trên quyết định và người dân chỉ biết chờ đợi mà thôi”.
Ông Nguyễn Duy Khoa cho biết thêm: “Cuối năm 2011, Công ty Liên hiệp Văn hóa Đông Nam Á đã về đặt vấn đề với xã đầu tư tu bổ đường đi, xây dựng các công trình công cộng, giải trí với mục đích vừa tu bổ cảnh quan, kết hợp với kinh doanh nhưng việc triển khai thực hiện thì chưa biết bao giờ”.
Lần trùng tu đầu tiên (năm 2001) với kinh phí 100 triệu đồng, do cơ quan bảo tồn, bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đầu tư xây dựng nhà tiền đường. Lần thứ 2 vào đầu năm 2011, tiến hành trùng tu nhà hậu cung thờ Sỹ Nhiếp với kinh phí 82 triệu và toàn bộ công sức lao động do người dân xã Thanh Khương đóng góp.
Hai lần trùng tu vẫn đảm bảo giữ nguyên hiện trạng cũ của thành cổ Luy Lâu, chỉ sửa lại những chỗ hỏng hóc như lớp mái, chống dột… còn một phương án trùng tu tổng thể thì vẫn chưa.
http://mytour.vn/upload_images/Image/Viet%20Nam/Ha%20Noi/Den%20Hai%20Ba%20Trung/evj1365565722.jpg

 

Mã Viện (tiếng Trung chính thể: 馬援; bính âm: Mǎ Yuán) (14 TCN-49), tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng[1] (nay là huyện Phù Phong, địa cấp thị Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) là một viên tướng người Hán trong thời kì nhà Đông Hán. Hậu duệ nổi tiếng của ông là Mã ĐằngMã Siêu một danh tướng trong thời kì Tam Quốc, Mã Đại, trọng thần nhà Thục Hán[2]. Lăng mộ của ông còn ở đông bắc Hưng Bình, Thiểm Tây ngày nay. Ông còn được gọi là Phục Ba tướng quân hay Mã Phục Ba[1] (Trích trong Hậu Hán thư chép năm Vĩnh Bình thứ nhất tức năm 58: 何故不畫伏波將軍像? (hà cố bất họa Phục Ba tướng quân tượng?).
Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, phục vụ vua Hán Quang Vũ Đế thống nhất đế quốc sau thời kỳ loạn Vương Mãng. Ngoài những thành tích quân sự, ông còn được biết đến bởi sự kiên trì và sự tôn trọng của ông đối với đồng nghiệp, bạn bè và thuộc cấp, ông cũng được đánh giá cao về vấn đề kỉ luật cá nhân[cần dẫn nguồn]. Con gái của ông sau này đã trở thành hoàng hậu của vua Hán Minh Đế - tức là Minh Đức hoàng hậu.
Các cuộc chinh phạt quân sự bao gồm các cuộc hành quân chống lại người Việt ở phía nam và các bộ lạc Vũ Lăng (ngày nay là miền đông tỉnh Quý Châu và tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).
Một trong những chiến tích lớn nhất của ông là việc chinh phạt Giao Chỉ. Ông dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và em bà là Trưng Nhị vào năm 43 ở Nam Việt. Vì vậy, trong chính sử Việt Nam, ông bị coi là kẻ xâm lược[3][4]. Nhờ thành tích này, ông được phong là "Phục Ba tướng quân", tước Tân Tức hầu, ban cho thực ấp 3.000 hộ[1]. Ông được một số người Hán tôn kính (giống như trường hợp của các chiến binh vĩ đại trong thời kì đó) và các đền thờ ông đã được dựng tại một số nơi trong khu vực này trên lãnh thổ Trung Quốc.
Năm 49, trong khi đem quân đi chống lại các bộ lạc Ô Hoàn, Mã Viện qua đời vì một bệnh truyền nhiễm, cũng là bệnh đã giết chết một lượng lớn quân của ông. Trước đó, đội quân của Mã Viện đã đánh bại quân đội của lãnh chúa Ngỗi Hiêu (隗囂) (khoảng năm 30-33), là người kiểm soát khu vực miền đông tỉnh Cam Túc.

Cột đồng Mã Viện, theo một số sử cũ, là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy quân đội nhà HánMã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt[1], và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà TrưngGiao Chỉ vào năm 43.
Việc làm này đã được nhiều sử gia Việt NamTrung Quốc quan tâm. Tuy nhiên, "cột đồng Mã Viện" có thật hay chỉ là lời truyền, và nếu có thì nó được dựng ở nơi đâu, vẫn là vấn đề chưa có kết luận thỏa đáng.


http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/0/03/Ma_Yuan.JPG

 Tượng Mã Viện tại núi Phục Ba, Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc

Thời Bắc thuộc lần thứ 2 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 43 đến năm 543. Thời kỳ này bắt đầu khi Mã Viện theo lệnh Hán Quang Vũ Đế đánh chiếm lại Giao Chỉ từ tay Trưng Vương, kéo dài đến khi Lý Bí khởi binh đánh đuổi thứ sử nhà Lương là Tiêu Tư năm 542 rồi lập ra nước Vạn Xuân năm 544.
Thời kỳ Bắc thuộc lần 2 kéo dài ngót 500 năm.( 43-543  )

Giành độc lập ngắn ngủi sau thuộc Hán đến trước thuộc Đường 

Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu dành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc ĐạtTriệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường NhânLý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.
Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602

Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙), còn được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (225248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Sử gia Ngô Sĩ Liênthế kỷ 15 viết:
Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1]
Sử nhà Nguyễnthế kỷ 19 cũng đã chép:
Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.[2]
Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông NgôTôn Quyền bèn chia đất từ Hợp Phố về Bắc thuộc Quảng Châu dùng Lữ Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố về Nam là Giao Châu, sai Đại Lương làm thái thú, và sai Trần Thì làm thái thú quận Giao Chỉ. Lúc bấy giờ, con của Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng là thái thú, liền đem binh chống lại.
Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lữ Đại giết chết Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.
Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226)[3] tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên [hay còn gọi là Yên Thôn], xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa).
Thủa nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt [5], bà giết đi rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân gian khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[7] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi[8] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh[9], vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [10]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.[11]
Lý Trường Nhân (chữ Hán李長仁) là một thủ lĩnh địa phương, cát cứ Giao Châu, tự trị với chính quyền phong kiến phương Bắc trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần II.
Không tài liệu nào ghi chép về thân thế cũng như năm sinh, năm mất của ông. Sử Trung Quốc chỉ nói Lý Trường Nhân là một “thổ nhân”, một “Giao châu nhân” (người Giao châu). Có lẽ ông thuộc tầng lớp hào trưởng địa phương và trước đó chưa làm quan chức gì cho chính quyền đô hộ.[1]
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, Lý Trường Nhân cùng với em họ là Lý Thúc Hiến tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, tự xưng là Thứ sử.
Trong vòng ba tháng, dân chúng Giao Châu tìm giết quan quân đô hộ cùng những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Lý Trường Nhân sau đó sai sứ sang xin vua Lưu Tống chính thức phong cho chức Thứ sử, nhưng Lưu Tống Minh đế không đồng ý, chỉ cho ông làm Giao Châu hành kinh lược sứ. Lưu Tống đế liên tiếp cử cử Ngô Hỷ, rồi Tông Phụng Bá sang Giao Châu để làm Thứ sử nhưng bọn Hỷ, Bá đều sợ không dám đi.
Tháng 8 năm 468, Lưu Bột được cử sang làm Thứ sử Giao Châu, nhưng bị Lý Trường Nhân chống lại và bị chết. Dù vậy, sau đó Lý Trường Nhân vẫn sai người sang Tống xin hàng, nhưng vẫn quản lãnh công việc ở Giao Châu. Nhà Tống buộc phải chấp thuận cho ông chức Thứ sử Giao Châu.[2]
Sau khi ông mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh.
Lý Thúc Hiến (chữ Hán李叔獻) là một thủ lĩnh địa phương, cát cứ Giao Châu, tự trị với chính quyền phong kiến phương Bắc trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần II.
Cũng như anh họ Lý Trường Nhân, các nguồn sử liệu không ghi chép lại về thân thế cũng như năm sinh, năm mất của ông.
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, ông cùng anh họ Lý Trường Nhân tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, cùng quan quân đô hộ và những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Dù Lưu Tống Minh đế không đồng ý, nhiều lần cử quan viên sang làm Thứ sử nhưng đều bị anh em Lý Thúc Hiến đánh bại, nên đành phải phong cho Lý Trường Nhân chức Thứ sử.[1]
Sau khi Lý Trường Nhân mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh ở Giao Châu, tự xưng Thứ sử. Năm 477, nhà Lưu Tống cử Tả thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán sang Giao Châu làm Thứ sử; chỉ công nhận cho Lý Thúc Hiến làm Ninh Viễn Tư mã, lĩnh Thái thú hai quận Vũ Bình và Tân Xương. Thúc Hiến đã được mệnh của triều đình nhà Tống, lại được lòng người theo phục, bèn đem quân giữ nơi hiểm, không chịu thu nạp Thẩm Hoán. Thẩm Hoán phải ở lại Uất Lâm rồi chết.[2]
Tháng 7 năm 479, Nam Tề Cao đế lên ngôi, “xá tội” cho Giao Châu, sai sứ sang tuyên dương Lý Thúc Hiến là “văn võ toàn tài” và công nhận Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu.[3]
Mặc dù vậy, nhà Nam Tề vẫn nuôi dã tâm khôi phục Giao Châu. Đầu năm 485, Nam Tề Vũ đế sai Đại tư nông Lưu Khải làm Thứ sử Giao Châu, chỉ huy quân đội các quận Hiến Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đàn áp Lý Thúc Hiến và phong trào tự trị. Lý Thúc Hiến sai sứ sang Tề tâu xin bãi binh và theo lệ vài năm lại dâng 20 cỗ mũ đầu mâu toàn bằng bạc và dải lụa bằng lông công, nhưng vua Tề không nghe. Trước sức ép đó, Thúc Hiến phải sang đầu hàng nhà Tề, chấm dứt chính quyền tự trị gần 20 năm của anh em Lý Trường Nhân.[4]
Lý Nam Đế (chữ Hán: 李南帝; 503548) là vị hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lý và khai sinh nhà nước Vạn Xuân trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Bí (李賁), còn gọi là Lý Bôn[1], người làng Thái Bình, phủ Long Hưng[2], Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). [1] Tuy nhiên, theo nhận định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay.[3]
Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên (chưa rõ ở đâu, có lẽ gần thành phố Bắc Ninh ngày nay). Ông nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhiều sách sử cho biết tổ tiên của Lý Nam Đế là người Trung Quốc, vào cuối thời Tây Hán thì tránh sang ở Việt Nam (lúc đó đang là thuộc địa của Trung Quốc) để trốn nạn binh đao. Qua 7 đời, đến đời Lý Bí thì dòng họ Lý đã ở Việt Nam được hơn 5 thế kỷ. Chính sử Trung Quốc đều coi Lý Bí là "Giao Châu thổ nhân".[4]
Theo sách Văn minh Đại Việt của Nguyễn Duy Hinh căn cứ các thần phả thì Lý Bí không phải là thế hệ thứ 7 mà là thế hệ thứ 11 của họ Lý từ khi sang Việt Nam. Khoảng cách 11 thế hệ trong 5 thế kỷ hợp lý hơn là 7 thế hệ trong 5 thế kỷ. Theo đó, đời thứ 7 là Lý Hàm lấy bà Ma thị là người Việt, sinh ra Lý Thanh. Lý Thanh phục vụ dưới quyền thứ sử Giao châu là Đàn Hòa Chi nhà Lưu Tống thời Nam Bắc Triều (Trung Quốc). Lý Thanh sinh ra Lý Hoa, Lý Hoa sinh ra Lý Cạnh. Lý Cạnh sinh ra Lý Thiên Bảo và Lý Bí[5]. Nguồn tài liệu khác cho biết vợ Lý Cạnh là Phí thị, ngoài Lý Thiên Bảo và Lý Bí còn sinh ra Lý Xuân và Lý Hùng.[4]
Về quê hương Lý Bí, các nguồn tài liệu ghi khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thưLịch triều hiến chương loại chí ghi ông là người Thái Bình, phủ Long Hưng. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: "tên Thái Bình đặt từ thời Đường (618-907), còn Long Hưng đặt từ thời Trần (1225-1400)", như vậy gọi Thái Bình và Long Hưng là gọi theo tên sau này đặt. Các sử gia nhà Nguyễn xác định Long Hưng thuộc Thái Bình và cho rằng quê Lý Bí thuộc Thái Bình. Việt Nam Sử Lược ghi rằng phủ Long Hưng thuộc tỉnh Sơn Tây (cũ). Các nhà nghiên cứu hiện nay chỉ ra rằng: thời Bắc thuộc, tỉnh Thái Bình hiện nay vẫn là biển. Tên gọi Thái Bình thời Bắc thuộc nằm trong khoảng vùng Sơn Tây[6]. Tại khu vực này có nhiều đền thờ Lý Bí và những người gắn bó với ông như Triệu Túc, Phạm Tu, Lý Phật Tử.
Nhân kỷ niệm 1.470 năm (542 - 2012) ngày cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, ngày 6/10 tại Hà Nội, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề về Vương triều Tiền Lý và quê hương của vua Lý Nam Đế" với sự tham dự của đông đảo các nhà sử học, nhà khoa học và nhân dân địa phương (Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ,...). Dựa trên cơ sở tư liệu điền dã thực địa ở các vùng: xã Tiên Phong - huyện Phổ Yên và huyện Thái Thụy, kết hợp với thần tích, truyền thuyết… còn lưu giữ tại các xã Giang Xá, Lưu Xá (huyện Hoài Đức), 27 tham luận tại hội thảo đưa ra kết luận vua Lý Nam Đế có quê gốc ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.[3][7][8]


Về kinh đô của nước Vạn Xuân: "Lý Nam Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên. Về Thành Long Biên: Thành Long Biên toạ lạc tại xã Hoà Long huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, nay là xã Hoà Long. thành phố Bắc Ninh.(Sách Dư địa chí Bắc Ninh). Hiện nay tại xã Hoà Long, thành phố Bắc Ninh còn rất rõ dấu tích một dạng thành cổ. Thành cổ nằm sát đê sông Cầu, có dạng hình tròn, thành nội là một ốc đảo dạng hình tròn có diện tích khoảng 50ha; hào nước bao quanh chỗ rộng nhất đến 147m, chỗ hẹp nhất cũng hơn 100m,chu vi ngoài của hào nước dài 3340m, ngoài hào nước có đường bao quanh dài 3865m. Tổng diện tích khu vực này là 112,5 ha.


Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy, kết thúc triều đại Triệu Việt Vương.
Triệu Quang Phục là con Triệu Túc, người huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân.
Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương.
Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm,Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Bãi ấy gọi là "bãi Tự Nhiên", đầm ấy là "đầm Nhất Dạ", ngày nay vẫn còn tên gọi cũ.
Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557.), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Ông vào thành Long Biên ở.
Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Trước đó, khi Lý Nam Đế tránh ở động Khuất Lạo, Thiên Bảo cùng với tướng người trong họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Lý Thiên Bảo thua, thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao, thấy động Dã Năng ở đầu nguôn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang Vương.
Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với quân của Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình, năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, mà quân của Lý Phật Tử luôn thua, ngờ là ông có thuật lạ, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật Tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm, Hà Nội) cho ở phía tây của nước, Lý Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm, xã ấy nay có đền thờ thần Bát Lang, tức là đền thờ Nhã Lang). Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Triệu Quang Phục quá tin vào sức mạnh quân sự của mình, mất cảnh giác nên đã bị suy yếu đáng kể. Nhã Lang ở rể, thực chất là để hoạt động gián điệp nên nội tình của Triệu Việt Vương đã bị Lý Phật Tử nắm rõ.
Năm 571, Lý Phật Tử phụ lời thề, đem quân đánh. Ông yếu thế không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật Tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Họ Triệu mất nước.
Theo Đại Nam Quốc sử Diễn ca, Trương HốngTrương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gã Cảo Nương cho Nhã Lang:
Có người: Hống, Hát họ Trương
Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu,
Rằng: “Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu,
Hôn nhân là giả, khấu thù là chân.
Mảnh gương vãng sự còn gần,
Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên?
Dã Năng (Hán tự: 野能) (tồn tại 548-571, sau năm 571 tới năm 602 gộp vào nước Vạn Xuân) là một quốc gia tồn tại đồng thời với nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam.
Nước Dã Năng kéo dài 23 năm, tổng cộng có 2 đời xưng vương gồm Lý Thiên BảoLý Phật Tử. Sau đó năm 271 Lý Phật Tử tấn công vào Vạn Xuân, giành ngôi Triệu Việt Vương gộp vào nhà Tiền Lý xóa bỏ quốc hiệu Dã Năng.

Vị trí

Đại Việt sử ký toàn thư xác định "động Dã Năng ở đầu nguôn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ", thuộc "đất người Di Lạo ở Ai Lao" (Lào)[1].

Thành lập

Tháng 3 năm 548, nghe tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Trần Bá Tiên vây đánh nhiều lần không được.
Lý Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, Lý Thiên Bảo mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang vương.
Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là Lý Phật Tử lên nối ngôi.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật Tử có phần kém thế hơn. Phật Tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ rằng Phật Tử là người họ của Tiền Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước. Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội).

Sáp nhập vào nước Vạn Xuân

Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Việt vương bằng lòng, nên hai nhà kết thành thông gia. Vì yêu quý Cảo Nương nên Việt Vương cho Nhã Lang ở gửi rể.
Sau Nhã Lang biết được bí mật về quân sự của Triệu Việt Vương, báo lại cho Lý Phật Tử. Phật Tử mang quân đánh úp Việt Vương. Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích, nhưng đến đâu cũng bị quân của Phật Tử đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, than rằng: "Ta hết đường rồi!", bèn nhảy xuống biển tự vẫn.
Người sau cho lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha nay là huyện Đại An?)
Truyền thuyết kể rằng: Nhã Lang bảo vợ: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp vua, chiếm lấy nước.
Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí.
Đền thờ Triệu Việt Vương
hay Miếu Độc Bộ ở cửa biển Đại Nha

Di Tích Dạ Trạch Vương ở Đại Nha
và Lễ Hội Ngã Ba Sông

Theo “ Thiên nam ngũ lục” thì Đức Triệu Quang Phục là con trai của quan Thái thú Triệu Túc, người Chu Diên, phủ Vĩnh Tường, Vĩnh Yên. ở sách “ các triều đại Việt Nam” nói Chu Diên thuộc Hưng Yên.lại có thuyết cho rằng thuộc Đan Phượng- Hà Tây ( Sách “Lịch Sử Việt Nam”. Tập I, Nxb. Đh và THCN, H.1983, tr.406 nói: “ Chu Diên là vùng Đan Hoài, nay thuộc ngoại thành Hà Nội”, còn “ sổ tay địa danh Việt Nam “ của Đinh Xuân Vịnh, nhà xuất bản lao động, H.!966.tr.109 thì nói: “ Chu Diên thuộc quận Giao Chỉ đời Hán, tương đương với tỉnh Vĩnh Yên ngày nay. Lại cho biết thêm, có điểm Ô Diên, nay là làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng_ lời chú của đân tộc và thời đại).
Cả hai cha con Triệu Quang Phục đã theo Lý Nam Đế từ buổi đầu, vừa là tướng tài, vừa là bậc trung thần ái quốc nên được Lý Nam Đế giao cho thống lĩnh binh quyền , để tiếp tục sự nghiệp cứu nước của nhà Tiền Lý còn dang dở.
Từ đó, Triệu Quang Phục bèn rút quân về đầm Dạ Trạch (nay thuộc huỵện Khoấi Châu, Hưng Yên). Đó là nơi đầm lầy, cỏ mọc như rừng. Người thiết lập doanh trại rất bí mật. đường ra vào rất hiểm trở ngay trên bãI cát giữa đầm. Ban ngày tắt khói, ban đêm tắt lửa, im hơi lặng tiếng. Đêm đến, nghĩa quân của Triệu Quang Phục mới kéo thuyền ra đánh vào các doanh trại của quận Lương. Vì biết xây dựng căn cứ chuyển sang lối đánh nhỏ. đánh lẻ, quân ta dần dần khôi phục lại lực lượng, gây cho địch nhiều thiệt hại, lấy được nhiều lương thực để nuôi quân và giữ vững đựơc sức chiến đấu bền bỉ, lâu dài. Từ đấy Đức Triệu Quang Phục được tôn là Dạ Trạch Vương ( vua Đầm Đen – dt Và th ) Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục xưng hiệu là Triệu Việt Vương.
Năm Canh NGọ (550), nhà Lương có loạn to , thế lực suy yếu, Triệu Việt Vương từ căn cứ Dạ Trạch biết rõ gan ruột giặc liền xuất toàn bộ quân giao chiến giết được tướng giặc là Dương Sằn (có sách gọi là Dương Sàm) thu lại kinh đô, khôI phục nền độc lập cho nước Vạn Xuân.
Trước khi Lý Nam Đế mất, ông thất thế chạy về động Khuất Lão thì người anh ruột là Lí Thiên Bảo cùng người anh họ là Lý Phật Tử (Lý Thiện Long?) đem quân chạy vào đất Cửu Chân. Bị quân Lương xua đuổi, Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử phải chạy vào Châu ái (Thanh Hoá) giáp Lào rồi đóng đô ở Dã Năng xưng là Đào Lang Vương. Lý Thiên Bảo mất, không có con , binh quyền thuộc về tay Lý Phật Tử. đến năm Đinh Sửu (557) Lý Phật Tử đem quân về đánh Triệu Việt Vương nhưng không thắng. Lý Phật Tử mới giảng hoà và xin thề cùng nhà Triệu xây dựng giang sơn. Triệu Việt Vương nghĩ tình họ Lý cũng thuận chia đất cho Phật Tử. Phật Tử đóng đô ở Ô Diên nên mới có câu: “Ô Diên chi giới lưỡng phân chí tồn Nam Lý”. Nghĩa là “ Ô Diên địa giới chia đôi- vì chút nghĩa để còn nhà Nam Lý “
Triệu Việt Vương còn gả con gáI là Cảo Nương cho Nhã Lang – con trai Lý Phật Tử để tỏ lòng hoà hiếu. Tướng Chương Hống và Chương Hát vừa là tướng tin cẩn của Đức Vua vừa là cháu gọi vua bằng cậu đã can ngăn, không nên thông gia với ngưòi cựu thù và lấy chuyện Thục An Dương Vương từ VI thế kỉ trước ra để nhà vua sáng tỏ , nhưng vua không nghe. Hai tướng bất bình bỏ đi. Vì thiếu hai tướng kiêm tài văn võ nên nhà Vua đêm ngày mải chăm lo binh mã, việc ở rể của Nhã Lang hình như quên bẵng . Một hôm Nhã Lang hỏi vợ: “ trước vua cha chúng ta là cựu thù với nhau, nay là thông gia , chuyện này chẳng cũng hay lắm ư. Nhã Lang đã hỏi vợ về binh pháp của cha nàng vì sao mà đánh lui được quân Lương và thắng luôn cả quân của cha mình . với ý đồ thâm hiểm đêm ngày, Cảo Nương không biết được mưu chồng, đã lấy mũ đâu mâu cho xem và Nhã Lang đã bao lần chau chuốt. Cuối cùng , Nhã Lang ngầm đổi móng rồng, tráo đựơc Long Chảo rồi trở về cùng cha là Lý Phật Tử kéo quân sang đất của Triệu Quang Phục thách đánh.
Nhà vua tin vào hiệu lực của mũ Long Chảo (tức móng rồng) đưa quân ra cự chiến, nhưng Long Chảo đã mất tác dụng , các tướng tài lại phần vì chểnh mảng , phần vì bất ngờ , không ứng phó kịp… Vua bèn thu quân chạy xuống phía Nam đóng trại ở vùng Sơn Nam. Quân Lý Phật Tử đuổi theo, vua chạy tới của Đại Nha (tức Độc Bộ ngày nay) thuộc Yên Nhân – Ý Yên –Nam Định thì gặp cửa biển, đường đi đã nghẽn lối, tương truyền nhà vua hô lớn: ”Hoàng Long Vương thần không giúp ta sao?” Đại Nha nổi sóng rồng vàng xuất hiện rẽ nước thành đường đi, nhà vua bước một bước xuống, nước khép lại như cũ. Vua mất ngày 14 -7 năm Tân Mão, ở ngôi được 23 năm. Dân đã lập miếu thờ tại nơi ông mất. Năm Trùng Hưng thứ nhất (1285)Vua Trần Nhân Tông sắc phong là “Minh Đạo Hoàng Đế”. Năm Trùng Hưng thứ tư , Vua ban thêm 2 chữ “Khai Cơ” . Năm Hưng Long thứ 2 (1313) vua Trần Anh Tông ban thêm 4 chữ “Thành Liệt Thần Vũ” khoảng 80 năm truớc đây , đền đã được chánh ngũ phẩm Đồng Hữu Hiên ngưòi thôn Lạc Chính, tự đứng ra hưng công. Bây giờ dân làng còn nhớ đến công lao của ông . Nhưng ngôi đền hình chữ tam , có long các đẹp nhất Bắc Kỳ hồi ấy đã bị giặc Pháp phá tận móng năm 1948. Chúng sợ ngôi đền nằm trên mỏm đất rộng chừng hơn 1ha nhô ra nga 3 giữa sông Đáy và sông Đào gặp nhau, là nơi hoạt động của Việt Minh, án ngữ tàu chiến của chúng từ Phát Diệm lên Nam Định.
Hôm chúng tôI tới thăm Đại Nha xưa, chưa tới tiết thanh minh mà trời nóng như đổ lửa, đứng dưới gốc xanh cổ thụ, chừng 5 người ôm mới xuể để chờ cán bộ địa phương mà chợt nhớ về người anh hùng dân tộc.

“ngỡ còn đây bóng người xưa,
Những đêm Dạ Trạch trèo khua sóng dồn
Quân reo lủa cháy bên cồn
Sậy lau tua tủa kinh hồn giặc Lương”

Từ năm 1957 đến 2006, đền đã được xây lại trên nền móng cũ, cũng ba tòa với bái đường 2 tầng sừng sững, uy nghi nhìn về ngã ba , nơi hợp lưu của sông Đáy, sông Đào, nước chảy xuôi ra biển. Tầng trên của bái đường có bức hoành phi “Vạn Xuân độc lập” tầng duới có bức hoành phi bốn chữ đề ngoài của "Nam Thiên HIển Thánh”.Chúng tôi đi vào cửa chính bái đường 5 gian với 16 cột bê tông xếp thành 4 hàng mà tưởng như những hàng quân Dạ Trạch Vương đang nghiêm trang đợi lệnh, với đôi câu đối:

”Quốc sĩ vô song văn võ toàn tài song hữu miếu
Dư đồ hội nhất giang sơn hữu chủ nhất linh thanh”.

Trung đường cũng hoàn toàn bằng bê tông, hoành , xà kẻ , bẩy đều giả gỗ. Nhưng bộ cửa võng sơn son thếp vàng , trạm trổ long , ly , quy, phượng, rồng, lá thì bằng gỗ thật . Phía trước là bàn thờ hội đồng,hai bên tả hữu thờ văn quan võ tướng.Với đôi câu đối các cụ còn nhớ được từ xưa ghi lại:

“ Bác đức thánh văn nguy nguy chấn Nam phương thượng đẳng
Bia đề cổ tích Độc Bộ phụng sự hộ anh linh.”

Cũng có ông giáo làng hoạnh hoẹ câu đối này không chuẩn vì có hai chư “nguy nguy”. Họ không hiểu chữ hán “nguy nguy”ở đây ý nói là nguy nga cao vời vợi không nơi nào sánh bằng. Đồ thờ tự trong hậu cung còn nguyên vẹn từ thời xưa vì các cụ cất dấu được trước khi giặc phá Tượng ngài cao lồng lộng ngồi trong cỗ khám tám mái kiểu long đình có ghép kính bốn mặt.Hai bên còn thờ cả Hoàng Hậu ,cung phi.
Hàng năm dân làng ở đây mở hội vào các ngày 13,14,15-8 âm lịch,kỵ ngày ngài hiển thánh (13-8-ất Mão, năm 595). Đền thờ ngài ở các huyện Ý Yên ,Vụ Bản Nam Trực ,Trực Ninh, Nghĩa Hưng Giao ,Thuỷ Hải Hậu, Xuân Trường-Nam định, Nga Sơn –Thanh Hoá, Yên Khánh Yên Mô, Kim Sơn , Gia Viễn-Ninh Bình…cũng cử người về đây cùng 6 thôn trong xã rước về Đền rồi lập đàn tế ngài ở Tam Kỳ Giang (giữa ngã ba sông). Ngày xưa , cứ khỏang đầu tháng tám là các thuyền đinh hội tụ về hai bên bờ sông , cạnh đền thờ ngài để xin lễ rước. Bây giờ thì có phà, có năm thuê cả sà lan ghép lại chứa được hàng ngàn khách thập phương về dự tế thánh.
Tu sửa được đền to đẹp như ngày nay,phần lớn cũng nhờ công đức thập phương cùng với dân làng Độc Bộ.
Thấy chúng tôi về viết bài , họ chỉ ước ao: Đền ở đây sẽ sớm được nhà nước công nhận là di tích lich sử văn hoá .

Hậu Lý Nam Đế (chữ Hán: 後李南帝; trị vì: 571-602) là vua nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Lý Phật Tử (李佛子; ?-602), người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây), là cháu họ của Lý Nam Đế.

Lý Phật Tử xuất hiện trong sử sách từ cuộc chiến chống quân Lương lần thứ tư, năm 545.
Đầu năm 544, Lý Bí sau khi đánh thắng quân Lương, tự xưng là Nam Việt đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.
Tháng 6 năm 545, vua Lương Vũ đế (Tiêu Diễn) cử Dương Phiêu, Trần Bá Tiên, Tiêu Bột đi đánh Vạn Xuân. Trần Bá Tiên là tướng giỏi nhà Lương. Quân Lương đến Giao Châu, Lý Nam đế mang quân ra đánh bị thua nặng mấy trận, mất thành Gia Ninh (545), sau đó lui về quận Tân Xương là vùng của người Lạo, lại bị quân Lương đánh úp tại hồ Điển Triệt (546), phải ẩn náu trong động Khuất Lão, giao lại binh quyền cho tả tướng quân Triệu Quang Phục.
Trong khi đó, Lý Phật Tử cùng anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo đem 3 vạn người vào Cửu Chân, đánh chiếm được Đức châu (Nghệ An), giết tướng nhà Lương là Trần Văn Giới. Sau đó, hai tướng họ Lý mang quân ra đánh Ái châu (Thanh Hóa), Trần Bá Tiên mang quân tới đánh, Thiên Bảo và Phật Tử bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao.
Lý Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, Lý Thiên Bảo mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang Vương. Lý Phật Tử là tướng dưới quyền.
Triệu Quang Phục đóng quân trong đầm Dạ Trạch cầm cự với Trần Bá Tiên, tự xưng là Dạ Trạch Vương. Tháng 3 năm 548, nghe tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Năm 550, gặp lúc bên nước Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, nhà Lương gọi Bá Tiên về, ủy quyền cho tì tướng là Dương Sàn cầm quân. Triệu Việt Vương tung quân ra đánh, giết chết Dương Sàn. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Triệu Việt Vương lấy lại được nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên.

Gây hấn với Triệu Việt vương

Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn Lý Phật Tử lên nối ngôi.
Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật Tử có phần kém thế hơn. Phật Tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ ông là người họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước.
Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng).

Thông gia để đoạt nước

Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Việt vương bằng lòng, nên hai nhà kết thành thông gia. Vì yêu quý Cảo Nương nên Việt Vương cho Nhã Lang ở rể.
Sau Nhã Lang biết được bí mật về quân sự của Triệu Việt Vương, báo lại cho Hậu Lý Nam Đế. Lý Phật Tử mang quân đánh úp Việt Vương. Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích, nhưng đến đâu cũng bị quân Lý đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, cùng đường, bèn nhảy xuống biển tự vẫn.
Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí.

Đầu hàng

Tại Trung Hoa, nhà Tuỳ đã diệt nhà Trần[1] thống nhất toàn quốc năm 589. Vua Tùy sai sứ mang lệnh sang dụ Lý Phật Tử sang chầu. Năm 602, Tổng quản Quế Châu nhà Tùy là Linh Hồ Hy theo lệnh của Tùy Văn Đế sai sứ thúc giục Hậu Lý Nam Đế. Ông thoái thác xin khất tới tháng 11 năm đó lên đường. Theo Tùy thư, Linh Hồ Hy vốn chỉ muốn ràng buộc Lý Phật Tử nên bằng lòng theo lời xin, nhưng có người lại kiện Linh Hồ Hy ăn hối lộ của Lý Phật Tử với Tùy Văn Đế[2].
Vua Tùy bèn sai bắt trói Linh Hồ Hy và hạ lệnh đánh Vạn Xuân. Thừa tướng Dương Tố tiến cử Thứ sử Qua Châu là Lưu Phương. Vua Tùy xuống chiếu sai Lưu Phương thống lĩnh 27 doanh quân sang đánh.
Nghe tin quân địch kéo sang, Hậu Lý Nam Đế sai con của người anh là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên, Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên, còn tự Lý Phật Tử đóng ở thành Cổ Loa.
Quân Tùy đến núi Đô Long[3] gặp quân Lý, Lưu Phương đánh tan hết, rồi tiến quân sang đến cạnh dinh của Lý Phật Tử. Lưu Phương lấy họa phúc mà dụ. Hậu Lý Nam Đế sợ hãi xin đầu hàng, bị quân Tùy bắt đưa về Trung Hoa rồi chết.
Dân làm đền thờ ông ở cửa biển Tiểu Nha[4] để đối với đền thờ Triệu Việt Vương[cần dẫn nguồn].

Nhận định

Nhận định về Lý Phật Tử, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dẫn lời nhận xét thẳng thắn của sử thần Ngô Sĩ Liên:
Lấy bá thuật mà xét thì Hậu [Lý] Nam Đế đánh Triệu Việt Vương là đắc kế, lấy vương đạo mà xét thì việc ấy đã từng không bằng chó lợn. Sao thế? Là vì khi Tiền Lý Nam Đế ở động Khuất Lạo đem việc quân ủy cho Triệu Việt Vương. Việt Vương thu nhặt tàn quân giữ hiểm ở Dạ Trạch bùn lầy, đương đầu với Trần Bá Tiên là người hùng một đời, cuối cùng bắt được tướng của y là Dương Sàn. Tiên, người phương Bắc, phải lui quân. Bấy giờ vua [Hậu Nam Đế] trốn trong đất Di [Lạo], chỉ mong thoát khỏi miệng hùm mà thôi. May mà Bá Tiên về Bắc, [Lý] Thiên Bảo chết, mới đem quân đánh [Triệu] Việt Vương, dùng mưu gian trá xin hòa, kết làm thông gia. Việt Vương lấy lòng thành đối đãi, cắt đất cho ở, những việc làm của Việt Vương đều là chính nghĩa, giao hảo phải đạo, thăm viếng phải thời, há chẳng phải là đạo trị yên lâu dài hay sao ? Thế mà [Hậu Nam Đế] lại dùng mưu gian của Nhã Lang, vứt bỏ chính đạo nhân luân, kíp tham công lợi mà diệt nhân nghĩa, đánh cướp lấy nước, tuy rằng lấy được, mà Nhã Lang thì chết trước, bản thân cũng không khỏi làm tù, có lợi gì đâu?

Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn.

Thuộc Đường

Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự TiênĐinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ 7 đến thế kỷ 9.
Từ sau loạn An Sử (756-763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.
Cuối thế kỷ 9 nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.

Lý Tự Tiên (李嗣先, ?-687) là người ở Giao Châu, bị Nhà Đường đô hộ từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Ðường lập ra An Nam Ðô Hộ phủ, Sử phương Bắc bắt đầu gọi Việt NamAn Nam kể từ đó.
Tháng 7 năm 687 thời Bắc thuộc lần III, Lý Tự Tiên ở Giao Châu nổi dậy chống Đường, do quan đô hộ là Lưu Diện Hựu bắt nộp thuế cả mà không theo lệ cũ là chỉ nộp một nửa. Nhưng, cơ mưu bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.
Sau đó tiếp nối sự nghiệp của Lý Tự Tiên, một vị hào trưởng cũng là một thuộc tướng của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến lãnh đạo nhân dân vùng dậy tiếp tục chống Lưu Diên Hựu và sau đã giết được Diên Hựu.
Hiện vẫn chưa rõ quên quán cũng như năm sinh của Lý Tự Tiên.
Ðinh Kiến(丁建) là thủ lĩnh quân khởi nghĩa chống lại chính quyền nhà Đường thời Bắc thuộc lần III trong lịch sử Việt Nam.
Đinh Kiến vốn là một vị hào trưởng cũng là một thuộc tướng của Lý Tự Tiên, thời Bắc thuộc lần III. Hiện vẫn chưa rõ quên quán cũng như năm sinh Ðinh Kiến.
Do chính sách thuế hà khắc của Lưu Diên Hựu, Lý Tự Tiên mưu sự chống lại. Đinh Kiến cùng tham gia dưới quyền Lý Tự Tiên. Mưu sự nổi dậy chưa phát thì bị Lưu Diên Hựu biết được, mang quân giết Lý Tự Tiên. Đinh Kiến liền đứng lên kế tục Tự Tiên lãnh đạo quân khởi nghĩa.
Đinh Kiến cùng một thủ lĩnh khác là Tư Thận họp quân tiến công, bao vây phủ đô hộ là thành Tống Bình[1]. Quân của Lưu Diên Hựu bị cắt làm hai, một nửa ở ngoài và một nửa cố thủ trong thành, không liên lạc được với nhau[2]. Diên Hựu vì trong thành còn ít quân, liệu thế không chống cự được, phải cố thủ và sai người đi cầu cứu tướng trấn giữ Quảng Châu của nhà Đường là Phùng Tử Du.
Phùng Tử Du tuy nhận lời, nhưng vốn có sự ganh ghét với Lưu Diên Hựu trên quan trường nên mặc kệ không cứu, muốn mượn tay Đinh Kiến giết Hựu[2].
Đinh Kiến tấn công mạnh mẽ vào thành Tống Bình, cuối cùng phá được thành và giết Diên Hựu. Quân khởi nghĩa làm chủ được phủ thành Tống Bình.
Tống Bình(宋平) là địa danh cũ ở đồng bằng Bắc Bộ có từ thời Nam Bắc Triều tới khoảng giữa thời nhà Đường của Trung Quốc. Địa bàn bao gồm nam Hà Nội (phần phía nam sông Hồngsông Đuống), đông tỉnh Hà Tây cũ, bắc Hưng Yên và nam Bắc Ninh.
  • Trong thời kỳ cai trị của người Trung Quốc nó từng có tên là huyện Tống Bình thuộc quận Giao Chỉ, đặt ra từ thời Hiếu Vũ Đế nhà Lưu Tống (454-464), tách ra từ huyện Long Biên đời Tấn.
  • Sau đó, huyện Tống Bình được nâng cấp lên quận Tống Bình, gồm 3 huyện: Nghĩa Hoài, Tuy Ninh ở bờ nam sông Hồng (đoạn Từ Liêm, Hoài Đức ngày nay), còn Xương Quốc ở bờ bắc (Đông Anh, Gia Lâm ngày nay). Quận trị là vùng nội thành Hà Nội hiện nay.
  • Sau khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc (năm 589) và chiếm nước Vạn Xuân (602) đã đặt lại Tống Bình làm huyện.
  • Từ thời Đại Nghiệp (605-616), Tống Bình là quận trị quận Giao Chỉ.
  • Năm Vũ Đức thứ 4 nhà Đường (621), đổi tên thành Tống Châu, năm thứ 6 thành châu Nam Tống.
  • Năm Trinh Quán thứ nhất (627), bỏ châu, tách một phần khôi phục lại Tống Bình.
  • Từ năm Bảo Lịch thứ 1 (725) là phủ trị của An Nam đô hộ phủ.
  • Năm 767, Trương Bá Nghi cho xây thành đất tại Tống Bình, sau được Cao Biền củng cố (866), gọi là La Thành. Tên gọi Tống Bình tồn tại khoảng hơn 400 năm.
  • Trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc, cái tên này gắn với chiến thắng mang tính quyết định của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, vị anh hùng đã khởi nghĩa chống lại ách thống trị nhà Đường (đánh chiếm thành Tống Bình năm 791). Ngoài ra còn phải kể đến cuộc khởi nghĩa chống thuế của Lý Tự TiênĐinh Kiến chiếm thành Tống Bình, chém chết quan đô hộ là Lưu Diên Hựu năm 687; và cuộc tấn công chiếm thành Tống Bình của Mai Thúc Loan năm 714.
Mai Hắc Đế (chữ Hán: 梅黑帝; ?–722), tên thật là Mai Thúc Loan (梅叔鸞) hoặc Mai Huyền Thành (梅玄成) là vua nước Việt Nam, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà ĐườngViệt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8. Ông quê ở Mai Phụ (Lộc Hà, Hà Tĩnh)[1] nhưng sinh ra ở Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam.

Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", Bố Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Lộc Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An.[2]
Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi hái củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".
Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,...
Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền TôngTrung Hoa, tức năm Quý Sửu (713).[1] Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh) chứ không phải là do màu da đen do nhiều người tưởng nhầm[3]). Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với Lâm ẤpChân Lạp.[4]
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà ĐườngQuang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân[5][6].
Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư HúcQuang Sở Khách sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình.[1] Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.
Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay[7].
Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.
Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa[8].
Xứ Nghệ là tên chung của vùng Hoan Châu(驩州) cũ (bao gồm cả Nghệ AnHà Tĩnh) từ thời nhà Hậu Lê. Hai tỉnh này cùng chung một vùng văn hóa gọi là văn hóa Lam Hồng, có chung biểu tượng là núi Hồng - sông Lam. Núi Hồng Lĩnh nằm trọn trong đất Hà Tĩnh và sông Lam nằm ở ranh giới giữa Nghệ An và Hà Tĩnh. Trung tâm của Xứ Nghệ nằm ở hai bên dòng sông Lam là phủ Đức Quang và phủ Anh Đô khi xưa, tức là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An ngày nay.
Phùng Hưng (chữ Hán: 馮興; ? - 791[1]) là thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905), đuổi được người phương Bắc và cầm quyền cai trị một thời gian.
Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, TP Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là "đường lâm".
Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 791, chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi[2].
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.
Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người[3].
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt.

Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.
Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.
Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An NamTrương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.
Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.

Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân từ khắp các miền đất Giao châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc. Phùng Hưng xưng là Đô Quân; Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Được sự trợ giúp của người cùng làng có nhiều mưu lược là Đỗ Anh Hàn, tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành.
Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác[4].
Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết.
Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước.

Qua đời

Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791[5].
Nguồn dã sử Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được 7 năm, nhưng lại mất năm 802[6]. Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình[7].
Ông được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương (布蓋大王).

Em và con

Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. An nối nghiệp được hai năm thì đất nước lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. Sau khi đặt nền cai trị, bọn quan quân nhà Đường liên tục truy sát những người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp. Nhưng phần lớn vẫn là ở các vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ...tập trung lớn nhất phải kể đến như dòng họ Phùng Quang,Phùng Gia ở Vĩnh Phúc, dòng họ Phùng Xuân thuộc hữu ngạn sông Bùi Chương Mỹ - Hà Tây, dòng họ Phùng Văn ở Thanh Hóa, Phùng Huy ở Ba Vì...
Khởi nghĩa Dương Thanh (819-820) do Dương Thanh, người ở Giao Châu (Nghệ Tĩnh) lãnh đạo chống chính quyền đô hộ nhà Đường.
Dương Thanh vốn là một hào trưởng có thế lực, dòng dõi có người đã từng làm thứ sử Hoan Châu. Viên đô hộ An Nam là Lý Tượng Cổ (tông thất nhà Đường) không thích ông, điều về phủ thành Tống Bình (Hà Nội) làm nha tướng để kiềm chế.
Năm 819, nhân được giao 3000 quân đi đánh người Tày, Nùng, Tráng ở Hoàng Động (Tây Bắc ngày nay). Thừa dịp, Dương Thanh cùng con là Dương Chí Liệt và thủ hạ thân tín là Đỗ Sĩ Giao đồng mưu kêu gọi binh sĩ không nên đi đánh người Hoàng Động mà phản lại Lý Tượng Cổ. Được các binh sĩ ủng hộ, ông mang quân về đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giết chết quan đô hộ Lý Tượng Cổ cùng hàng nghìn thuộc hạ, chiếm Giao Châu.
Nhà Đường phải vờ tha tội, phong Dương Thanh làm thứ sử Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) để điều ông ra khỏi Tống Bình. Nhưng Dương Thanh không mắc mưu đó, quyết giữ thành Tống Bình.
Nhà Đường phải điều quân do Quế Trọng Vũ sang đàn áp, dùng kế li gián để cô lập Dương Thanh. Quế Trọng Vũ tìm cách mua chuộc một số tướng sĩ dưới quyền để cô lập ông. Cuối cùng, Trọng Vũ đánh chiếm lại phủ thành. Dương Thanh cùng con là Dương Chí Trinh bị Trọng Vũ bắt giết.
Một bộ phận nghĩa quân do Dương Chí Liệt và Đỗ Sĩ Giao rút về Tạc Khẩu (thuộc Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) tiếp tục chống cự đến tháng 7 năm 820 thì bị đánh dẹp hẳn.
Khúc Thừa Dụ (chữ Hán: 曲承裕; trị vì: 905-907) là người đặt cơ sở cho nền độc lập dân tộc Việt sau gần 1000 năm bị các triều đại Trung Hoa đô hộ.
Ông quê ở Hồng Châu (Ninh Giang, Hải Dương). Là một dòng họ lớn lâu đời. Ông sống khoan hòa, hay thương người, được dân chúng mến phục.
Cuối thế kỷ 9, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) đã làm triều đình nhà Đường rung chuyển.
Cuối thế kỷ 9, đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu, rơi vào tay quyền thần Chu Toàn Trung, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Ở An Nam (lúc đó nhà Đường đổi gọi là Tĩnh Hải quân), Tiết độ sứ Chu Toàn Dục đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Sau đó Độc Cô Tổn thay Chu Toàn Dục, ông lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết chết. An Nam do đó không có người của nhà Đường cử đến cai quản.
Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên[1], được dân chúng ủng hộ, đã tiến quân ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ.
[2][3].
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ.
Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất. Con ông là Khúc Hạo lên kế vị. Dù ông không xưng vương xưng đế, nhưng đời sau nhớ ơn và gọi ông là Khúc Tiên chủ..
Khúc Thừa Dụ được xem là người mở đầu cho chính sách ngoại giao khôn khéo của người Việt đối với triều đình phương Bắc: "độc lập thật sự, thần thuộc trên danh nghĩa". Tuy còn chính quyền vẫn còn mang danh hiệu của nhà Đường, nhưng về thực chất, Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ, về cơ bản kết thúc ách thống trị hơn 1.000 năm của phong kiến phương Bắc. Lịch sử ghi nhận công lao của ông như là người đầu tiên đặt cơ sở lấy lại nền độc lập dân tộc từ khi nước Nam Việt rơi vào tay nhà Hán.

Năm 905, Khúc Hạo giúp cha giành quyền tự chủ của người Việt ở An Nam, lúc đó gọi là Tĩnh Hải quân. Khi Khúc Thừa Dụ được nhà Đường phong làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân thì ông được cha phong làm “Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu”, tức là chức vụ của người sẽ kế nghiệp cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải sau này.
Sử sách ghi chép rất vắn tắt về những năm tháng thời kỳ này nhưng chắc chắn trong 2 năm trị vì ngắn ngủi của cha, Khúc Hạo đã có đóng góp đáng kể trong việc trị sự, bởi vậy khi lên nắm quyền, ông là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng.

Nhà cải cách

Tháng 7 ngày 23 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm “An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ”. Ông đã kế tiếp sự nghiệp của cha một cách tài tình để củng cố sự nghiệp độc lập của Việt Nam lúc đó từ tay Trung Quốc.
Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: “Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui”. Khoan dung tức là không bắt buộc, không quá khắt khe với dân, chống tham quan ô lại. Giản dị là không làm phiên hà, sách nhiễu bởi nhiều thủ tục quan liêu. Yên vui, “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống mà người nông dân nơi thôn xóm mong đợi.
Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế mà lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi”.
Từ mô hình của chính quyền đô hộ nhà Đường với An Nam, nhằm khắc phục tình trạng phân tán quyền lực vào tay các thủ lĩnh địa phương, Khúc Hạo đã có những cố gắng lớn đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, . Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách “An Nam chí nguyên”, Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp.

Nguy cơ từ phía bắc

Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau, vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ”. Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam.
Sự cai trị vững vàng của Khúc Hạo khiến họ Lưu ở Quảng Châu không dám nhòm ngó tới phương nam.
Khi được tăng cường lực lượng từ các sĩ dân trung nguyên di cư xuống phía Nam[4], Quảng Châu mạnh lên, tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm (lên thay từ năm 911) bèn xưng đế, lập ra nước Nam Hán, một trong Mười nước thời Ngũ đại Thập quốc[5]
Nhận thấy nguy cơ từ phía họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm “khuyến hiếu sứ” sang Quảng châu, bề ngoài là để ‘‘kết mối hoà hiếu’’, song bề trong cốt là xem xét tình hình hư thực của địch. Cuối năm 917 khi Khúc Thừa Mỹ trở về thì Khúc Hạo mất. Dù ông chưa từng xưng đế hay xưng vương nhưng đời sau nhớ công lao của ông và gọi ông là ‘‘Khúc Trung chủ’’.
Do hành động ngoại giao mềm dẻo của Khúc Hạo, Nam Hán không gây hấn với Tĩnh Hải quân. Sau này, do Khúc Thừa Mỹ thất sách cả trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại[6] nên Tĩnh Hải quân mới bị Nam Hán xâm chiếm.

Nhận định

Về nội trị

Khúc Hạo được đánh giá là nhà cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam. So với thời Cao Biền, số đơn vị hành chính thời Khúc Hạo được tăng lên gấp đôi. Như vậy về chiều rộng, chính quyền trung ương đã vươn tới nhiều nơi hơn trên địa bàn cai trị. Việc đưa nhân khẩu vào quản lý chặt chẽ hơn tại các đơn vị hành chính tạo điều kiện tăng cường nhân lực cho các hoạt động kinh tế, quân sự của chính quyền.
Vào thế kỷ 10, trong khi các hào trưởng địa phương ít nhiều có xu hướng độc lập, cát cứ với chính quyền trung ương (ngay cả các triều đại Ngô, Đinh sau đó cũng vậy), Khúc Hạo đã khéo léo dựa vào họ để củng cố chính quyền cơ sở.
Cuộc cải cách của ông tạo cơ sở kinh tế, xã hội vững chắc cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này[7].

Về đối ngoại

Hoàn cảnh lịch sử khi Khúc Hạo cầm quyền có khó khăn hơn nhiều so với các triều đại sau này, vì Việt Nam vừa thoát ra khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc và trên danh nghĩa chưa được là chư hầu của Trung Quốc (giống các triều đại sau), mà vẫn đang là một “quân” (đơn vị hành chính lúc đó), một bộ phận cấu thành Trung Quốc.
Hiểu rõ thời cuộc, tự biết thực lực của mình, Khúc Hạo đã sáng suốt không xưng đế hay xưng vương để gây sự chú ý của phương bắc, dù khi đó tại các vùng lãnh thổ liền kề trở lên trên phía bắc, những người cai quản các phiên trấn lũ lượt xưng đế hiệu hoặc vương hiệu. Tuy vậy, đời sau vẫn nhìn nhận hành động, công trạng của ông không kém gì một vị đế vương của Việt Nam. Ông là người có công lao nổi bật nhất trong 3 đời họ Khúc xây dựng nền tự chủ.
Chính việc “im hơi lặng tiếng” của ông, không hùa theo những tiếng trống đế vương gõ rộn ràng ở phương bắc lúc đó giúp ông có thời gian củng cố chính quyền, nuôi dưỡng sức dân, tạo cơ sở cho những người đi tiếp đưa lịch sử Việt Nam thẳng tiến về thế và lực. Công cuộc cải cách hành chính của Khúc Hạo được các nhà sử học nhận định là đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành[8].
Thành quả của ông tuy không được Khúc Thừa Mỹ kế tục xứng đáng để gìn giữ nhưng sau này có Dương Đình Nghệ lấy lại[9] và sau đó nữa, họ Ngô đã xưng vương rồi từ họ Đinh trở đi đã xưng đế, chính thức trở thành nước độc lập. Lúc họ Đinh xưng đế, dù Trung Quốc đã nhất thống trở lại dưới tay nhà Tống, biên giới đã liền kề nhưng không thể chiếm lại Việt Nam như nhà Đường được nữa. Hiển nhiên đó là nhờ tài năng, công trạng của những người cầm quyền về sau nhưng cơ sở ban đầu không thể không nói đến ông. Không phải ngẫu nhiên mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ đương thời cùng làm Tiết độ sứ, nhưng đời sau tôn họ Khúc là Khúc vương còn Dương Đình Nghệ chỉ được gọi là Dương công.

Dương Đình Nghệ

Dương Đình Nghệ (chữ Hán: 楊廷藝; có sách chép là Dương Diên Nghệ 楊延藝, ?-937) là người khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm.
Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Thời Khúc Hạo cầm quyền (907 - 917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917 - 930). Năm 930 Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã xua quân sang xâm lược nước Việt Nam ta (khi đó gọi là Tĩnh Hải quân), bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ (con Khúc Hạo), đánh chiếm Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.


Dương Đình Nghệ tập hợp hơn 3.000 "con nuôi" làm vây cánh tại lò võ ở làng Giàng (Ràng), Tư Phố (nay là đất các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hoá), dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ (thân sinh của Đinh Bộ Lĩnh), Kiều Công Tiễn... làm nha tướng.
Để lung lạc ông, vua Hán là Lưu Cung sai người phong ông làm thứ sử Ái châu.
Nhưng chẳng bao lâu sau, tháng 3 năm 931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ.
Tháng 4 năm 937, ông bị Kiều Công Tiễn, hào trưởng Phong Châu, một tướng dưới quyền ông, giết hại để cướp quyền.
Con trai ông là Dương Tam Kha, sau này tranh đoạt ngôi vị với con của Ngô Quyền, con rể ông. Một vài tài liệu còn ghi cháu nội ông, con gái của Dương Tam Kha là Dương Vân Nga chính là hoàng hậu họ Dương nổi tiếng - người đã mời Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh.
Không rõ Dương Đình Nghệ bao nhiêu tuổi, ông hoạt động từ thời Khúc Hạo tới năm 937, trong khoảng hơn 20 năm. Hiện nay ở quận Cầu Giấy thành phố Hà Nộithành phố Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa có phố mang tên ông.
Việc đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là trận đọ sức đầu tiên bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Hoa, dù chỉ là một nước cát cứ, kể từ khi tách ra khỏi tay người phương Bắc dưới thời họ Khúc. Quan trọng hơn, đó là việc giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải "phòng thủ, kháng chiến" trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang.
Bừng bừng bắc tiến, đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện; đánh trận đối đầu thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ ông là một tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu.
Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng. Có ý kiến cho rằng việc ông nhận quá nhiều con nuôi là bắt chước theo lối của người phương Bắc thời Ngũ Quý lúc bấy giờ, để gây thành họa phản bội của Kiều Công Tiễn. Tuy nhiên nhận xét như vậy có phần phiến diện.
Việt Nam, với tên gọi "Tĩnh Hải quân" lúc đó, dù đã thoát khỏi tay người Bắc, nhưng dưới thời họ Khúc trước đây và cả nhà Ngô sau này, vẫn có nhiều biểu hiện của sự chia rẽ giữa các địa phương, chưa thần phục chính quyền trung ương (điển hình là các cuộc làm loạn của Chu Thái, ở thôn Đường, Nguyễn thời Ngô). Việc làm của Dương Đình Nghệ để cố kết lòng người, tập hợp những hào kiệt giỏi nhất lúc đó từ các địa phương (Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn...) là cần thiết. Ông đã lấy tình cha con để ràng buộc họ. Việc làm của ông không thể coi là "thái quá" và sai lầm, bởi trong 3.000 người ông nhận làm con nuôi, cũng chỉ có một mình Kiều Công Tiễn phản bội ông, và theo một số nguồn tài liệu, ngay cả trong Kiều tộc cũng nhiều người phản đối hành động đó của Công Tiễn (xem chi tiết bài Kiều Công Tiễn). Các nhân tài mà ông đào tạo, trọng dụng như Ngô Quyền, Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ về sau đều trở thành những trụ cột trong chính trường Việt Nam thế kỷ 10.
Chiến thắng quân Nam Hán của ông dù không được đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể Ngô Quyền sau này nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người Nam và nó đã chỉ ra cho thế hệ sau ông thấy rằng: dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập.

Kiều Công Tiễn (chữ Hán: 矯公羨 hoặc 皎公羨; ?-938) là người Phong châu (Phú Thọ, Việt Nam), là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng cai trị lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Tự chủ từ năm 937 đến năm 938.

Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái châu để chống Hán.
Kiều Công Tiễn đến theo Dương Đình Nghệ và được Đình Nghệ dùng làm nha tướng. Một số tài liệu nói rằng Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm "con nuôi" (nghĩa tử) và Công Tiễn cũng ở trong số đó.
Năm 931, Kiều Công Tiễn theo Dương Đình Nghệ tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán về nước. Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, Tiễn được sai giữ Phong châu.Năm 937, Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, nắm lấy quyền bính, tự xưng là Tiết độ sứ. Theo các thần phả, ngay trong hàng ngũ họ Kiều đã có chia rẽ. Con Công Tiễn là Công Chuẩn và cháu nội là Kiều Công Hãn không theo Tiễn. Công Chuẩn mang con nhỏ là Công Đĩnh về Phong châu, Công Hãn mang quân vào châu Ái theo Ngô Quyền. Chỉ có một người con khác của Chuẩn là Kiều Thuận theo giúp ông nội.
Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể Đình Nghệ - quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền đang trấn thủ Ái châu, tập hợp lực lượng ở đó và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc... về theo. Công Tiễn bị cô lập, sợ hãi cầu cứu vua Nam Hán.
Tháng 4 năm 938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Theo thần phả thì đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn. Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm, không rõ bao nhiêu tuổi.
Theo thần phả, người cháu nội duy nhất ủng hộ ông là Kiều Thuận thoát chết khi thành Đại La bị hạ, bỏ trốn về ẩn náu ở Hồi Hồ (Phú Thọ). Ngô Quyền nể tình anh Thuận là Kiều Công Hãn có công theo giúp nên không hỏi tới. Sau này khi nhà Ngô suy yếu, Thuận lại nổi dậy trở thành một sứ quân trong loạn 12 sứ quân và bị Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan.

Đinh Công Trứ (chữ Hán: 丁公著; ? - ?) là tướng có công giúp Dương Đình NghệNgô Quyền trong việc giành lại độc lập cho Việt Nam từ tay Trung Quốc trong thế kỷ 10.
Đinh Công Trứ người quê động Hoa Lư, châu Đại Hoàng thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam ngày nay.
Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá, vừa là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Khi quân Nam Hán xâm lược và chiếm đóng Tĩnh Hải quân, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình) trong số những nhân vật nổi tiếng đương thời như Ngô QuyềnPhong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Nội), Phạm Chiêm ở Nam Sách... đều theo về với Dương Đình Nghệ.
Năm 931, sau khi cùng Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch quân Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ, Đinh Công Trứ được cử làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.
Tháng 4 năm 937, Dương Đình Nghệ bị một bộ tướng, cũng là con nuôi là Kiều Công Tiễn giết chết để giành quyền. Đinh Công Trứ vào châu Ái theo Ngô Quyền. Ngô Quyền giết chết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán, tự xưng là Ngô Vương. Đinh Công Trứ tiếp tục được phong trấn thủ châu Hoan, nhưng bị bệnh mất không lâu sau đó.
Con ông là Đinh Bộ Lĩnh trở lại Hoa Lư cát cứ khi nhà Ngô suy yếu. Đến năm 968, Bộ Lĩnh đánh dẹp các sứ quân và trở thành vua Đinh Tiên Hoàng.

Đại La (chữ Hán: 大羅), còn có các tên gọi khác là Đại La thành, Thành Đại La, La Thành (羅城) là tên gọi trước đây của Hà Nội trong hai thế kỷ 8thế kỷ 9.
Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn.
Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường[4] bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn[5], 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này
 Cao Biền (Trung văn giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián) (821 - 24 tháng 9 năm 887[1][2]), tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường. Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.

Thời phong kiến độc lập

Xây dựng đất nước

Năm 905 Khúc Thừa Dụ đã xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt nhân khi nhà Đường suy yếu, đặt nền móng cho Việt Nam giành độc lập. Năm 939 Ngô Quyền xưng vương sau trận chiến lịch sử trên sông Bạch Đằng trước đoàn quân Nam Hán, đến năm 968 Đinh Bộ Lĩnh xưng đế và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đại Cồ Việt trải qua các triều đại nhà Đinh, nhà Tiền Lê và thời kỳ đầu của nhà Lý. Năm 1054 vua Lý Thánh Tông đổi tên thành Đại Việt, Đại Việt trải qua nhiều chế độ phong kiến: nhà Lý (1009-1225), nhà Trần (1226-1400), nhà Hồ (1400-1407), nhà Lê sơ (1428-1527), Nhà Mạc (1527-1592), Nhà Lê trung hưng (1533-1789), nhà Tây Sơn (1778-1802).
Trong thời kỳ này các vương triều phương bắc ở Trung Hoa, Mông Cổ mang quân sang xâm lược, nhưng đều bị Việt Nam đẩy lùi: Lê HoànLý Thường Kiệt đẩy lui hai lần quân nhà Tống (năm 981 và 1076), nhà Trần đánh bại quân Mông Cổ năm 1258 và kế tiếp là nhà Nguyên vào năm 1285 và 1288. Đầu thế kỷ 15 nhà Minh xâm chiếm được Đại Việt và cai trị trong 20 năm, nhưng cũng bị Lê Lợi nổi lên đánh đuổi năm 1428 và thành lập nhà Hậu Lê, Năm 1789 nhà Thanh sang xâm lược cũng bị Nguyễn Huệ đánh bại. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ 18 trở đi phong kiến Việt Nam đã bắt đầu suy yếu.
Từ thế kỷ 10 tới thế kỷ 14, các triều đại Đại Việt xây dựng nhà nước trên cơ sở Phật giáo cùng với những ảnh hưởng Nho giáo từ Trung Quốc. Tới cuối thế kỷ 14, ảnh hưởng của Phật giáo dần thu hẹp và ảnh hưởng của Nho giáo tăng lên, sự phát triển nhà nước Nho giáo theo mô hình kiểu Trung Hoa, sang đến thế kỷ 15 thì Đại Việt có một cơ cấu chính quyền tương tự nước láng giềng Trung Hoa, cơ cấu luật pháp, hành chính, văn chươngnghệ thuật đều theo kiểu Trung Hoa.
Cùng với việc thu nhận mô hình chính trị, tổ chức xã hội của Trung Hoa. Các triều đại Việt Nam từ thế kỷ 10 trở đi từng bước mở rộng vùng ảnh hưởng ra ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng. Từ triều Lý, thông qua các cuộc hôn nhân, quân sự và tấn phong thủ lĩnh các bộ tộc miền núi, các vương triều Lý, Trần, Lê đã lần lượt sát nhập và đưa các sắc tộc khác ở vùng Tây bắc, Đông bắc vào quốc gia Đại Việt. Cùng với người Việt, các bộ tộc miền núi đã cùng chung sức với người Việt trong các công cuộc chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Việt Nam trong thời phong kiến phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt. Các hoạt động thương mại, ngoại thương cũng đã được hình thành. Ngoài hai quốc gia láng giềng Trung Quốc và Chăm Pa, vào thời nhà Lý, nhà Trần đã có buôn bán thêm với các vương quốc trong vùng Đông Nam Á tại cảng Vân Đồn (Quảng Ninh), thời Hậu Lê có buôn bán thêm với Châu Âu, Nhật Bản tại các trung tâm như Thăng LongHội An
Ngô Quyền (chữ Hán: 吳權, 898 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương (前吳王), là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944.
Sinh năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ngô Quyền được sử sách mô tả là bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng"[1]. Ngô Quyền lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường tại Tĩnh Hải quân đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, ông được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong ChâuKiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng vị tân Tiết độ sứ lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.
Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"[1], là vị Tổ trung hưng[2] của Việt Nam. Tuy vậy, cuộc đời và sự nghiệp Ngô Quyền còn chứa đựng nhiều vấn đề chưa rõ ràng về quê quán và gia đình.


Cha Ngô Quyền là Ngô Mân, châu mục ở châu Đường Lâm, họ Ngô của ông là dòng họ hào trưởng có thế lực, đời đời là quí tộc[1]. Mẹ của ông, sử sách không ghi chép. Ngô Quyền sinh vào năm Mậu Ngọ (898) niên hiệu Càn Ninh thứ năm hoặc Quang Hóa năm đầu đời Đường Chiêu Tông[3].
Truyền thuyết kể rằng, khi mới sinh, Ngô Quyền có ba cái nốt ruồi ở lưng, có thầy tướng số trông thấy cho là lạ, đoán rằng về sau ông có thể làm chúa một phương, do đó mới đặt tên là Quyền[1]. Ngô Quyền dáng người khôi ngô, "mắt sáng như chớp, đi thong thả như cọp" "sức có thể cầm vạc giơ lên"[1].
Thuở thiếu thời của Ngô Quyền cũng là thời kì bão táp của chế độ thống trị nhà ĐườngAn Nam. Đô hộ phủ An Nam ngày càng tỏ ra bất lực trong việc khống chế các thế lực cát cứ địa phương cũng như các thế lực bên ngoài. Người Nam Chiếu đã tấn công dữ dội Giao Châu từ năm 858 đến năm 866. Sau loạn An Sử (755 - 763) và nhất là khởi nghĩa Hoàng Sào (874 - 884), nhà Đường phải đối phó với nạn phiên trấn cát cứ, sự kiểm soát của chính quyền trung ương đối với An Nam ngày càng yếu đi. Quyền lực của phủ Đô hộ bị phân tán xuống các vùng nhỏ, do đó xuất hiện các thế lực hào trưởng có vai trò ngày càng quan trọng trong bộ máy cai trị[4]. Vì vậy, họ Khúc, hào trưởng Hồng châu, đã thiết lập chính quyền tự chủ ở An Nam một cách khá dễ dàng và ít xáo trộn[5] vào năm 905. Thế lực họ Khúc yếu ớt, đối đầu và thất bại trước sự xâm lấn của nhà Nam Hán. Nhưng sự thống trị của nhà Nam Hán chẳng vững bền: năm 931, thế lực họ Dương ở Ái Châu đánh bại quan lại nhà Nam Hán là Lý Tiến, Trần Bảo ở dưới chân thành Đại La, Dương Đình Nghệ trở thành Tiết độ sứ của chính quyền người Việt tự chủ.
Thế lực họ Dương nắm quyền ở Đại La hẳn phải được sự ủng hộ của nhiều thế lực địa phương khác, trong đó có họ Ngô của Ngô Quyền. Cuộc hôn phối giữa Ngô Quyền và con gái Dương Đình Nghệ là Dương thị hẳn nhiên mang ý nghĩa liên minh chính trị giữa hai dòng họ. Ngô Quyền trở thành nha tướng và cũng là con rể của Dương Đình Nghệ, được vị Tiết độ sứ tin tưởng, giao cho quyền cai quản Ái châu, đất căn bản của họ Dương, vào năm 932[6].

Trận Bạch Đằng

Năm 937, thế lực họ Kiều ở châu Phong tổ chức binh biến, giết chết Dương Đình Nghệ, đưa Kiều Công Tiễn lên nắm quyền, Công Tiễn tự xưng Tiết độ sứ. Hành động này đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của các thế lực hào trưởng các địa phương, thậm chí chính nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Ngô Quyền, với danh nghĩa là bộ tướng và con rể của vị cố Tiết độ sứ, đồng thời cũng là người đánh đứng liên minh Ngô - Dương, tập hợp lực lượng tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Bị cô lập, Kiều Công Tiễn hoảng sợ, vội vã sai người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Nam Hán Cao Tổ (Lưu Cung)sai con trai là Lưu Hoằng Tháo đem hai vạn quân, dùng chiến thuyền, xâm lấn Tĩnh Hải quân.
Năm 938, Ngô Quyền đem quân ra Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn và nhanh chóng tổ chức kháng chiến chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Ngô Quyền dự định nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến.
Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lấn Tĩnh Hải quân. Với mưu lược thần tình của mình, Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng nổi tiếng năm 938, kết thúc hơn một thiên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Về trận Bạch Đằng, Ngô Thì Sĩ đánh giá :
Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu
 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/c/ce/Chienthangbachdang.jpg



Bãi cọc Bạch Đằng là các bãi cọc trên sông Bạch Đằng được sử dụng làm trận địa chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt, do Ngô Quyền khởi xướng vào năm 938 trong trận đại phá quân Nam Hán. Hiện nay có hai bãi cọc được phát hiện:
  • Một bãi cọc nằm trong một đầm nước giáp đê sông Chanh, thuộc Yên Giang, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bãi cọc này được phát hiện vào năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê. Bãi hiện còn hàng trăm cọc, một số cọc được cắm thẳng đứng, đa số cọc nằm chếch theo hướng đông 15°, cắm theo hình chữ "chi" (之). Cọc phần lớn bằng gỗ lim, gỗ táu, đầu dưới vát nhọn, đầu trên đã bị gãy. Độ dài trung bình các cọc từ 2 m đến 2,8 m; có cọc dài tới 3,2 m. Phần cọc được vát nhọn dài từ 0,8 m đến 1 m. Đầu phía trên của cọc nằm dưới mặt đất khoảng 0,5 m đến trên 1,5 m. Toàn bộ bãi cọc đã được xây kè bảo vệ với diện tích 220 m2, trong đó có 42 cọc ở nguyên trạng khi phát hiện, sâu dưới bùn hơn 2 m, nhô cao từ 0,2 đến 2 m. Mật độ cọc ở nửa bãi phía nam là một cây mỗi 0,9 đến 1,2 m, nửa bãi phía bắc có một cây mỗi 1,5 đến 2,2 m.
  • Một bãi cọc phát hiện năm 2005 tại cánh đồng Vạn Muối (thuộc Nam Hòa, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh), với hàng chục cây cọc trên một khu vực rộng 100 m, dài 300 m. Theo các nhà khoa học, người xưa đã dùng loại cọc đường kính 7 – 10 cm, to nhất là 20 – 22 cm, có cọc dài trên 2 m được cắm theo nhiều thế rất hiểm, thường xiên 45° theo một hướng.



Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng là vương, trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước.
Lý giải cho việc Ngô Quyền không chọn Đại La sầm uất và có truyền thống nhiều thế kỷ là trung tâm chính trị trước đó, các sử gia cho rằng có 2 nguyên nhân: tâm lý tự tôn dân tộc và ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước từ kinh nghiệm cũ để lại:
  1. Ý thức dân tộc trỗi dậy, tiếp nối quốc thống xưa của An Dương Vương[7], quay về với kinh đô cũ thời Âu Lạc, biểu hiện ý chí đoạn tuyệt với Đại La do phương Bắc khai lập[8].
  2. Đại La trong nhiều năm là trung tâm cai trị của các triều đình Trung Quốc đô hộ Việt Nam, là trung tâm thương mại sầm uất nhiều đời chủ yếu của các thương nhân người Hoa nắm giữ. Đại La do đó là nơi tụ tập nhiều người phương Bắc, từ các quan lại cai trị nhiều đời, các nhân sĩ từ phương Bắc sang tránh loạn và các thương nhân. Đây là đô thị mang nhiều dấu vết cả về tự nhiên và xã hội của phương Bắc, và thế lực của họ ở Đại La không phải nhỏ. Do đó lực lượng này dễ thực hiện việc tiếp tay làm nội ứng khi quân phương Bắc trở lại, điển hình là việc Khúc Thừa Mỹ nhanh chóng thất bại và bị Nam Hán bắt về Phiên Ngung. Rút kinh nghiệm từ thất bại của Khúc Thừa Mỹ, Ngô Quyền không chọn Đại La[8].
Nhưng cũng có người cho rằng, việc tìm đến vị trí bên lề của phủ trị cũ cho thấy dấu vết co cụm của tính chất địa phương, của sự tự ti sức mạnh trong cách ứng xử của các tập đoàn quyền lực thời kì này[5].
Sử sách không ghi rõ thành tính cai trị của Ngô Quyền mà chỉ nhắc đến chung chung "đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục"[1].
Năm 944, Ngô Vương qua đời, hưởng dương 47 tuổi. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Trong sách Thiền uyển tập anh, phần truyện Quốc sư Khuông Việt có nhắc Ngô Thuận Đế, có lẽ là chỉ Ngô Quyền, nhưng trong thực tế, ông chưa từng xưng đế.
 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/19/LangMoNgoQuyen.jpg

Quê hương của Ngô Quyền từng là vấn đề gây tranh cãi và cho đến nay vẫn không thống nhất hoàn toàn. Bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn lại đến ngày nay, Đại Việt sử kí toàn thư, chỉ ghi rằng Ngô Quyền là người ở châu Đường Lâm[1] nhưng không chú thích gì thêm về địa danh này, khiến cho các sử gia đời sau rất lúng túng. Nó thể hiện sự cẩn trọng của các sử thần đời Hậu Lê đối với những thông tin họ chưa thể kiểm chứng, đối chiếu[9]. Các sử gia đời sau đã đẩy mạnh tìm hiểu để xác định xem châu Đường Lâm nằm ở đâu[9]. Hiện tồn tại 3 thuyết, với 3 địa điểm nằm ở các địa phương ngày nay cách nhau khá xa và với khoảng cách tương đối đều nhau trên trục Bắc-Nam, là
  1. Hà Nội
  2. Thanh Hóa
  3. Hà Tĩnh.
Trong đó một địa điểm đã được thừa nhận nhưng đang bị đặt nghi vấn, là xã Đường Lâmthị xã Sơn Tây, Hà Nội. Các ý kiến như sau :

Đường Lâm (Hà Nội)

Nguyễn Văn Siêu trong sách Đại Việt địa dư toàn biên viết "Nay xét sử cũ chép: Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có hai đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ ba mùa xuân tháng hai, ngày 18 làm bia này". Như vậy, Nguyễn Văn Siêu đã khẳng định châu Đường Lâm quê hương của Ngô Quyền nằm ở xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai, tỉnh Sơn Tây tức nay là làng cổ Đường Lâm thuộc Hà Nội. Đại Nam nhất thống chí cũng ghi tương tự[9]. Ý kiến này tiếp tục được Trần Quốc Vượng khẳng định[10] mà theo như chính ông nhận xét thì nó được "tiếp thu ngay"[11], trở thành kiến thức lịch sử chính thống đưa vào giảng dạy trong nhà trường và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng. Làng cổ Đường Lâm cũng được mệnh danh là đất hai vua[12]

Gian thờ chính bên trong đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm. Hoành phi ghi bốn chữ Ngô Đường hưng quốc

Đường Lâm (Bắc Trung Bộ)

Người đầu tiên nghi ngờ ý kiến cho rằng quê hương Đường Lâm ở Sơn Tây là học giả Đào Duy Anh. Trong sách Đất nước Việt Nam qua các đời xuất bản năm 1964, ông viết "Đại Việt sử ký toàn thư (Ngoại, q. 5) chép rằng Ngô Quyền là người Đường-lâm, con Ngô Mân là châu mục bản châu. Sách Cương mục (Tb, q. 5) chú rằng: Đường-lâm là tên xã xưa, theo sử cũ chú là huyện Phúc-lộc, huyện Phúc-lộc nay đổi làm huyện Phúc-thọ, thuộc tỉnh Sơn-tây. Xét Sơn-tây tỉnh chí thì thấy nói xã Cam-lâm huyện Phúc-thọ xưa gọi là Đường-lâm, Phùng Hưng và Ngô Quyền đều là người xã ấy, nay còn có đền thờ ở đó. Chúng tôi rất ngờ những lời ghi chú ấy và nghĩ rằng rất có thể người ta đã lầm Đường-lâm là tên huyện đời Đường thuộc châu Phúc-lộc (Phúc-lộc châu có huyện Đường-lâm) thành tên xã Đường-lâm ở huyện Phúc-thọ. Huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc là ở miền nam Hà-tĩnh. An-nam kỷ lược thì lại chép rằng Ngô Quyền là người Ái-châu, cũng chưa biết có đúng không[13]".
Sau đó, khi phê bình Đại Việt sử ký toàn thư, Văn Tân nhận xét "Ý kiến bạn Đào-duy-Anh rất đáng cho chúng ta để ý.[...] Ngô Quyền là người huyện Đường-lâm thuộc Hoan-châu chứ không phải là người huyện Phúc-thọ tỉnh Hà-tây.[...] Ngô Quyền là quý tộc con Ngô Mân quê ở Hoan-châu (có chỗ nói Ái-châu) đã dấy quân từ Hoan-châu tiến ra bắc phá quân Nam Hán ở cửa Bạch-đằng. Như vậy Ngô Quyền phải là người huyện Đường-lâm châu Phúc-lộc (Hà-tĩnh) chứ không phải người xã Đường-lâm huyện Phúc-thọ (Sơn-tây). Có thế mới phù hợp với tình hình xã hội hồi thế kỷ VIII, IX và X[14]".
Năm 1967, với bài viết Về quê hương của Ngô Quyền, Trần Quốc Vượng đã phản bác lại ý kiến của Đào Duy Anh và Văn Tân, đồng thời khẳng định quê hương Ngô Quyền nằm ở làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội hiện thời. Có thể coi đây là tiếng nói quan trọng nhất của giới sử học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ để quyết định vấn đề quê hương Ngô Quyền[9].
Lê Tắc, người Ái Châu (Đông Sơn, Thanh Hóa), viết trong An Nam chí lược rằng: "Ngô Quyền, người châu Ái"[15], tuy nhiên ý kiến này của ông hầu như không được các sử gia Việt Nam trước thế kỉ XX quan tâm.
Trong tập kỷ yếu hội thảo "Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập" tổ chức vào tháng 3 năm 2011, các nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vượng, Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm, với bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào[9] cùng nhiều luận cứ lịch sử, đã chứng minh tấm bia cổ Phụng tự bi 奉祀碑 (ký hiệu 36002 trong kho lưu trữ bản dập của viện Nghiên cứu Hán Nôm) được coi là có niên đại từ đời Trần mà Nguyễn Văn Siêu đề cập tới, hiện ở đền thờ Ngô Quyền tại xã Đường LâmSơn Tây, cứ liệu quan trọng mà Trần Quốc Vượng dựa vào trong bài viết Về quê hương của Ngô Quyền, kì thực chỉ được dựng vào đầu thời Nguyễn[16]. Và cái tên Đường Lâm của xã Đường Lâm hiện thời mới chỉ xuất hiện từ năm 1964, năm mà Quốc hội Việt Nam chính thức ra quyết định đổi tên xã này thành xã Đường Lâm[9], trước đó, đất này có tên là xã Cam Lâm. Từ đó, các nhà nghiên cứu này khẳng định rằng "quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh HóaNghệ An ngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được".

Dương hậu là ai ?


Hai trong số cọc gỗ do Ngô Quyền sai đóng dưới lòng sông Bạch Đằng để chống lại quân Nam Hán
Theo thông tin từ chính sử thì Ngô Quyền có người vợ là bà Dương hậu, con gái Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ, em gái (hoặc chị) của Dương Bình vương Tam Kha[1]. Tuy nhiên, lịch sử cũng đề cập tới Càn Lương phu nhân, một "người vợ khác" cũng mang họ Dương của Ngô Quyền, quê ở ven sông Đáy, qua mấy câu trong Thiên Nam ngữ lục:
Như ai đã hẹn ai đâu
Qua miền Thượng Phúc, tới cầu Ba Trăng
Qua thần tích đền An Nhân huyện Chương Mỹ (Hà Nội), bà họ Dương này có tên là Dương Phương Lan.
Cuốn Phả hệ họ Ngô Việt Nam do Ban liên lạc họ Ngô Việt Nam soạn cũng căn cứ vào những nguồn tài liệu này khẳng định về thân thế hai bà vợ Ngô vương[17]
  • Bà Dương hậu là con gái Dương Đình Nghệ, thân thế của bà xưa nay đã được khẳng định trong sử sách. Tên của bà là Dương Thị Như Ngọc.
  • Bà Dương Phương Lan, người con gái bên dòng sông Đáy, gặp Ngô Quyền ở cầu Ba Trăng.
Tuy nhiên, giả thuyết tồn tại "hai bà hoàng hậu cùng mang họ Dương" của Ngô Quyền không vững chắc, nếu cũng căn cứ đoạn sau của sách Thiên Nam ngữ lục. Đoạn sau cho thấy hai bà họ Dương này thực ra là một người.
Sau đoạn mô tả Ngô Quyền và bà họ Dương gặp nhau ở cầu Ba Trăng, tuyệt nhiên Thiên Nam ngữ lục không hề nhắc tới người phụ nữ nào khác của Ngô Quyền. Nhưng Thiên Nam ngữ lục lại chỉ để cho nàng Phương Lan nói với Ngô Quyền rằng "cha nàng họ Dương" mà không nói rõ người đó chính là ông Dương Đình Nghệ. Do đó người đọc vẫn có thể nghi hoặc: có thể ông họ Dương này không phải là Dương Đình Nghệ.
Đến câu 3340 – 3342, khi Ngô Quyền sắp mất, tin dùng Dương Tam Kha vào việc triều chính:
Việc chuyên bày đặt mặc dầu Tam Kha
Với Dương hậu cùng một cha
Ngoài dinh tướng tá, trong nhà anh em
Mấy câu này cho thấy Dương hậu là em Tam Kha, nhưng vẫn có thể khiến người đọc nghi hoặc: có thể đến đây tác giả Thiên Nam ngữ lục mới nhắc tới bà Dương hậu thứ hai ngoài bà Phương Lan, tức bà Như Ngọc con Dương Đình Nghệ.
Nhưng tới câu 3349 – 3352, đoạn Ngô Quyền lâm chung thì không còn phải bàn cãi:
Thôi bèn hồn phách phất phơ
Cầm tay Dương hậu u ơ dặn rằng:
"Thương vì thuở gặp Ba Trăng
Chi phiền cho bỏ đạo hằng nuôi nhau..."
Qua bốn câu này, có thể thấy chắc chắn bà Dương hậu được vua Ngô cầm tay này là bà Phương Lan, vì đây là người "gặp Ba Trăng". Và bà lại là người em của Tam Kha (qua ba câu phía trên). Như vậy bà Phương Lan và bà Như Ngọc phải là một người, chứ không thể là hai người. Cả chính sử (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Việt sử thông giám cương mục...) lẫn Thiên Nam ngữ lục đều chỉ nói tới duy nhất một bà Dương hậu của Ngô Quyền chứ không hề nói có người phụ nữ họ Dương nào khác trong đời ông.
Do nổi lên thông tin về việc có tới hai bà hoàng hậu họ Dương của Ngô Quyền, một số tài liệu sách vở gần đây tỏ ra lúng túng trong vấn đề xử lý việc "đứng chung" giữa hai bà này trong cung đình triều Ngô, như hai bà hòa thuận với nhau không? Trong bốn người con trai của Ngô vương (Xương Ngập, Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng), ai thuộc về từng bà? Sau này, khi Ngô vương đã mất, còn một dấu hỏi nữa đặt ra là: tại sao cả hai bà thái hậu cùng vốn là nữ tướng "vũ dũng" như vậy mà để cho Dương Tam Kha "hoành hành"? Bà Như Ngọc với Tam Kha là người nhà, nể anh đã đành, còn bà Phương Lan vì sao vẫn không có thái độ cứng rắn?
Khi đã xác định được rằng hai bà họ Dương chỉ là một người, mọi vấn đề trên hoàn toàn có thể được lý giải.
Vậy câu chuyện giữa Ngô Quyền và bà họ Dương có thể được diễn giải như sau: Sau khi cha mất, Ngô Quyền rời quê nhà Đường Lâm vào Ái châu theo Dương Đình Nghệ, giữa đường lại gặp chính con gái ông là nàng Dương thị, em gái Dương Tam Kha, tại cầu Ba Trăng. Hai người quen nhau và yêu nhau từ đó, sau được Dương Đình Nghệ chấp thuận cho lấy nhau. Việc bà Dương vợ Ngô Quyền được lập đền thờ ở vùng sông Đáy, nơi không phải quê hương bà không có gì là bất bình thường.
Sự khác nhau giữa những cái tên Phương Lan và Như Ngọc chỉ là sản phẩm "chế tác" của đời sau (trong đó có một cái tên được đặt tận thế kỷ 20), như trường hợp "tam sao thất bản" giữa những cái tên "Dương Ngọc Vân" và "Dương Vân Nga" của bà hoàng hậu hai triều Đinh, Tiền Lê sau này mà thôi. Nhà sử học Lê Văn Lan nhận xét rằng "tên các nhân vật lịch sử trong thần phả tại các đền thờ phần nhiều do các nhà nho soạn vào khoảng từ thế kỷ 17 trở đi và nhiều khả năng cũng chỉ là sản phẩm của sự chế tác từ các nhà nho này mà thôi, nhất là tên các nhân vật nữ"[18].
Như vậy, việc tìm hiểu nguồn gốc những cái tên của các nhân vật lịch sử, xem tên đó được đặt trong hoàn cảnh nào và thời gian đặt, do ai đặt là điều cần thiết khi nghiên cứu lịch sử.
Tuy nhiên, bản thân Thiên Nam ngữ lục là một tập sách diễn ca lịch sử Việt Nam, ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XVI, tập hợp nhiều dã sử, truyền thuyết, cổ tích nên có nhiều yếu tố hoang đường; mang nhiều giá trị văn học hơn là giá trị sử liệu[19]. Do vậy, những chi tiết được ghi lại trong tác phẩm này chưa hẳn là những sự kiện lịch sử thực sự xảy ra.

Gia đình

Vợ

  • Dương hậu: Bà là con gái của Dương Đình Nghệ, kết duyên cùng với Ngô Quyền khi ông trở thành nha tướng của Dương Đình Nghệ, một cuộc hôn nhân mang nhiều ý nghĩa liên minh chính trị. Một số tài liệu ghi rằng bà tên là Dương Thị Như Ngọc, nhưng theo ông Lê Văn Lan thì đây chỉ là một cái tên do người đời sau "đặt", để "phân biệt" với bà Dương hậu khác là bà Dương Vân Nga, bản thân cái tên Dương Vân Nga cũng chỉ là cái tên do giới văn nghệ Việt Nam ở thế kỉ 20 "đặt" cho bà[18]. Chính sử chỉ gọi bà là Dương thị[1].
  • Đỗ phi: Bà là người ở làng Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội hiện nay. Trước khi có đền thờ bà ở gần cầu Tây Dục Tú nhưng nay đã bị phá. Nhà thờ họ Đỗ ở thôn Hậu Dục Tú vẫn còn đôi câu đối nói về cuộc hôn phối giữa bà và Ngô mang ý nghĩa liên minh chính trị Ngô - Đỗ[7].

Con cái


Rặng duối cổ ở thôn Cam Lâm thuộc Đường Lâm. Tương truyền Ngô Quyền đã buộc voi chiến và ngựa chiến ở đây
  • Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập: Là con trai trưởng của Ngô Quyền, được phỏng đoán sinh ra vào khoảng thập niên thứ hai của thế kỉ 10. Tiền Ngô Vương truyền ngôi cho Ngô Xương Ngập nhưng bị Dương Tam Kha cướp ngôi, Xương Ngập phải bỏ trốn. Năm 950, Dương Tam Kha bị lật đổ, ông được em là Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn đón về, hai anh em cùng làm vua. Năm 954, ông mất.
  • Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn: Là con trai thứ hai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Ông đã làm đảo chính, phế truất Dương Bình Vương, trung hưng lại cơ nghiệp nhà Ngô. Trị vì cùng với anh là Thiên Sách Vương từ năm 950 đến năm 954, sau đó, ông một mình trị nước từ năm 955 đến năm 965 thì mất. Nhà Ngô sụp đổ.
  • Ngô Nam Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm
  • Ngô Càn Hưng: Là con trai của Ngô Quyền, mẹ là Dương hậu. Không được sử sách đề cập gì thêm

Nhận định

Các nhà sử học Việt Nam thời trung đại như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên đánh giá rất cao công trạng của Ngô Quyền. Lê Văn Hưu nhận định về ông rằng :
Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân[20] của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một cơn giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
Ngô Sĩ Liên ca tụng ông là mưu tài đánh giỏi, làm nên công dựng lại cơ đồ, đứng đầu các vua[1] đồng thời cho rằng cách thức cai trị của ông có qui mô của bậc đế vương[1]. Phan Bội ChâuTrần Quốc Vượng đều tôn vinh ông là "vua Tổ phục hưng dân tộc"[2][7].
Loạn "Ngũ Đại Thập Quốc" ở phương bắc kéo dài hơn nửa thế kỷ là cơ hội lớn cho Việt Nam thoát khỏi ách nội thuộc Trung Hoa. Trung Quốc chia năm xẻ bảy, không đủ sức mạnh duy trì chiến tranh thường trực, tổng lực với phương nam. Trước Ngô Quyền, dù các chính quyền họ Khúc, họ Dương đã xây dựng nền tự chủ nhưng trên danh nghĩa, chức Tiết độ sứ vẫn bao hàm nghĩa là một phiên trấn của "thiên triều" phương Bắc, dù không thuộc về Nam Hán liền kề nhưng vẫn nằm trong tay của Ngũ Quý ở Trung nguyên.
Thất bại lần thứ hai ở Việt Nam khiến Nam Hán phải bỏ hẳn ý định xâm chiếm, khẳng định sức mạnh của Tĩnh Hải quân không sút kém so với các chư hầu trong Ngũ Đại Thập Quốc lúc đó. Sau trận Bạch Đằng, Ngô Quyền tự mình xưng vương hiệu, thành lập hẳn một triều đại, có triều đình, quan chức, chính thức xác lập nền độc lập của Việt Nam. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử Việt Nam, mở ra thời kì hòa bình kéo dài gần nửa thiên niên kỉ của Việt Nam với những triều đại: nhà Đinh, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, nhà Hồ mà công lao sự nghiệp lừng lẫy trong lịch sử.
Trong hơn 10 nhà cai trị Việt Nam thế kỷ 10, ông cùng Đinh Tiên HoàngLê Đại Hành là những người được nhắc tới nhiều nhất.

Tôn vinh


Mùa xuân Mậu Dần (1998) đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm một đĩa sứ vẽ cảnh thủy chiến Bạch Đằng và dòng chữ: Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi công lớn của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược dựng nên nền độc lập của nước ta
Đền thờ và lăng Ngô Quyền ở Đường Lâm là một địa chỉ du lịch và tâm linh nổi tiếng của làng cổ này. Đền được xây dựng bằng gạch, lợp ngói mũi hài, quay về hướng đông, có tường bao quanh. Qua tam quan, hai bên có tả mạc, hữu mạc, mỗi dãy nhà gồm năm gian nhỏ. Đại bái có hoành phi khắc bốn chữ "Tiền Vương bất vọng". Ngày nay tòa đại bái được dùng làm phòng trưng bày về thân thế, sự nghiệp của Ngô Quyền và nhà triển lãm chiến thắng Bạch Đằng. Hậu cung kiến trúc theo kiểu chữ đinh (丁), có tượng Ngô Quyền, đã được tu tạo vào năm 1877. Lăng Ngô Quyền có mái che, cao 1,5 mét, bia đá được khắc thời Tự Đức, có ghi bốn chữ Hán "Tiền Ngô Vương lăng". Trước năm 1945, đền thờ Ngô Quyền có hai mẫu ruộng do ba xóm Đông, Tây, Nam của làng Cam Lâm thay nhau cấy lúa để sửa soạn tế lễ. Lễ vật gồm một con lợn nặng 50 kg, 30 đấu gạo nếp để thổi xôi, trầu cau, hương hoa… Trong hai ngày tế lớn (14 và 15 tháng 8 âm lịch), làng cử một thủ từ và tám tuần phiên để canh gác nhà thờ [21].
Phố Nguyễn Công Trứ ở thành phố Hải Phòng có đình Hàng Kênh cũng thờ Tiền Ngô Vương Ngô Quyền. Tương truyền trước khi đánh quân Nam Hán, Ngô Quyền đã đóng quân, chiêu binh tập mã ở An Dương (nay thuộc Hải Phòng). Dân nhiều làng ở đây đã làm quân cận vệ và chuẩn bị những cọc gỗ đóng xuống lòng sông Bạch Đằng để chống quân Nam Hán. Hằng năm vào trung tuần tháng hai âm lịch, đình mở hội, cúng tế, có hát ả đào, hát chèo, múa hạc gỗ và nhiều trò dân gian khác [21]. Quanh khu vực hạ lưu sông Bạch Đằng có đến hơn 30 đền miếu thờ Ngô Quyền và các tướng của ông.
Ngô Quyền cũng được đặt tên cho một con phố thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và một số thành phố khác như thành phố Thanh Hóa. Tên ông cũng là tên của một quận nội thành của Hải Phòng. Nhiều trường học ở Việt Nam cũng mang tên Ngô Quyền.
 Đinh Tiên Hoàng (chữ Hán: 丁先皇; 924 - 979) là vị vua sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là nhà nước mở đầu cho thời đại độc lập, tự chủ, xây dựng chế độ quân chủ tập quyền ở Việt Nam.[1] Đinh Bộ Lĩnh mở nước, lập đô, lấy niên hiệu với tư cách người đứng đầu một vương triều bề thế: Thời kỳ phục quốc của Việt Nam, từ họ Khúc chỉ xưng làm Tiết độ sứ, tới Ngô Quyền xưng vương và tới vua Đinh xưng làm hoàng đế. Sau hai vua nhà Tiền Lý xưng đế giữa thời Bắc thuộc rồi bị thất bại trước hoạ ngoại xâm, 400 năm sau người cầm quyền Việt Nam mới thực sự vươn tới đỉnh cao ngôi vị và danh hiệu, khẳng định vị thế vững chắc của quốc gia độc lập, thống nhất qua các triều đại Đinh – Lê – Lý - Trần và buộc các điển lễ, sách phong của cường quyền phương Bắc phải công nhận là một nước độc lập. Từ Đinh Bộ Lĩnh trở về sau, các Vua không xưng Vương hay Tiết độ sứ nữa mà đều xưng Hoàng đế như một dòng chính thống. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đặt nền móng sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Việt Nam[2][3][4], vì thế mà ông còn được gọi là người mở nền chính thống cho các triều đại phong kiến trong lịch sử.

Hiện nay người Việt thường gọi ông là "Đinh Tiên Hoàng" nhưng "Tiên Hoàng" không phải bản danh của ông vua họ Đinh này, cũng không phải là thuỵ hiệu hay miếu hiệu của ông. Cái tên này là do người đời sau ghép từ họ Đinh của ông với tên gọi "tiên hoàng". Tên gọi "Đinh Tiên Hoàng đế" cũng tương tự như vậy. "Việt sử lược" gọi ông là "tiên vương" (先王), "Đại Việt sử ký toàn thư" gọi là "tiên hoàng" (先皇), "tiên hoàng đế" (先皇帝). "Tiên vương", "tiên hoàng", "tiên hoàng đế" ý đều là vị vua đời trước, vị vua đã chết. Sau khi ông chết được quần thần chỉ tôn ông làm "Tiên hoàng đế" mà không đặt thuỵ hiệu, miếu hiệu cho ông. Một nhân vật lịch sử Việt Nam khác cũng có cái tên chắp ghép theo kiểu này là Trần Hưng Đạo (ghép từ họ Trần của ông với Hưng Đạo vương, là tước vị của ông).
"Việt sử lược" (越史略) và "Đại Việt sử ký toàn thư" (大越史記全書) đều nói bản danh của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Bộ Lĩnh (丁部領).[5][6] Trần Trọng Kim trong "Việt Nam sử lược" (越南史略) cho biết có sách nói Đinh Tiên Hoàng bản danh là Đinh Hoàn (丁桓), "bộ lĩnh" là tước quan Trần Lãm (陳覽) phong cho Đinh Hoàn. Trần Trọng Kim thấy "Khâm định Việt sử thông giám cương mục" (欽定越史通鑑綱目) và các sách khác đều nói Đinh Tiên Hoàng bản danh là Đinh Bộ Lĩnh nên ông vẫn dùng tên gọi Đinh Bộ Lĩnh.[7]
Sinh thời ông có tôn hiệu là Vạn Thắng vương (萬勝王), Đại Thắng Minh hoàng đế (大勝明皇帝).


 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/f/f8/Codohoalu1-Model.jpg

 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/33/Codoj6.JPG


Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày Rằm tháng Hai, năm Giáp Thân (tức 22 tháng 3 năm 924) ở thôn Kim Lư, làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng (nay thuộc xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình)[8][9]. Cha của ông là Đinh Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, giữ chức thứ sử Hoan Châu. Đinh Công Trứ mất sớm, Bộ Lĩnh theo mẹ về quê ở, nương nhờ người chú ruột là Đinh Thúc Dự. Từ bé Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra là người có khả năng chỉ huy, ông cùng các bạn chăn trâu lấy bông lau làm cờ bày trận đánh nhau. Và trong đám bạn đó, có Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu CơTrịnh Tú, những người sau này cùng Đinh Bộ Lĩnh tạo nên sự nghiệp.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:
Vua mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, vua thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng vua, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn". Bèn dẫn con em đến theo, rồi lập làm trưởng ở sách Đào Áo. Người chú của vua giữ sách Bông chống đánh với vua. Bấy giờ, vua còn ít tuổi, thế quân chưa mạnh, phải thua chạy. Khi qua cầu ở Đàm Gia Nương Loan,[10] cầu gãy, vua rơi xuống bùn, người chú toan đâm, bỗng thấy hai con rồng vàng hộ vệ vua, nên sợ mà lui. Vua thu nhặt quân còn sót, quay lại đánh, người chú phải hàng. Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”
Có một giai thoại về Đinh Bộ Lĩnh thuở bé.
Một lần Đinh Bộ Lĩnh quyết định cho mổ con trâu của người chú để "khao quân". Ông mang đuôi trâu cắm vào một khe núi. Đến tối Đinh Dự hỏi, Đinh Bộ Lĩnh nói dối trâu vào hang và cửa hang đã bị lấp lại. Đinh Dự tới nơi, rút cái đuôi trâu ra, giận người cháu nói dối nên đuổi đánh. Đinh Bộ Lĩnh bỏ đi mất.

Thống nhất giang sơn

Năm 944 Ngô Quyền mất. Anh/em vợ của Ngô Quyền là Dương Tam Kha tự lập làm vua là Dương Bình Vương. Các nơi không chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng thường đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Năm 950, Ngô Xương Văn, con thứ hai của Ngô Quyền, lật đổ Dương Tam Kha giành lại ngôi vua. Sau đó Ngô Xương Văn đón anh trai là Ngô Xương Ngập về cùng làm vua. Đến năm 954, Ngô Xương Ngập bị bệnh mất.
Năm 965, Ngô Xương Văn đi đánh thôn Đường và Nguyễn ở Thái Bình [11] bị phục binh bắn chết. Con của Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí nối nghiệp, quá suy yếu phải về đóng giữ đất Bình Kiều. Từ năm 966, hình thành 12 sứ quân, sử gọi là loạn 12 sứ quân:

Sơ đồ chiếm đóng 12 sứ quân
  1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa) [12].
  2. Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội)
  3. Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
  4. Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì và Lâm Thao, Phú Thọ)
  5. Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
  6. Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội)
  7. Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
  8. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
  9. Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
  10. Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội)
  11. Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
  12. Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư. Sau đó, ông cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Đinh Bộ Lĩnh cưới Trần Nương và trở thành con rể của Trần Minh Công[13]. Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác. Chỉ trong vài năm, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng 11 sứ quân khác, được xưng tụng là Vạn Thắng Vương. Chiến tranh kết thúc năm 968. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Thắng lợi của Đinh Bộ Lĩnh là thắng lợi của xu hướng thống nhất quốc gia, của tinh thần dân tộc và ý chí độc lập trong nhân dân.

Mở nước, lập đô, đổi xưng Hoàng đế


Đồng tiền Thái Bình hưng bảo, tiền đầu tiên ở Việt Nam
Năm Mậu Thìn 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Đinh Tiên Hoàng cho xây cung điện, chế triều nghi, định phẩm hàm quan văn, quan võ. Vua phong cho Nguyễn Bặc là Định Quốc công, Đinh Điền là Ngoại giáp, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Tăng thống Ngô Chân Lưu được ban hiệu là Khuông Việt đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, Đạo sĩ Đặng Huyền Quang được làm Sùng chân uy nghi và phong cho con là Đinh Liễn là Nam Việt vương. Vua lập 5 hoàng hậu là Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông.
Từ năm Canh Ngọ 970, bắt đầu đặt hiệu năm là Thái Bình. Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình.[14] Nhà Đinh cũng là triều đại đầu tiên đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam.[15]
Đồng tiền Thái Bình được đúc bằng đồng, hình tròn, lỗ vuông, có thể xâu thành chuỗi. Mặt phải có đúc bốn chữ "Thái Bình Hưng Bảo", mặt sau có chữ "Đinh". Hầu hết gần 70 triều vua sau đó, triều nào cũng cho đúc tiền của mình bằng đồng.
Về chính trị trong nước có phần quá thiên về sử dụng hình phạt nghiêm khắc. Vua muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: "Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn". Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm.
Về ngoại giao, để tránh cuộc đụng độ, năm Nhâm Thân 972[16], Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang cống nhà Tống Trung Quốc. Vua nhà Tống sai sứ sang phong cho Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ An Nam đô hộ. Từ đó Đại Cồ Việt giữ lệ sang triều cống phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ 7 [976], thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ. Kết mối giao thương.
Về quân sự, Đinh Tiên Hoàng phân ra đạo, quân, lữ, tốt, ngũ. Mỗi một đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người. Như vậy quân đội nhà Đinh khi đó có 10 đạo, là khoảng 1 triệu người trong khi dân số đất nước khoảng 3 triệu. Vua thực hiện “ngụ binh ư nông”, đó là hình thức vũ trang toàn dân, dựa vào nghề nông mà phát triển quân đội.[17][18]

Cái chết


Lăng mộ vua Đinh ở cố đô Hoa Lư
Đinh Tiên Hoàng có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng ông lại lập con út Hạng Lang làm Thái tử. Vì vậy đầu năm Kỷ Mão 979, Đinh Liễn tức giận sai người giết Hạng Lang. Theo chính sử, tháng 11 (âm lịch) năm đó, một viên quan là Đỗ Thích, mơ thấy sao rơi vào miệng, tưởng là điềm báo được làm vua nên đã giết chết cả Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn. Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm, thọ 56 tuổi. Ông được táng ở sơn lăng Trường Yên.
Gần đây, một số nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra giả thuyết: Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua. Theo nhà giáo Hoàng Đạo Thuý và một số nhà nghiên cứu hiện nay[19], Đỗ Thích không thể làm chuyện này. Thích chỉ là một viên hoạn quan, chức nhỏ, sức mọn, không hề có uy tín hay vây cánh. So với Thích, trong triều có các bạn của vua Đinh như Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ... đều nắm trọng quyền, đủ cả văn lẫn võ. Vì vậy ông không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để ngồi yên trên ngai vàng.

Nghi án cung đình

Cũng theo nhóm tác giả này, việc Lê Hoàn làm Phó vương khi Đinh Toàn lên ngôi, cấm cố họ Đinh cùng với việc các trung thần Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp khởi binh chống Lê Hoàn có thể là những biểu hiện cho thấy mưu đồ thoán đoạt của Lê Hoàn. Ngày nay, số đền thờ các trung thần này rất nhiều so với vài đền thờ Lê Hoàn và thái hậu họ Dương. Các nhà nghiên cứu có đặt giả thiết là hành động của Lê Hoàn có sự trợ giúp của Dương Vân Nga. Trong bối cảnh cung đình của nhà Đinh lúc ấy có 3 hoàng tử, trưởng là Liễn, thứ là Toàn, út là Hạng Lang. Liễn là con trưởng, có nhiều công lao; Hạng Lang lại được vua yêu nên đã lập làm thái tử dù mới lên 4 tuổi, khó có thể bộc lộ những phẩm chất cao siêu hơn Đinh Liễn. Tiên Hoàng lại có những 5 hoàng hậu; có thể đã xảy ra cuộc đua ganh giữa 5 hoàng hậu về tương lai của ngôi thái tử. Trong cuộc đua ganh này, Dương hậu đã chọn Lê Hoàn làm chỗ dựa. Sau sự kiện Đinh Liễn giết Hạng Lang, Đinh Tiên Hoàng không xử phạt Đinh Liễn mà vẫn dự định để Liễn nối nghiệp. Có thể điều này làm phật ý Dương hậu khi bà cho rằng trước đã đặt Hạng Lang trên Liễn thì nay Liễn cũng phải ở dưới Toàn; và Dương Hậu đã cùng Lê Hoàn hành động.
Theo lý giải của một số nhà nghiên cứu, một trong những nguyên nhân khiến nhà Tống phát binh xâm lược Đại Cồ Việt chính là do Đinh Liễn, người đã đi lại với nhà Tống và được chính vua Tống phong chức, bị hại. Việc phong Liễn cho thấy nhà Tống thừa nhận ngôi vị của Liễn. Với danh nghĩa trừng trị kẻ phản nghịch, nhà Tống phát binh. Việc Lê Hoàn thành công trong cuộc kháng chiến chống Tống có thể đã khiến nhân dân tha thứ cho ông. Các nhà nghiên cứu cũng đặt giả thiết Đỗ Thích chỉ là người vô tình có mặt ở hiện trường sau khi cha con vua Đinh bị hại (vì là quan nội thị) và lúc bấy giờ ông không thể thanh minh mình vô tội lúc nhiều người ập tới. Ông vội vã chạy trốn và bị bắt chém sau 3 ngày, trở thành nạn nhân trong mưu đồ của Lê Hoàn và Dương hậu.
Tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử"[20] nêu ra giả thiết:
Trong cuộc chiến cung đình giữa các hoàng hậu, bà mẹ Hạng Lang đã chọn Nguyễn Bặc làm vây cánh. Khi Hạng Lang bị giết mà thủ phạm Đinh Liễn không bị trừng trị, bà nảy ý định trả hận và đã cùng Nguyễn Bặc dùng Đỗ Thích ra tay. Sau đó Nguyễn Bặc theo lệnh của bà bắt giết Thích để “diệt khẩu”.
Tuy nhiên, giả thiết này còn có những điểm không thoả đáng. Nguyễn Bặc là bạn “chí cốt” của Tiên Hoàng từ nhỏ. Quan hệ giữa ông và Tiên Hoàng rất gần, quan điểm cho rằng ông nảy ý định phản Tiên Hoàng là hơi gượng ép. Dù ông có bụng "thờ" Hạng Lang chứ không “thờ” Liễn (chọn chủ tương lai) thì cũng chỉ giết Liễn chứ không thể giết luôn cả Tiên Hoàng. Thứ nữa, nếu Nguyễn Bặc bày đặt sai Đỗ Thích giết cha con vua Đinh thì sau khi Thích hành sự xong, ông phải lập tức "đón lõng" bắt Thích ngay và chém tức khắc, không thể để trốn tránh tới 3 ngày, vì nhỡ trốn tránh lọt vào tay người khác lại khai ra ông, như vậy ông sẽ bị lộ là chủ mưu.
Cũng tác giả Lê Văn Siêu trong sách "Việt Nam văn minh sử" nêu ra một giả thiết khác:[20]
Đỗ Thích là "gian tế" của nhà Tống, giết cha con vua Đinh để làm rối triều đình và cho nhà Tống thừa cơ mang quân sang đánh chiếm. Vì Trung Hoa là nước lớn nên phía Đại Cồ Việt dù có biết, cũng không dám "làm to chuyện" gian tế đó, chỉ dồn sức đánh trả sau này.
Giả thiết này kém thuyết phục nhất. Cha con vua Đinh bị giết tháng 10 năm 979. Lê Hoàn lên thay ngôi nhà Đinh tháng 7 năm 980, hơn nửa năm sau (sau khi đã dẹp các trung thần nhà Đinh). Nhà Tống mãi tháng 3 năm 981 mới mang quân sang, tức là gần 1 năm rưỡi sau khi cha con vua Đinh bị hại. Nếu nhà Tống rắp tâm hại cha con vua Đinh để đánh chiếm thì phải sắp sẵn quân, chờ khi được tin "Đã giết được Giao Chỉ quận vương" là vượt biên giới ngay để người Nam bị "sét đánh không kịp bưng tai" thì mới chiếm được. Sự thực là tin vua Đinh bị hại đến khá muộn. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cha con vua Đinh bị hại từ tháng 10 năm 979, tới tận tháng 6 năm 980, Tri Ung châu nhà Tống là Hầu Nhân Bảo mới dâng biểu lên Tống Thái Tông tâu nên đánh Giao Chỉ và từ tháng 7 năm đó vua Tống mới bắt đầu động binh. Tới khi Lê Hoàn đã lên ngôi (tháng 7 năm 980), nghe tin nhà Tống động binh và đưa thư dụ hàng, tới tháng 10 năm đó vẫn thác xưng danh của Đinh Toàn xin nối ngôi vua cha Tiên Hoàng để gửi thư sang vua Tống nhằm hoãn binh. Nhà Tống khi đó vẫn dè dặt dùng “lễ” để chiêu dụ trước. Nếu nhà Tống chủ mưu và chưa muốn dùng binh, ít ra cũng động binh sớm để áp sát biên giới, uy hiếp rồi sai sứ sang doạ để Giao Chỉ quy phục. Sự thực là nhà Tống động binh muộn và ra quân cũng muộn, đủ thời gian cho Lê Hoàn dẹp xong nội loạn, giữ vững nhân tâm và chuẩn bị đón đánh thắng lợi.

Lời bàn

Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư bản kỉ, quyển 1, có chép:
Trước kia, khi vua [Đinh Tiên Hoàng] còn hàn vi, thường ra sông Giao Thủy [ở Ninh Bình] để đánh cá. Có lần kéo lưới, bắt được viên ngọc khuê to, nhưng lại lỡ làm va vào mũi thuyền, khiến bị mẻ mất một góc. Đêm ấy, nhà vua vào ngủ nhờ ở chùa Giao Thủy, để viên ngọc ở dưới đáy giỏ cá. Đang khi nhà vua ngủ say, thấy giỏ cá có ánh sáng lạ phát ra, nhà sư của chùa Giao Thủy bèn gọi Nhà vua dậy để hỏi cho ra duyên cớ. Nhà vua cứ tình thực mà kể, lại còn lấy viên ngọc cho nhà sư xem. Xem xong, nhà sư than rằng: "Ngày sau, anh sẽ phú quý không biết kể thế nào cho hết, nhưng tiếc là phúc đức không được bền lâu[21]..."
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:
"Đế vương dấy nghiệp không ai không nhờ ở trời. Nhưng thánh nhân không cậy có mệnh trời mà làm hết phận sự của mình. Việc đã thành, lại càng lo nghĩ đề phòng. Sửa sang lễ nhạc hình án chính sự là để phòng giữ lòng người. Đặt nhiều lần cửa, đánh hiệu canh là đề phòng kẻ hung bạo. Bởi vì lòng dục không cùng, việc đời không bến, không thể không đề phòng trước… Cho nên Tiên Hoàng không được trọn đời là do chưa làm hết việc người, không phải mệnh trời không giúp. Cũng vì vua không giữ được trọn đời khiến cho cái thuyết sấm đồ đắc thắng, đời sau không thể không bị mê hoặc vì điều đó."
Sự kiện cái chết của Đinh Tiên Hoàng còn nhiều nghi vấn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hiện đại khẳng định chắc chắn Tiên Hoàng bị hại không phải vì Đỗ Thích muốn đoạt ngôi và có nhiều ý kiến[19] nghiêng về khả năng thủ phạm là Lê Hoàn và Dương hậu.

Nhận định

Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét:
"Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết..."
Nhà sử học Ngô Sĩ Liên nhận xét:
"Vận trời đất, bí rồi ắt thái, Bắc Nam đều cùng một lẽ ấy. Thời Ngũ đại bên Bắc triều Trung Quốc suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam triều nước ta, 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy."
Nhà sử học Phan Huy Chú trong "Lịch triều hiến chương loại chí" nhận xét:
"Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước."
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ trong "Đại Việt sử ký tiền biên" nhận xét:
Tiên Hoàng dấy lên từ một người áo vải, một lần nổi lên dẹp được 12 sứ quân. Rồi dựng nước, dựng kinh đô, đổi niên hiệu, chính ngôi vua. Võ công vang khắp, văn hóa đều đổi mới...[22]
Sử gia Ngô Sỹ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét:
"Vua tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, quét sạch các hùng trưởng... song không biết dự phòng, không giữ được trọn đời, tiếc thay! "
Lê Tung trong nhận xét trong "Việt giám thông khảo tổng luận":
"Vua bình được 12 sứ quân, trời cho người theo, thống nhất bờ cõi,… sáng chế triều nghi, định lập quân đội, vua chính thống của nước Việt ta, thực bắt đầu từ đấy, kể về mặt dẹp giặc phá địch thì công to lắm”."

Điểm giống Tần Thủy Hoàng

Cuộc đời và sự nghiệp vua Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam, có nhiều điểm giống với Tần Thủy Hoàng của Trung Hoa:
  • Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có ý nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế mở nền chính thống đầu tiên của nước Việt thống nhất[23], Tần Thủy Hoàng là hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa.
  • Thời gian ở ngôi hoàng đế đều là 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 - 210 TCN).
  • Danh hiệu: Trước khi làm hoàng đế, cả hai đều có vương hiệu: Thuỷ Hoàng là Tần Vương, Tiên Hoàng là Vạn Thắng Vương. Sự thăng tiến trong danh hiệu này không chỉ là thăng tiến trong sự nghiệp cá nhân mà còn đều đánh dấu sự thay đổi của lịch sử quốc gia. Từ thời nhà Chu, các vua đứng đầu thiên hạ (thiên tử) đều chỉ xưng vương, các chư hầu thời Chiến Quốc cũng chỉ xưng vương, từ Tần Thủy Hoàng chính thức xưng hoàng đế là sự thay đổi "nâng bậc" về danh hiệu của vua đứng đầu thiên hạ. Đinh Bộ Lĩnh trong lịch sử Việt Nam cũng tương tự: từ khi giành độc lập trở lại thời họ Khúc, những người cầm quyền ban đầu đều chỉ xưng Tiết độ sứ với tư cách "trưởng quan" cai trị một vùng lãnh thổ thuộc về Trung Quốc. Tới nhà Ngô, các vua mới xưng vương và tới Đinh Bộ Lĩnh xưng hoàng đế, cũng là sự thay đổi lớn, tạo dấu ấn trong lịch sử quốc gia như Tần Thủy Hoàng.
  • Đinh Tiên Hoàng xây dựng thành Hoa Lư bằng cách nối lại các dãy núi đá trong tự nhiên bằng tường thành nhân tạo, Tần Thuỷ Hoàng xây dựng Vạn Lý Trường Thành cũng bằng cách nối lại các đoạn thành sẵn có của các nước chư hầu. Cả hai đều lập đô ở những vùng núi non hiểm trở.
  • Đinh Tiên Hoàng Đế và Tần Thủy Hoàng Đế cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt các thế lực cát cứ phân tán (dẹp nội chiến) để lập nên một đất nước thống nhất, tự chủ, chuyển đổi chế độ phong kiến phân quyền sang chế độ phong kiến tập quyền.
  • Cả Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi làm vua đều dùng chính sách cai trị bằng pháp luật nghiêm khắc.
  • Đinh Tiên Hoàng và Tần Thủy Hoàng khi mất đều đương quyền hoàng đế, người kế tục sự nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. Hai triều đại mà hai hoàng đế sáng lập đều ngắn ngủi.
 Nhà Lê (Hán-Nôm家黎 • 黎朝, nhà LêLê triều) (980-1009) hay còn được gọi là nhà Tiền Lê (Hán-Nôm家前黎 • 前黎朝, nhà Tiền LêTiền Lê triều) (để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Đinh Phế Đế nhường ngôi cho Lê Hoàn vào năm 980, trải qua ba đời vua và chấm dứt khi Lê Ngọa Triều qua đời, và hoàng tử kế vị đang còn nhỏ tuổi. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt. Là triều đại tiếp sau nhà Đinh (968-980) và được kế tục bởi nhà Lý (1009-1225).

 http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/d/d9/1855_Spruner_Map_of_Asia_in_the_9th_and_10th_Centuries_-_Geographicus_-_AsienIXX-spruneri-1855.jpg1855 Spruner Map of Asia in the 9th and 10th Centuries - Geographicus - AsienIXX-spruneri-1855
 Lê Đại Hành (chữ Hán: 黎大行; tên húy là Lê Hoàn (黎桓), 9411005) là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005. Ông là vị hoàng đế nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất ở Việt Nam. Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của Việt Nam. Xung quanh vị Hoàng đế này còn nhiều điều chưa được sáng tỏ như vấn đề thân thế, sự nghiệp, và thụy hiệu.

Thân thế

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì Lê Hoàn sinh ngày 15 tháng Bảy năm Tân Sửu (tức 10 tháng 8 năm 941)[3][4]. Về quê hương Lê Hoàn, vấn đề mà Ngô Thì Sĩ đặt ra từ thế kỷ 18, được thảo luận nhiều lần dưới thời nhà Nguyễn cho đến nay các nhà sử học vẫn chưa đưa ra được kết luận nơi đâu trong ba nơi: Ninh Bình, Thanh Hoá hay Hà Nam là quê hương của ông. Năm 1981, tại hội thảo khoa học “Lê Hoàn và 1000 năm chiến thắng giặc Tống xâm lược”, nhiều vấn đề chung về thế kỷ X, về quê hương, thân thế, sự nghiệp của ông bước đầu được giải quyết. Đến năm 2005, tại hội thảo “1000 năm Thăng Long và sự nghiệp của Lê Hoàn”, trải qua một chặng đường đổi mới của sử học, nhiều vấn đề về quê hương của Lê Hoàn được đào sâu và nhìn nhận lại theo chiều hướng thoáng rộng hơn. Tựu chung có các ý kiến sau:
Trường Châu (Ninh Bình)
Việt sử lược[5] viết từ thời Trần ghi là: “Đại Hành vương húy là Hoàn, họ Lê, người Trường Châu”. Trường Châu là vùng đất kinh đô Hoa Lư, Ninh Bình.[6] PGS, TS. Trần Bá Chí trước từng viết rất công phu về quê hương, dòng dõi Lê Đại Hành cho rằng ông người Ái Châu (Thanh Hoá), thì tại hội thảo 2005 cũng khẳng định rằng quê gốc vua là Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình.[7] Các nhà nghiên cứu Mai Khánh (Bảo tàng Hà Nam) và TS. Vũ Văn Quân đồng ý rằng Lê Hoàn là người Trường Châu nhưng cho rằng Trường Châu bao gồm cả Ninh BìnhHà Nam[8].
Ái Châu (Thanh Hóa)
Đại Việt sử ký toàn thư[9], Lịch triều hiến chương loại chí [10] ghi: “Vua họ Lê, tên húy là Hoàn, người Ái Châu”. Cùng quan điểm sách “Các triều đại Việt Nam” còn cho rằng mẹ Lê Hoàn là Đặng Thị Sen chứ không gọi là Đặng Thị.[11] An Nam Chí Lược của Lê Tắc thời Trần, mục Lê nhị thế gia chép: “Lê Hoàn, người Ái Châu, có chí lược, được lòng quân sĩ”. Website chính thức của tỉnh Thanh Hóa cũng khẳng định Lê Hoàn là người quê hương mình.[12] Đại Nam nhất thống chí chép: “Miếu Lê Đại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ của tiên tổ nhà vua” song mục tỉnh Hà Nội lại chép “mộ tổ Lê Đại Hành ở bên miếu xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm”.
Bảo Thái (Hà Nam)
Đại Việt sử ký tiền biên [13] ghi: “Xét thấy Lê Đại Hành Hoàng đế người làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm chứ không phải Ái Châu, sử cũ chép nhầm”. Cuốn Việt Nam sử lược,[14] Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Việt sử tiêu án đều ghi: “Lê Hoàn quê ở làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm”. Nhà sử học Trần Quốc Vượng cho rằng Lê Hoàn sinh ở Thanh Liêm, Hà Nam và theo ông, Thanh Hóa chỉ có thể là quê ngoại hay quê cha nuôi Lê Hoàn.[15]. Lịch sử Hà Nam Ninh cũng đã nhận định: “Lê Hoàn quê nội ở Thanh Liêm (Hà Nam), quê ngoại ở Kẻ Sập (Thanh Hoá), Tuy sinh ở đất Ái Châu nhưng ông chỉ sống ở đấy hơn 10 năm, sau trở về Thanh Liêm”.[16] GS. Lê Văn Lan cũng cho rằng Lê Hoàn “là đứa trẻ mồ côi ở làng Kẻ Sập - quê ngoại, chàng trai nghèo ở miền Bảo Thái quê nội”[17]. Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, sau khi điểm lại một số nhận định của các cuốn sử cũ đã nêu quan điểm: Thanh Liêm là nguyên quán của cha mẹ. Ái Châu là chỗ ở của cha nuôi, mỗi quyển chép theo một nghĩa” [18] Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, phần ghi về lăng mộ ở huyện Thanh Liêm chép: “Mộ tổ Lê Đại Hành ở bên miếu xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm[19]. Sử cũ cũng nhắc tới Trần Bình Trọng quê ở xã Thanh Liêm là hậu duệ của Lê Hoàn. Vị danh tướng thời Trần này được ban quốc tính vì có nhiều công trạng. Website chính thức của tỉnh Hà Nam cũng khẳng định Lê Hoàn là người quê hương mình.[20]
Ý kiến dung hòa
Thần tích Lê Hoàn tại lăng vua Lê, làng Ứng Liêm (Hà Nam)[21] giải thích có vẻ “hợp tình, hợp lý” tất cả những vấn đề khúc mắc về quê quán, xuất thân của Lê Hoàn. Thần tích cho biết ông sinh ra ở xã Trường Yên, Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ông nội là Lê Lộc và bà nội là Cao Thị Phương; cha là Lê Hiền, mẹ là Đặng Thị Khiết. Nhà nghèo nên đã về xã Ninh Thái, Thanh Liêm, Hà Nam làm nghề chài lưới, đơm đó bắt cá. Ngày mùng 10 tháng Giêng năm Nhâm Dần (tức 29 tháng 1 năm 942) sinh ra ông. Năm lên 7 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải làm con nuôi quan án châu Ái (Thanh Hoá).
Các nhà sử học cho rằng vấn đề quê hương Lê Hoàn còn phải tiếp tục nghiên cứu. Điều dễ nhận thấy là cả Ninh Bình, Thanh HóaHà Nam đều gắn bó mật thiết với cuộc đời và sự nghiệp của vị vua này.

Lên ngôi

Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công, Đinh Bộ Lĩnh giao cho ông chỉ huy 2.000 binh sĩ. Đến năm 968, Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập nên nhà Đinh. Lê Hoàn có công lao trong cuộc đánh dẹp và được giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc đó ông mới 27 tuổi.
Tháng 10 năm 979, cha con Đinh Tiên HoàngĐinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính, tự do ra vào cung cấm. Các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại Lê Hoàn nhưng bị Lê Hoàn nhanh chóng đánh dẹp, ba người đều bị giết. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết.
Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc có ý định cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và đe dọa triều Đinh bắt phải quy phụ đầu hàng: "...Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết đánh..." Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Lê Hoàn lên ngôi (sử cũ gọi là Lê Đại Hành), lấy tôn hiệu là Minh Càn Ứng Vận Thần Vũ Thăng Bình Chí Nhân Quảng Hiếu Hoàng đế, niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư. Lê Đại Hành cử Phạm Cự Lạng (Lượng), em của Phạm Hạp làm đại tướng quân.
Về các biến cố chính trị liên quan đến cái chết của Đinh Tiên HoàngĐinh Liễn, có các nhà nghiên cứu, như Hoàng Đạo Thúy, đặt giả thiết không phải Đỗ Thích mà chính Lê Hoàn, cấu kết với Dương Vân Nga, đã ám sát Đinh Tiên Hoàng và con trưởng để chiếm ngôi (xem bài Đinh Tiên Hoàng). Việc Lê Đại Hành lấy Dương thái hậu nhà Đinh, các sử gia phong kiến rất nặng lời chê trách. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết:
"Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?"
Hoàng Xuân Hãn viết trong Hoàng Xuân Hãn tuyển tập: "...việc này trái với khuôn phép nhà nho. Các sử gia nho xưa đã trịnh trọng chỉ trích như Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ...
Khi đưa ra nhận định trên, có thể các sử gia không chú ý vào thế kỷ 10 đời Đinh, Tiền Lê đạo Nho chưa có ảnh hưởng gì sâu vào dân Việt. Sau này, đến nửa đời Trần vẫn còn như vậy. Dân chúng đã lập đền thờ các vua Đinh Lê trên nền tảng cung điện Hoa Lư mà không quên bà Dương hậu, xưa còn tự hợp hai vua tô tượng hai vua ngồi chung một toà với Dương hậu ở giữa. Nhưng đến đầu đời Lê Thái Tổ cho là trái đạo mà bỏ đi! Tuy vậy các nho gia phê bình cũng không ai trách bà mà chỉ trách Lê Hoàn bởi cho rằng bậc quân tử "danh chính thì ngôn mới thuận". Còn như Dương hậu âu cũng chỉ là đàn bà, có trách cũng bất kể.

Phá Tống - bình Chiêm

Phá Tống


Lê Hoàn đại phá quân Tống năm 981
Đầu năm 981, vua nhà Tống phát quân sang đánh Đại Cồ Việt, cử các tướng Hầu Nhân Bảo, Trần Khâm Tộ, Tôn Toàn Hưng, Triệu Phụng Huân, Quách Quân Biện, Lưu Trừng, Giả Thực, Vương Soạn cầm quân chia hai đường thủy bộ. Cánh bộ đi theo ngả Lạng Sơn còn thủy thì tiến vào sông Bạch Đằng.[22]
Mùa xuân tháng Ba (4-981), quân của Hầu Nhân Bảo đến Ngân Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng, vua tự làm tướng đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông.[23] Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, những chiến thuyền Tống cũng bị thủng bởi những chiếc cọc sông dày dặc cho dù rất mạnh về thế trận. Vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được. Thủy quân Tống thất bại. Tôn Toàn Hưng dừng quân hơn 70 ngày, chần chừ không dám tiến. Hầu Nhân Bảo thì hiếu chiến hơn, tự đem quân tiến theo sông Thương. Khi quân Hầu Nhân Bảo kéo đến Chi Lăng, Lê Hoàn giả vờ xin hàng để đánh lừa Nhân Bảo rồi phục binh đổ ra đánh dữ dội. Số quân địch hơn phân nửa bị tiêu diệt.[24]
Sau hai trận thắng lớn Bạch Đằng, Tây Kết, quân Lê giết được Hầu Nhân Bảo, bắt sống Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Trần Khâm Tộ, Lưu Trừng, Giả Thực, Tôn Toàn Hưng, Vương Soạn cũng vội vàng rút chạy về nước. Lê Hoàn đã không thực hiện được trận mai phục bằng sự kết hợp giữa phục binh và trận địa cọc ngầm vì chiến sự lúc này diễn ra không được mau lẹ, thuận lợi như trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đánh Nam Hán. Thực tế, chiến sự trên sông Bạch Đằng trong kháng chiến chống Tống lần thứ nhất diễn ra nhiều lần, nhiều đợt với những trận đánh khác nhau.

Bình Chiêm

Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ từ năm 192. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt.[25] Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 979, quân Chiêm được Ngô Nhật Khánh dẫn đường, tổ chức lực lượng thuỷ quân hùng hậu tiến đánh Hoa Lư theo đường biển, nhưng bị tan vỡ vì gặp bão ở cửa Thần Phù.[26]
Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, “sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Chiêm Thành thua to. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng là kỹ nữ trong cung trăm người và một nhà sư người Thiên Trúc, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư”.[27] Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.

Sự nghiệp trị vì

Phát triển kinh tế

Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệpthủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp.
Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê (hiện vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử) do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hoá, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê đã rộng khắp dải miền Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt Nam.[28]

Ngoại giao

Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: “Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục”.
Vua sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống sang đòi vua quỳ nhận sắc phong của vua Tống, Đại Hành lấy cớ bị đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Để tránh việc đón tiếp sứ giả phiền hà tốn kém, Lê Đại Hành còn đề nghị nước Tống từ lần sau hãy cử sứ giả đưa thư đến địa giới và báo tin, triều đình Hoa Lư sẽ sai người lên biên giới để nhận chiếu thư của vua Tống. Vua Tống cũng chấp thuận.[29] Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý “tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống” như lời Khuông Việt đại sư nói.[30]

Hai áng văn dưới thời Lê Đại Hành

PGS. Bùi Duy Tân[31] phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt tác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định[32].
Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua “hỏi về vận nước ngắn dài”, nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: “Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách “. Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam.

 

Nguyên bản Hán Văn:
國祚
國祚如藤絡,
南天裏太平。
無為居殿閣,
處處息刀兵。
Bản phiên âm Hán-Việt:
Quốc tộ
Quốc tộ như đằng lạc,
Nam thiên lý thái bình.
Vô vi cư điện các,
Xứ xứ tức đao binh..
Bản dịch thơ:
Vận nước
Vận nước như dây mây leo quấn quýt,
Ở cõi trời Nam [mở ra] cảnh thái bình.
Vô vi ở nơi cung điện,
[Thì] khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh.

Ý nghĩa

Khi Vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước, làm thế nào để cho vận mệnh quốc gia được dài lâu? Thiền sư trả lời: Vận nước như mây quấn. Ta phải giữ gìn đất nước nầy như thế quấn của dây mây, một sợi mây tuy có dẻo dai nhưng vẫn dễ đứt, dễ gãy nếu ta biết cách bẻ, còn nhiều dây mây quấn lại thành bó khó có sức mạnh nào bẻ gãy. Trăm họ hướng về Vua với một lòng tôn kính, vua lấy ý nguyện của dân làm ý nguyện của mình, nỗi khổ của dân cũng là nỗi khổ của mình. Tìm cách hoá giải những xung đột nội bộ của một quốc gia. Liên kết nhân tâm lại với nhau như những dây mây riêng lẻ thành một bó mây. Thiền sư khẳng định: Muốn cho đất nước được yên bình, Vua phải biết cách áp dụng phương pháp, hay là nguyên lý tu dưỡng vô vi nơi triều đình của mình. Vua là thiên tử - con trời - theo quan niệm phong kiến. Vua tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh của một thể chế, đế chế. Vua là tối tôn đứng trên thầy và cả người cha sinh ra mình Quân-Sư-Phụ, vậy mà kinh Phật nhắc nhở cẩn thận không kiêu ngạo.
Bài thơ Vận Nước của Thiền sư Pháp Thuận nếu kết hợp với bài thơ Thần Nước Nam Sông Núi, có một vị thế hết sức quan trọng không chỉ trong lịch sử văn học mà cả trong lịch sử tư tưởng chính trị và Phật giáo Việt Nam. Nó đã thành công khi đề xuất được hệ thống tư tưởng chính trị hoàn chỉnh để định hướng cho sự phát triển của một hệ thống chính quyền làm chủ đất nước vừa thỏa mãn yêu cầu bảo vệ chủ quyền quốc gia vừa đáp ứng nguyện vọng của người dân. Kho tàng văn học Việt Nam vẫn còn lưu giữ được những bài thơ chứa đựng được tư tưởng chính trị của Phật giáo Việt Nam như bài Quốc tộ.
 Nam quốc sơn hà (Hán tự: 南國山河) là một bài thơ thần, hiện còn khuyết danh tác giả, được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam. Bài thơ được cho là của Thần, do Thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077. Đền Xà (thôn Đoài, Tam Giang, Yên Phong) là nơi vang vọng bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt[1].

Bản chuẩn

Nguyên bản Hán Văn:
南國山河
南 國 山 河 南 帝 居
截 然 定 分 在 天 書
如 何 逆 虜 來 侵 犯
汝 等 行 看 取 敗 虛
Bản phiên âm Hán-Việt:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở,
Rành rạch định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bây sẽ bị đánh tơi bời

Dị bản

Phiên âm Hán - Việt:(Trần Hương Giang dịch)
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà Bắc lỗ lai xâm phạm
Ngữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Bản dịch thơ (Lê Thước - Nam Trân dịch):
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ.
Bản dịch nghĩa (theo thơ văn Lý- Trần tập):
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Giới phận đó đã được định rõ ràng ở sách trời
Cớ sao kẻ thù lại dám đến xâm phạm
Chúng mày nhất định sẽ nhìn thấy việc chuốc lấy bại vong.

Niên hiệu

Giữa năm 1005, vua băng. Ông ở ngôi tất cả 26 năm, thọ 65 tuổi. Trong 26 năm làm vua, ông đặt 3 niên hiệu:
  • Thiên Phúc (980 - 988)
  • Hưng Thống (989 - 993)
  • Ứng Thiên (994 - 1005)

Vợ con


Đình Hoa Xá - Minh Ngự Lâu xã Tả Thanh Oai (Thanh Trì- Hà Nội), nơi thờ Lê Hoàn và người con gái làng Tó

Phủ Vườn ThiênCố đô Hoa Lư, nơi thờ hoàng tử Lê Long Thâu, con cả Lê Hoàn
Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu gồm Đại Thắng Minh Hoàng Hậu (Dương Vân Nga), Phụng Càn Chí Lý Hoàng hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng hậu, Trịnh Quắc Hoàng hậu và Phạm Hoàng hậu.
Sử cũng chép một người vợ khác của ông, sinh cho ông ít nhất 2 người con là Lê Long Việt và Lê Long Đĩnh. Sách Việt sử lược chép sơ hầu di nữ (初侯姨女), Đại Việt sử ký toàn thư chép chi hậu diệu nữ (祇候妙女). Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục Chính biên chép bà là con gái quan Chi hậu tên là Diệu, không rõ họ là gì. Về sau bà được con trai Long Đĩnh truy tôn hiệu là Hưng Quốc quảng thánh Hoàng thái hậu.http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/D%C6%B0%C6%A1ng_V%C3%A2n_Nga.JPGDương Vân Nga
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/5/57/Ledaihanh.jpgLê Đại Hành có 11 người con trai, 1 người con nuôi, đều được phong vương:
  1. Lê Long Thâu làm Kình Thiên đại vương (phong năm 989), từng tham gia chiến tranh Việt - Tống 981, được Lê Đại Hành phong làm Thái tử. Tuy nhiên, đến năm 1000 thì mất.
  2. Lê Ngân Tích (Long Tích) làm Đông Thành vương (phong năm 989), sau khi Lê Đại Hành mất, Lê Long Tích cùng các em tranh ngôi với Lê Long Việt. Song, năm 1005, bị Lê Long Việt giết chết.
  3. Lê Long Việt làm Nam Phong vương (phong năm 989), sau là vua Lê Trung Tông). Sau 3 ngày ở ngôi vua, bị Lê Long Đĩnh giết chết năm 1005.
  4. Lê Long Đinh làm Ngự Man vương (phong năm 991), đóng ở Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
  5. Lê Long Đĩnh làm Khai Minh vương (phong năm 992), đóng ở Đằng Châu, xã Bắc Kiên, Kim Động, Hải Dương, sau là vua Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
  6. Lê Long Cân làm Ngự Bắc vương (phong năm 991), đóng ở Phù Lan, sau là Phù Vệ, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Hưng. Hiện nay, thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
  7. Lê Long Tung làm Định Phiên vương, đóng ở Tư Doanh, Ngũ Huyện Giang, Thanh Hóa (phong năm 993).
  8. Lê Long Tương làm Phó vương, đóng ở Đỗ Động Giang, Hà Tây (phong năm 993).
  9. Lê Long Kính làm Trung Quốc vương, đóng ở Càn Đà, Mạt Liên (phong năm 993), sau bị giết năm 1005.
  10. Lê Long Mang làm Nam Quốc vương, đóng ở Vũ Lung (phong năm 994).
  11. Lê Long Đề (Minh Đề) làm Hành Quân vương, đóng ở Bắc Ngạn, Cổ Lãm (phong năm 995).
  12. Con nuôi Dương Hy Liễn làm Phù Đái vương, đóng ở Phù Đái (phong năm 995).
  13. Lê Thị Phất Ngân hoàng hậu của vua Lý Thái Tổ, mẹ của Lý Thái Tông, được Lý Thái Tông phong là Linh Hiển hoàng thái hậu
Tất cả các con trai Lê Hoàn đều được phong vương, nhưng sau khi con trưởng là Thâu mất (1000), vua Lê không sớm lập người kế vị. Điều đó đã gây ra việc tranh giành quyền bính giữa các con của ông sau này, là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của nhà Tiền Lê.

Nhận định

Về vua Lê Đại Hành, Sử nhà Tống dẫn lời Tống Cảo, người đi sứ sang Đại Cồ Việt đã từng gặp Lê Hoàn mô tả ông là “con người mắt lé” nhưng “hung hãn” và “có chí vác cả núi ngăn cả bể”[33]. Ngô Sĩ Liên với tư tưởng Nho giáo nhận xét: “Vua nhân gian dâm trong cung mà lấy được nước, dẹp giặc bên ngoài để yên dân, trong nước lặng yên, Bắc Nam vô sự”[34]

Tài cầm quân

Trong sử sách, các sử gia nhiều đời cùng có nhận định về Lê Đại Hành. Ca ngợi võ công của ông, Lê Văn Hưu viết:
"Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc, tóm Quân Biện, Phụng Huân dễ như lùa trẻ con, như sai nô lệ, chưa đầy vài năm mà bờ cõi định yên, công đánh dẹp chiến thắng dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được."
Trong thời dẹp loạn 12 sứ quân, Lê Hoàn đã sớm bộc lộ tài năng, tuy nhiên do còn trẻ tuổi nên chức vụ của ông vẫn ở dưới các bạn thân thiết của Tiên Hoàng. Chỉ từ khi làm nhiếp chính, trực tiếp nắm vận mệnh đất nước, tài năng của ông mới được thi triển hết. Chẳng những các công thần khai quốc kỳ cựu của nhà Đinh mà ngay cả các tướng phương Bắc đều không phải đối thủ của ông. Dù đời sau có thể nhận định việc đánh dẹp của ông là hợp lẽ hay trái lẽ nhưng tài cầm quân của ông thì không ai có thể phủ nhận.

Vua trị nước

Lê Đại Hành là một vị vua mà “Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng”.[35] Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được.
Đại Hành làm vua tỏ rõ là một người chí công vô tư, vì việc chung chứ không vì thù oán riêng. Ông giết Phạm Hạp vì tội làm loạn nhưng lại trọng dụng em Hạp là Phạm Cự Lạng, dùng làm tướng, thăng tới chức thái úy chỉ huy quân đội. Con của Nguyễn Bặc, một người cùng bị giết với Phạm Hạp là Nguyễn Đê cũng được cất nhắc làm quan võ của nhà Tiền Lê. Lê Đại Hành vô tư tới mức không phòng ngừa rằng sau này chính Đê là người tham gia đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Ngoài ra, các đại thần từng là bạn thân của Tiên Hoàng như Trịnh Tú, Lưu Cơ, hai người nằm trong bộ tứ "Điền, Bặc, Tú, Cơ" theo vua Đinh từ ngày hàn vi cũng được Đại Hành trọng dụng, không vì lý do "cùng bè đảng" với Nguyễn BặcĐinh Điền mà kiếm cớ trừ khử hay sa thải hai người này. Chính nhờ chính sách dùng người khoan dung, trọng tài năng không vì tình riêng khiến ông quy tụ được nhân tâm, củng cố sức mạnh trong nước, vượt qua được khó khăn trong thời buổi đất nước rối ren, lòng người dao động khi nam, bắc đều bị uy hiếp.

Về tên “Đại Hành”

Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, khi vua mới mất mà chưa được đặt thụy hiệu thì được gọi là Đại Hành Hoàng đế. Do vua nối ngôi là Lê Ngọa Triều đã không đặt thụy hiệu nên “Đại Hành Hoàng đế” đã trở thành thụy hiệu của Lê Hoàn.
Sử gia Lê Văn Hưu viết:
"Thiên tử và hoàng hậu khi mới băng hà, chưa chôn vào sơn lăng, thì gọi là Đại Hành Hoàng Đế, Đại Hành Hoàng Hậu. Đến khi lăng tẩm đã yên thì hợp bầy tôi bàn xem đức hạnh hay hay dỡ để đặt thụy là mỗ hoàng đế, mỗ hoàng hậu, không gọi là Đại Hành nữa. Lê Đại Hành thì lấy Đại Hành làm thụy hiệu mà truyền đến ngày nay là làm sao? Vì Ngọa Triều là con bất tiếu (không giống ông cha)[36], lại không có bề tôi Nho học để giúp đỡ bàn về phép đặt thụy cho nên thế."
Tuy nhiên, có sách giải thích “đại hành” là đi xa hẳn không trở lại. Có sách khác lại giải thích “đại hành” là đức hạnh lớn (hành và hạnh viết cùng một chữ 行, âm cổ đọc như nhau).[37]

Đền thờ

Các nhà nghiên cứu đã thống kê được hơn 43 nơi thờ Lê Đại Hành (trong đó có 12 nơi thờ riêng, 5 nơi phối thờ với bà vợ cả là Đô Hồ phu nhân; 2 nơi phối thờ với Thái hậu Dương Vân Nga và 21 nơi thờ với các vị thần khác). Ninh Bình là tỉnh có nhiều di tích thờ Lê Hoàn nhất 12 nơi; tiếp theo là Thái Bình với 10 nơi; Hà Nội có 10 nơi, Nam Định 4 nơi, Hà Nam 3 nơi; các tỉnh Thanh Hoá, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương đã tìm thấy 1 nơi thờ.
Ninh Bình là vùng đất kinh đô của đất nước dưới thời Lê Hoàn, các đền thờ thường tập trung nhiều ở khu di tích cố đô Hoa Lư và phía nam tỉnh, nơi tương truyền vua đánh Tống và dẹp Chiêm đi qua như đền Vua Lê Đại Hành và đình Yên Thành ở cố đô Hoa Lư, đình Trung Trữ ở Ninh Giang (Hoa Lư), các xã Yên Lâm, Yên Thắng và Yên Thái (Yên Mô), Khánh Ninh và thị trấn Yên Ninh (Yên Khánh), Đồng Bến (Tp Ninh Bình), Lai Thành (Kim Sơn)...
Thái Bình là nơi diễn ra trận đánh Lục Đầu Giang chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực diễn ra trận Lục Giang thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là vùng đất thuộc hai tổng Xích Bích và Ỷ Đôn xưa. Các nơi thờ tiêu biểu như di tích đình và đền Vua Lê Đại Hành ở các xã Chi Lăng, Hưng Hà; xã Bắc Sơn, Hưng Hà; xã Thái Thịnh huyện Thái Thuỵ; xã Quỳnh Sơn huyện Quỳnh Phụ; xã Quỳnh trang huyện Quỳnh Phụ,...
Các đền thờ ở khu vực Hà Nội đều tập trung ở ven sông Nhuệ, trong đó Hà Đông 4 nơi, Thanh Trì 3 nơi ở xã Tả Thanh Oai và Hữu Hòa, Sơn Tây 2 nơi và Ứng Hòa 1 nơi ở Đình Thanh Dương xã Đồng Tiến.
Các thần tích, thần sắc tại Hải Dương, Hải Phòng - nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 981 cho thấy các tướng của ông được thờ ở rất nhiều nơi và trong thần tích, thần sắc của họ có mô tả lại những chiến công của Lê Hoàn tại khu vực này. Đền Vua Lê Đại Hành ở Hải Dương được xây dựng tại xã An Lạc, huyện Chí Linh. Tại thị trấn Minh Đức (Thủy Nguyên, Hải Phòng) cũng có đền riêng thờ Vua Lê Đại Hành.[38] Đền được xây dựng ngay tại khu vực núi đá Tràng Kênh, ngã ba sông Bạch Đằng, nơi diễn ra đại thắng mùa xuân 981.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/b8/Temple_comm%C3%A9moratif_de_Le_Hoan_(Hoa_Lu).jpg
Nhà Lý hoặc Lý triều (Hán-Nôm家李 • 李朝, nhà LýLý triều), còn được gọi là nhà Hậu Lý (Hán-Nôm家後李 • 後李朝, nhà Hậu LýLí Hậu triều) (để phân biệt với nhà Tiền Lý của Lý Nam Đế), là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Triều đại này bắt đầu khi vua Thái Tổ lên ngôi tháng 10 âm lịch năm 1009, sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Tiền Lê, trải qua 9 triều vua và chấm dứt khi vua Lý Chiêu Hoàng, lúc đó mới có 7 tuổi bị ép thoái vị để nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh vào năm 1225 – tổng cộng là 216 năm.
Trong thời đại của vương triều này, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật, nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm thủ đô (sau là Thăng Long tức Hà Nội ngày nay) đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước.
Ở thời này có những sự kiện đáng nhớ của lịch sử Việt Nam: việc dời đô từ Hoa Lư, một nơi ở góc đông nam đồng bằng Bắc Bộ, thưa dân, hiểm trở ra Đại La, rồi đặt tên mới là Thăng Long theo hình tượng con rồng, một hình tượng đặc thù của thời này; quốc hiệu Đại Việt của Việt Nam có từ tháng 10 âm lịch năm 1054 và được duy trì đến đầu thế kỷ 19; Văn MiếuQuốc tử giám, biểu tượng của văn hiến Việt Nam, được xây dựng; và việc thi cử cũng như hệ thống pháp luật bằng văn bản bắt đầu có dưới triều đại này.

Hình thành

Việc hình thành nhà Lý gắn liền với sự kiện Lý Công Uẩn thay ngôi Lê Long Đĩnh. Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền LêLong Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điện tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn[1][2].

Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn nhân lúc Long Đĩnh bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép[3]. Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.
Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: Lý Công Uẩn người châu Cổ Pháp (Từ Sơn, Bắc Ninh). Thuở nhỏ làm con nuôi nhà sư Lý Khánh Văn, theo học ở chùa Lục Tổ của sư Vạn Hạnh. Sau đó làm quan nhà Lê, giữ đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, chỉ huy cấm quân ở kinh đô Hoa Lư. Ông là người có học, có đức và có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
Việc Lý Công Uẩn trưởng thành, thăng tiến trong bộ máy nhà Tiền Lê và lên ngôi vua có vai trò gây dựng rất lớn của thiền sư Vạn Hạnh[4]. Các nhà nghiên cứu thống nhất ghi nhận vai trò của sư Vạn Hạnh và Đào Cam Mộc trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi nhanh chóng, êm thấm và kịp thời, khiến cục diện chính trị nước Đại Cồ Việt được duy trì ổn định trong quá trình chuyển giao quyền lực, không gây xáo trộn từ trong cung đình lẫn bên ngoài[5]. Việc lên ngôi nhanh chóng và êm thuận của Lý Công Uẩn được xem là điều kiện thuận lợi và nền tảng để ông yên tâm bắt tay xây dựng đất nước thống nhất, mở đầu một vương triều thịnh vượng lâu dài[6], mở ra thời kỳ phục hưng toàn diện của đất nước[7].

Dời đô về Thăng Long

Bài chi tiết: Chiếu dời đô

Bia Lý Thái Tổ bên sông Sào Khê tại cố đô Hoa Lư, nơi vua ban chiếu dời đô
Hơn 1 năm sau khi lên ngôi vua, tháng 7 âm lịch năm 1010, Lý Thái Tổ tiến hành dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội). Ông đã ban hành Chiếu dời đô vào mùa xuân năm 1010.
Việc tìm đất, nghị bàn đến việc chuẩn bị để dời đô diễn ra tương đối khẩn trương. Từ Hoa Lư về thành Đại La có thể đi theo đường bộ hoặc theo đường thuỷ. Sử cũ không ghi chép chi tiết nhà Lý dời đô bằng đường nào. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: triều nhà Lý dời đô bằng đường thuỷ, và chỉ có dời đô bằng đường thuỷ thì mới an toàn và tải được cả bộ máy triều đình đông đảo cùng vật chất bảo đảm đồ sộ đi kèm[8][9].
Các nhà nghiên cứu khẳng định Lý Thái Tổ dời đô cũng cần dùng tới đội thuyền. Đoàn thuyền xuất phát từ bến Ghềnh Tháp (nay là khu vực giữa phủ Vườn Thiên và nhà bia Lý Thái Tổ ở khu di tích cố đô Hoa Lư). Rồi thuyền vào sông Sào Khê, qua cầu Đông, cầu DềnHoa Lư để ra bến đò Trường Yên vào sông Hoàng Long. Đi tiếp đến Gián Khẩu thì rẽ vào sông Đáy. Từ sông Đáy lại rẽ vào sông Châu Giang. Đến Phủ Lý đoàn thuyền ngược sông Hồng, rồi vào sông Tô Lịch trước cửa thành Đại La.[10]
Như vậy hành trình dời đô đi qua 6 con sông khác nhau, trong đó các hành trình trên sông Sào Khê, sông Hoàng Long, sông Châu Giang là đi xuôi dòng, trên sông Đáy, sông Hồng, sông Tô Lịch là đi ngược dòng. Sở dĩ nhà Lý đi bằng đường sông chứ không đi bằng đường biển cũng là bảo đảm an toàn vì thuyền phải tải nặng không chịu nổi sóng dữ ở biển.
Sử gia Ngô Thì Sỹ trong Đại Việt sử ký tiền biên nhận xét về kinh đô Thăng Long như sau:
“Núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông nước, trước mặt là biển, địa thế hùng mạnh mà hiếm, rộng mà dài, có thể là nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền, hình thể Đại Việt không nơi nào hơn được nơi này”.
Quyết định dời đô ra Thăng Long của Lý Thái Tổ được xem là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của vương triều Lý[11]. Trong vòng 8 thế kỷ tiếp theo, hầu hết các triều đại phong kiến kế tục nhà Lý như nhà Trần, nhà Mạc, nhà Hậu Lê đều tiếp tục dùng Thăng Long làm kinh đô và có thời gian tồn tại tương đối lâu dài.

Địa giới hành chính và hệ thống quan lại


Vùng màu cam trên bản đồ là lãnh thổ mở rộng về phía nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông
Nhà Lý thiết lập và lựa chọn thiết chế chính trị với đặc trưng riêng biệt, được các sử gia gọi là mô hình tập quyền thân dân, với thể chế quân chủ tập quyền mang nhiều điểm khác và vượt xa thời kỳ trước của các triều Ngô, Đinh, Tiền Lê[12]. Cấp hành chính trung ương bao gồm 3 bộ phận chủ yếu, đó là:
  • Các cơ quan giúp việc cho hoàng đế: sảnh, hàn lâm viện
  • Các cơ quan đầu não của triều đình: khu mật viện, bộ
  • Các cơ quan giúp việc cho triều đình: viện, ty, cuộc
Các chức tướng công, thái phó được hoàng đế nhà Lý ban cho những người có nhiệm vụ trực tiếp điều khiển toàn bộ chính quyền. Phụ tá cho các thái phó là tả tham tri chính sự, hữu tham tri chính sự, và hành khiển. Phụ tá cho thái phó còn có các cơ quan là khu mật viện và bộ.
Địa giới phía bắc nước Đại Việt thời Lý bao gồm Bắc Bộ Việt Nam hiện nay và một phần nhỏ của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). thời Địa giới phía nam của nhà Lý khi mới thành lập chỉ tới khu vực Hà Tĩnh hiện nay. Năm 1069, Lý Thánh Tông đánh Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Củ dâng 3 châu tương đương với tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị hiện nay. Cương vực này được duy trì ổn định tới khi triều Lý kết thúc. Trên vùng lãnh thổ này, nhà Lý chia cả nước thành 24 đơn vị hành chính[13]. Các cấp hành chính ở địa phương lần lượt từ cao xuống thấp là:
  • Phủ, lộ, châu, trại
  • Huyện, hương, giáp, phường, sách, động
Đứng đầu bộ máy hành chính của các phủ, lộ là tri phủ, phán phủ, của các châu là tri châu, của các trại, đạo là quan mục. Đứng đầu bộ máy hành của các huyện là huyện lệnh. Dưới huyện là đơn vị giápthôn.

Luật pháp

Bài chi tiết: Pháp luật thời Lý

Lý Thái Tông, vị vua đã ban hành Hình thư năm 1042
Nhà Lý được xác định là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam chính thức có hệ thống pháp luật từ khi giành độc lập sau thời Bắc thuộc mà thời nhà Ngô, nhà Đinhnhà Tiền Lê trước đó chưa có[14].
Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ HìnhThẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện[15].
Năm 1042, Lý Thái Tông ban hành sách Hình thư, đây là sách Luật đầu tiên của một triều đại Việt Nam, có thể coi như tổng hợp của luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng hình sựluật hôn nhân gia đình ngày nay. Hình thư gồm có 3 quyển, đã bị thất truyền sau thời kỳ phá hủy văn hóa Đại Việt của nhà Minh vào đầu thế kỷ 15[14].
Trừ 10 tội nặng gọi là thập ác (bất trung, bất hiếu, bất kính, bất nghĩa...), nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội: những người già trên 70 tuổi, trẻ con dưới 15 tuổi, người có nhược tật, những người họ nhà vua và người có công nếu phạm tội có thể chuộc tội bằng tiền, tùy theo tội nặng nhẹ thì nộp tiền với mức độ nhiều ít khác nhau[14].
Việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý, tuy hiệu lực vẫn còn hạn chế[15].
Do sùng bái đạo Phật của triều đại này mà các hình phạt nói chung không quá nghiêm khắc. Pháp luật bảo vệ nguồn thu nhập của triều đình, đảm bảo dân đinh là sức lao động chủ yếu mà triều đình sử dụng. Để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, việc giết trâu được quy định chặt chẽ. Người giết trâu bừa bãi không theo quy định bị xử tội nặng[15].
Pháp luật nhà Lý phản ánh và chấp nhận sự xuất hiện của chế độ tư hữu ruộng đất, chỉ rõ sự phân biệt đẳng cấp xã hội, trong đó quý tộc quan liêu được hưởng đặc quyền[16].

Kinh tế

Nông nghiệp

Kinh tế thời nhà Lý chủ yếu dựa vào nông nghiệp, vì thế trong suốt thời gian của triều đại này, có nhiều việc làm của các vua hay các chiếu chỉ liên quan đến vấn đề bảo vệ và phát triển nông nghiệp. Nhà Lý áp dụng chính sách ngụ binh ư nông, cho binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp.
Ruộng đất thời Lý gồm có ruộng công, ruộng tư và đặc biệt, do Phật giáo phát triển mạnh, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị - xã hội nên nhà chùa sở hữu một bộ phận ruộng đất (không thuộc ruộng công lẫn ruộng tư).
Ruộng công gồm có[17]
  • Quốc khố điền là ruộng công của triều đình mà hoa lợi thu được dự trữ vào kho của vua để chi dùng cho hoàng cung.
  • Đồn điền là ruộng đất hình thành từ việc khai hoang ven sông, ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Lam.
  • Ruộng tịch điền là loại ruộng do triều đình trực tiếp quản lý, hoa lợi dùng cho triều đình. Hằng năm, nhà Lý vẫn duy trì cày ruộng tịch điền là hình thức kế thừa từ thời Tiền Lê.
  • Ruộng sơn lăng là loại ruộng dùng vào việc thờ phụng tổ tiên dòng họ nhà vua.
  • Ruộng công làng xã là ruộng giao cho các làng xã quản lý, do những người lính nhàn thời bình về cày cấy
  • Ruộng thác đaoấp thang mộc là ruộng ban thưởng cho quan lại, công thần. Nhưng loại ruộng này chỉ dành cho 1 đời công thần, không truyền được cho con cháu và công thần cũng chỉ được hưởng phần thuế thu từ ruộng đó[18].
Ruộng đất nhà chùa
Là đất đai do nhà chùa quản lý, chiếm số lượng khá lớn[19].
Ruộng tư
Chế độ sở hữu ruộng tư thời Lý khá phổ biến và phát triển. Pháp luật cho phép các tầng lớp trong xã hội mua bán ruộng đất.
Việc đo đạc ruộng đất thời Lý đã xuất hiện, nhưng đơn vị đo lường tính chưa thống nhất; nơi tính theo mẫu, nơi tính bằng thước[20]. Để phát triển nghề nông, triều đình ra những biện pháp như quy tập người tha hương trở về quê quán để đảm bảo sức lao động ở nông thôn; trị nặng tội ăn trộm và giết trâu bừa bãi...[21].
Ngoài ra triều đình còn chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng. Năm 1077, Lý Nhân Tông ra lệnh đắp đê sông Như Nguyệt dài 67.380 bộ. Các công trình thủy lợi tiêu biểu thời Lý là việc đào sông Đản Nãi (Thanh Hóa) năm 1029, đào kênh Lãm (Ninh Bình) năm 1051, khơi sâu sông Lãnh Kinh năm 1089 và sông Tô Lịch năm 1192. Sử sách ghi nhận những năm được mùa lớn như: 1016, 1030, 1044, 1079, 1092, 1111, 1120, 1123, 1131, 1139, 1140[22].
Nhờ sự quan tâm phát triển nông nghiệp và làm thủy lợi của nhà Lý, nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định[22].

Thủ công nghiệp

Trong cung đình, những người thợ thủ công lao động cho triều đình gọi là thợ bách tác. Sản phẩm họ làm ra để phục vụ hoàng cung. Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 2 năm 1040, "vua [Lý Thái Tông] đã dạy cung nữ dệt được gấm vóc. Tháng ấy xuống chiếu phát hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra để may áo ban cho các quan,từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng gấm,từ cửu phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc, để tỏ là vua không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa".[1]
Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giấy, nghề in bảng gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, khai thác vàng lộ thiên[23] đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên (Hà Nội) v.v

Thương nghiệp

Cảng Vân Đồn có vị trí rất quan trọng cho hoạt động ngoại thương, nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, nơi này còn thuận lợi cho việc đỗ tàu thuyền. Ngoài Vân Đồn, vùng biển Diễn châu cũng là nơi có hoạt động ngoại thương phát triển[24].
Các đối tác chủ yếu của Đại Việt là Trung Quốc, Chiêm Thành, Trảo Oa tức đảo Java, Lộ Lạc tức vương quốc Lavo, Xiêm La - quốc gia vùng Mê Nam và Tam Phật Tề tức Srivijaya ở đảo Sumatra.
Tại vùng biên giới, những người dân tộc thiểu số cũng qua lại buôn bán với nhau. Theo sách Lĩnh ngoại đại đáp của Nam Tống, người Việt thời Lý thường sang Trung Quốc buôn bán qua hai ngả là trại Vĩnh Bình trên bộ, nằm ở biên giới với Ung Châu, và đường biển là cảng châu Khâm và Liêm. Nhà Lý cũng thường cử sứ giả sang buôn bán, gọi là "đại cương". Nhà Lý cử sứ giả sang Trung Quốc ba lần để thống nhất cân đo, tạo điều kiện cho buôn bán.
Hàng hóa xuất khẩu của Đại Việt chủ yếu là thổ sản; hàng nhập khẩu bao gồm giấy, bút, , vải, gấm. Các thương nhân Đại Việt thường mua trầm hương của Chiêm Thành để bán lại cho thương nhân người Tống.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Năm 1149 tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java), Lộ Lạc (có thể là Lộ Hạc - La Hộc - Lavo ở Lopburi, Thái Lan, Lộ Hạc có khả năng là nước Locac được nhắc đến trong du ký của Marco Polo), Xiêm La[25] vào Hải Đông (tỉnh Quảng Ninh ngày nay, xin cư trú buôn bán, bèn cho lập trang ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn hay năm 1184 tháng 3, người buôn các nước Xiêm La và Tam Phật Tề (Srivijaya ở đảo Sumatra, được nhắc đến với tên Thất Lợi Phật Thệ từ thế kỷ 7 và với tên Tâm Phật Tề từ thế kỷ 5 trong thư tịch Trung Quốc) vào trấn Vân Đồn dâng vật báu để xin buôn bán [26].

Tiền tệ


Thuận Thiên đại bảo
Thương mại phát triển bước đầu, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong nước ngày càng tăng. Nhà Lý đúc tiền bằng hợp kim đồng – giống như tiền lưu hành ở vùng Đông Nam Trung Quốc khi đó[27]. Tuy nhiên, tiền do triều đình đúc ra không đáp ứng đủ nhu cầu lưu thông hàng hóa nên nhiều đồng tiền nhà Tống và thậm chí thời Đường vẫn được lưu hành trong nước[28].
Các nhà khảo cổ hiện nay phát hiện được 6 loại đồng tiền được xem là tiền do các vua nhà Lý phát hành: Thuận Thiên đại bảo, Minh Đạo thông bảo, Càn Phù nguyên bảo, Thiên Phù nguyên bảo, Thiên Cảm thông bảo, Thiên Tư thông bảo.

Giáo dục, khoa cử


Kiến trúc quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày nay

Tượng Thái sư Lê Văn Thịnh - thủ khoa đầu tiên của Việt Nam, trong đền thờ tại thôn xã Đông Cứu (Bắc Ninh)
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống[29].
Trường học tư đầu tiên được xác nhận là trường Bái Ân của Lý Công Ân - một tông thất nhà Lý không ra làm quan mà ở nhà dạy học[30]. Tuy nhiên, trong những năm đầu, hệ thống trường học chưa nhiều[31][32]. Do ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo và một phần của Đạo giáo, Nho giáo chưa có vị trí độc tôn như sau này. Các trường lớp còn dạy nhiều kiến thức về Phật giáo và Đạo giáo[33]. Chữ viết chính thức trong giáo dục vẫn kế tục các đời trước là chữ Hán[34].
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72 người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập ra Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng Quốc Tử Giám chỉ là trường học công đầu tiên do triều đình chính thức đứng ra tổ chức, thể hiện sự quan tâm đối với việc học hành của hoàng tộc, còn trường học tư được hình thành trước đó[30].
Từ trung kỳ, nhà Lý đã coi trọng đạo Nho hơn trước, vì Nho giáo là học thuyết giải quyết được các mối quan hệ cơ bản (vua – tôi, cha – con, vợ - chồng, bằng hữu...), để thống nhất và quản lý xã hội[35].
Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh đỗ đầu cùng hơn 10 người trúng tuyển. Ông trở thành thủ khoa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam[36]. Việc mở khoa thi Nho giáo đầu tiên đánh dấu mốc về việc nhà Lý chính thức tuyển người theo Nho giáo làm quan bên cạnh tầng lớp quan lại thiên về kiến thức Phật giáo trước đó[37].
Các khoa thi hỏi đòi hỏi người ứng thí các khoa thi phải thông hiểu kiến thức cả 3 đạo Nho, Phật và Lão mới có thể đỗ đạt[38]. Việc tổ chức thi Tam giáo (Phật, Nho, Đạo) chính thức được thực hiện năm 1195 dưới triều vua Lý Cao Tông.
Sử sách ghi chép 9 khoa dưới triều Lý, trong đó có các khoa thi không ghi đầy đủ tên người đỗ[37][39][40][41][42]. Các khoa thi không đều đặn theo định kỳ và các kỳ thi cũng chưa có cách thức nhất định.

Tôn giáo


Cổng chùa Diên Hựu
Phật giáo về cơ bản là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất, ngoài ra Nho giáoĐạo giáo cũng có tác động đến đời sống chính trị xã hội. Thời Lý có tư tưởng tam giáo đồng nguyên, coi trọng cả 3 tôn giáo này.
Các vua Lý chú trọng xây dựng chùa chiền, đúc chuông, tô tượng, cử sứ sang Trung Quốc xin nhà Tống kinh Phật, biến các chùa thành nơi cầu đảo, làm lễ tạ ơn khi chiến thắng quân xâm lược, lễ đại xá… Các quý tộc và nhân dân cũng đóng góp xây dựng nhiều chùa ở các địa phương. Việc chú trọng xây dựng chùa thời Lý được sử gia Lê Văn Hưu thời Trần ghi nhận là “xây tường cao ngất, tạc cột chùa bằng đá, làm chùa thờ Phật lộng lẫy hơn cả cung điện của vua”[43]. Các chùa lớn và nổi tiếng là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu.
Giống như thời Đinh, nhiều nhà sư tham gia vào việc triều chính thời Lý, nhưng ảnh hưởng ít hơn trước. Họ chỉ đóng vai trò giáo hóa hoặc giảng kinh[44]. Trong phạm vi tín ngưỡng và kỹ thuật, các vị cao tăng vẫn rất được xem trọng, được vua, hoàng tộc và các quan văn võ xem trọng như bậc thầy[45].
Từ thời Lý Thần Tông, các vua thường qua đời sớm, vua lên thay còn nhỏ, thái hậu buông rèm chấp chính. Sự sùng đạo Phật từ lúc này bị xem là trở thành mối dị đoan, bắt nhịp với đạo Giáo và tín ngưỡng cổ truyền[46]. Tuy những mối dị đoan không làm ảnh hưởng tới chính trị, nhưng đủ làm bằng chứng về nhân tâm rối loạn, nhà chức trách bỏ phí thời gian vào việc hão huyền, việc thưởng phạt trong triều đình căn cứ vào những điều không chính đáng[47].
Nho giáo thời Lý nhìn chung phát triển nhưng chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như các triều đại sau[42]. Đạo giáo cũng có ảnh hưởng nhất định, thể hiện trong chế độ thi cử, yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo Phật, Đạo và Nho mới có thể đỗ. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng nguyên vào thời Lý[48]; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư[48].

Văn học

Bài chi tiết: Văn học đời Lý

Chiếu dời đô-bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô (214 chữ), Phạt Tống lộ bố văn (148 chữ) và bài thơ Nam quốc sơn hà (28 chữ).
Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã tịch thu hoặc tiêu hủy hầu hết chứng tích văn hóa thời nhà Lý. Một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc tời này là Thiền Uyển tập anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác gia thời này như thiền sư Viên Chiếu (999-1091), thiền sư Không Lộ (?-1119)... và Hoàng thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".

Nghệ thuật

Kiến trúc


Gạch lát nền trang trí hoa cúc, thế kỷ 11-12, được tìm thấy tại Thành cổ Hà Nội.
Những công trình kiến trúc chủ yếu thời kỳ Lý này là kinh thành, cung điện, dinh thự các quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền miếu.
Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây dựng kinh thành và các cung điện: phía trước dựng điện Càn Nguyên làm chỗ coi chầu, bên tả làm điện Tập Hiền, bên hữu dựng điện Giảng Võ; mở cửa Phi Long thông với cung Nghênh Xuân, cửa Đan Phượng thông với cửa Uy Viễn, hướng chính nam dựng điện Cao Minh, đều có 3 thềm rồng, trong thềm rồng có hành lang dẫn ra xung quanh bốn phía.[1]
Nhà Lý cho xây dựng 36 cung, 49 điện ở khu trung tâm Cấm thành Thăng Long[49]. Công trình hoàng thành Thăng Long mang các đặc điểm: đẹp, công phu, phong phú, quy mô rộng lớn, trang trí rất tinh xảo, quy hoạch thống nhất và cân xứng. Các sử gia đánh giá kiến trúc hoàng thành Thăng Long đánh dấu bước chuyển biến vượt bậc của nghệ thuật kiến trúc và quy hoạch kinh thành Thăng Long[50]:
Do sự hưng thịnh của Phật giáo thời Lý, chùa chiền mọc lên khắp nơi, được chia làm 3 hạng: Đại, Trung và Tiểu danh lam[49]. Nổi tiếng nhất là chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đọi (Hà Nam), chùa Diên Hựu (chùa Một Cột).
Các chùa thường có tháp lớn như tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh, tháp Chiêu Ân, tháp Phật Tích, tháp Sùng Thiện Diên Linh, tháp Vạn Phong Thành Thiện... Ngoài chùa, nhà Lý còn xây dựng nhiều công trình khác như đền Đồng Cổ, lầu gác trên núi Cung vua, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...[51].

Điêu khắc, đúc tượng


Đầu rồng trang trí mái cung điện thời nhà Lý.
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý được đánh giá là đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình dân tộc Việt, góp phần to lớn để sáng tạo ra giá trị của đỉnh cao văn hóa, văn minh thứ hai của người Việt phục hưng[52].
Nghệ thuật điêu khắc thời Lý gồm những công trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề. Đặc điểm chung là chân thực, đơn giản, khỏe mạnh[53].
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Nước Đại Việt có 4 công trình nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được gọi là “An Nam tứ đại khí” thì 3 trong số đó được tạo ra thời Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền (chùa Một CộtHà Nội) và Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng Ninh)[53][54][55][56][57][58].
Các tượng người hay vật đều sinh động và có hồn; đường cong lớn và dày đặc, nét uyển chuyển mềm mại, dù làm bằng chất liệu nào. Bố cục các tác phẩm điêu khắc đẹp cân xứng, hài hòa[59].

Âm nhạc

Ban đầu nhạc Việt thời Lý chịu ảnh hưởng ít nhiều từ nhạc Chiêm Thành (mà nguồn gốc xa từ Tây Thiên tức Ấn Độ) qua những tù binh người Chiêm (cả nam lẫn nữ) bị bắt trong các cuộc nam chinh của nhà Lý[53][60]. Sau đó, ảnh hưởng của nhạc Trung Quốc tăng dần. Nhạc cụ các nhạc công sử dụng thời Lý gồm có trống cơm, tiêu, não, sáo ngang, hồ gáo, đàn cầm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn 7 dây, đàn 2 dây, đàn bầu[53][61].
Nền ca kịch Đại Việt bắt đầu từ thời Lý, do những người Hoa theo Đạo giáo sang dạy cho người Việt[62]. Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Nghệ thuật chèo cũng phổ biến, được giới quý tộc ham thích[53].

Ngoại giao

Nhà Lý trong suốt thời đại của mình liên tục phải đối phó với những mưu đồ bành trướng, thôn tính hoặc cướp phá của các nước láng giềng như nhà Tống ở phía Bắc, Chiêm Thành, Chân Lạp ở phía Nam, Đại Lý ở Tây bắc hoặc những cuộc nổi loạn lẻ tẻ của các dân tộc thiểu số. Quan hệ với nhà Tống mang tính chất nước nhỏ thần phục nước lớn, tuy rằng trong giai đoạn khoảng những năm 1075-1076, Lý Thường KiệtTông Đản đã từng đem quân tấn công nhà Tống ở các châu Ung, châu Khâm. Đại Lý không còn là một quốc gia hùng mạnh như trong giai đoạn thế kỷ 8, thế kỷ 9 nên các cuộc giao tranh mang tính chất lẻ tẻ và phần thua thông thường thuộc về người Đại Lý. Quan hệ với Chiêm Thành thì nhà Lý dường như lại đóng vai trò của một nước lớn. Quan hệ với Chân Lạp khá bình thường, với chính sách ngoại giao khá mềm dẻo, nhà Lý đã giữ vững và mở rộng được lãnh thổ của mình. Năm 1097, ban hành Hội Điển qui định các phép tắc chính trị.

Với nhà Tống


Sứ giả Đại Việt sang Trung Hoa. Hiện vật bảo tàng Guimet, Paris.
Ngoài thời gian xảy ra chiến tranh 1075-1077, nhà Lý thường xuyên giữ quan hệ với nhà Tống. Hai bên cử sứ qua lại trong nhiều năm. Trừ sự kiện cha con họ Nùng, khi có các lực lượng gây rối vùng biên, hai bên có những hoạt động quân sự hỗ trợ nhau đánh dẹp và khi bắt được "tội phạm" thì người bên nào trả về cho nước ấy.
Năm 1164, Nam Tống công nhận Đại Việt là một nước độc lập với quốc hiệu ban cho vua Lý Anh Tông là An Nam Quốc vương. Đây là lần đầu tiên sau 225 năm kể từ khi Ngô Quyền giành được độc lập và xưng vương (939), vua Trung Quốc mới công nhận nền độc lập của Đại Việt. Trước đó các vua nhà Tống chỉ gọi các vua Việt là Giao Chỉ Quận Vương, xem đất Đại Việt chỉ là một quận của nhà Tống.

Với nhà Kim

Có điều rất thú vị là nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt[63][64] và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt[65].
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả 2 nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau[63][64][65].

Với Chiêm Thành và Chân Lạp

Đại Cồ Việt và sau này là Đại Việt đóng vai trò nước lớn trong quan hệ với Chiêm ThànhChân Lạp. Hai nước này vẫn sai sứ sang tiến cống các động vật quý như voi, chim lạ... Nhưng quan hệ của Đại Việt với 2 nước này không thật sự ổn định, sử sách ghi lại nhiều vụ cướp phá ở vùng biên giới phía nam Đại Việt của hai nước này, nhưng đều bị đánh bại (xem phần quân sự).

Quân sự

Bài chi tiết: Quân sự nhà Lý

Tổ chức quân đội

Quân đội thời Lý gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
  • Cấm quân: là quân tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước, có nhiệm vụ bảo vệ vua và kinh thành.
  • Quân địa phương: Tuyển chọn trong số thanh niên trai tráng ở các làng xã đến tuổi thành đinh (18 tuổi), có nhiệm vụ canh phòng các lộ,phủ.
Nhà Lý thi hành chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động[66]. Quân đội nhà Lý có quân bộ và quân thuỷ, kỉ luật nghiêm minh, được huyấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quan đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, mắy bắn đá…

Đánh dẹp trong nước

Bài chi tiết: Nùng Tồn PhúcNùng Trí Cao
Với các bộ lạc thiểu số, nhằm mục đích tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa triều đình và các châu huyện có các bộ lạc thiểu số, vốn có tính tự trị cao, nhà Lý có chính sách gả công chúa cho các châu mục (chức quan đứng đầu các châu) như công chúa Bình Dương được gả cho Châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái, công chúa Kim Thành (hay Khánh Thành) gả cho châu mục châu Phong là Lê Tông Thuận, công chúa Trường Ninh gả cho châu mục châu Thượng Oai là Hà Thiệu Lãm, công chúa Ngọc Kiều được gả về châu Chân Đăng cho châu mục họ Lê, công chúa Thiên Thành cho Thân Đạo Nguyên (con trai công chúa Bình Dương và Thân Thiệu Thái), công chúa Khâm Thánh cho châu mục châu Vị Long là Hà Di Khánh, công chúa Diên Bình cho Thủ lĩnh Phú Lương là Dương Tự Minh...
Việc gả công chúa cho các thủ lĩnh dân tộc vùng biên góp phần ổn định khu vực này. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu, tính chất tập quyền của chính quyền quân chủ nhà Lý chưa cao, do đó còn nhiều địa phương không chịu ràng buộc. Với những vùng không thần phục triều đình, các vua Lý thường thân chinh hoặc cử hoàng tử hay các quan cầm quân đánh dẹp để đảm bảo khối thống nhất của đất nước. Trong sách Đại Việt Sử ký Toàn thư có rất nhiều đoạn nói về việc đánh dẹp của các vua đối với các châu (Vị Long, Đô Kim, Thường Tân, Bình Nguyên, Định Nguyên, Trệ Nguyên, Thất Nguyên, Văn, Hoan v.v). Điển hình trong các cuộc chinh chiến dẹp loạn là việc đánh dẹp cha con Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên giữa thế kỷ 11 (1039-1053).
Năm 1038, châu Quảng Nguyên (nay thuộc tỉnh Cao BằngLạng Sơn) có Nùng Tồn Phúc làm loạn, tự xưng là Chiêu Thánh hoàng đế, đặt quốc hiệu là Trường Sinh, đắp thành, luyện quân, không nộp cống cho nhà Lý nữa. Vì vấn đề thống nhất quốc gia và để ngừa trước không cho xảy ra tình trạng hùng cứ địa phương, nên năm 1039, Lý Thái Tông thân chinh đi đánh dẹp, bắt được Nùng Tồn Phúc đem về kinh xử tội[1].
Vợ Nùng Tồn Phúc là A Nùng và con là Nùng Trí Cao chạy thoát. Năm 1041, Nùng Trí Cao cùng mẹ về châu Thảng Do (gần Quảng Nguyên) lập ra nước Đại Lịch. Thái Tông cho quân đi đánh, bắt được Trí Cao đem về kinh. Nhưng vua tha cho về và phong cho làm Quảng Nguyên mục. Tình hình được tạm yên.
Năm 1048, Nùng Trí Cao làm phản, chiếm động Vật Ác (tây bắc Cao Bằng). Vua sai quan thái úy Quách Thịnh Dật đem quân đi đánh nhưng không thắng được. Năm 1052, Nùng Trí Cao đem 5.000 quân đánh lấy Ung Châu, rồi chiếm hết vùng đất ở Quảng Đông, Quảng Tây, tự xưng là Nhân Huệ Hoàng Đế, đặt quốc hiệu Đại Nam. Nhà Tống lo sợ, sai Địch Thanh cầm quân đi đánh Trí Cao[1]. Tháng 10 năm 1053, Trí Cao giao chiến bất lợi với quân Tống, sai thủ hạ đến cầu cứu Đại Cồ Việt. Lý Thái Tông sai chỉ huy sứ Vũ Nhị đi tiếp ứng cho Trí Cao, nhưng quân Lý chưa tới nơi thì Trí Cao lại bị Địch Thanh đánh bại, phải chạy trốn sang nước Đại Lý nên quân Lý rút về. Năm 1055, Trí Cao thua trận và bị người nước Đại Lý giết.

Chiến tranh với các nước lân cận

Đánh Tống ở Ung châu

Năm 1075, Vương An Thạch, tể tướng nhà Tống, xúi vua Tống rằng nước Đại Việt bị quân Chiêm Thành đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn người, có thể dùng kế chiếm lấy được. (Có thuyết cho rằng, nhà Tống quyết định đánh Đại Việt để củng cố lại tinh thần của quân dân sau những thất bại trước quân Liêu-Hạ ở phía bắc)[67]. Vua Tống bèn dùng Thẩm Khởi và Lưu Di làm tri phủ Quế Châu ngầm dấy binh người Man động, đóng thuyền bè, tập thủy chiến, ngoài ra còn cấm các châu huyện không được mua bán với Đại Việt các mặt hàng chiến lược thời đó như sắt thép, trâu bò.
Vua nhà Lý biết tin, sai Lý Thường KiệtTông Đản đem hơn 100.000 binh đi đánh[68]; quân thủy và quân bộ đều tiến. Lý Thường Kiệt đánh các châu Khâm, Liêm; Tông Đản vây châu Ung. Đô giám Quảng Tây nhà Tống là Trương Thủ Tiết đem quân đến cứu. Lý Thường Kiệt đón đánh ở cửa ải Côn Lôn (nay là thành phố Nam Ninh, khu tự trị Choang Quảng Tây) phá tan quân dịch, chém Trương Thủ Tiết tại trận. Tri phủ Ung Châu là Tô Giám cố thủ không hàng. Quân Đại Việt đánh đến hơn 40 ngày, chồng bao đất trèo lên thành. Thành bị hạ. Tô Giám cho gia thuộc 36 người chết trước, chôn xác vào hố, rồi châm lửa tự đốt chết. Người trong thành không chịu hàng, quân Lý Thường Kiệt giết hết hơn 5 vạn người[68], cộng với số người chết ở các châu Khâm, Liêm thì đến hơn 100.000 người. Lý Thường Kiệt bắt sống người ba châu ấy đem về.

Chống Tống ở phòng tuyến sông Như Nguyệt

Bài chi tiết: Trận Như Nguyệt

Bản đồ Trận Như Nguyệt.
Năm 1076 tháng 3, nhà Tống dùng tuyên phủ sứ Quảng Nam (Quảng Đông - Quảng Tây ngày nay) là Quách Quỳ làm chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng, 10 vạn quân tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu, hợp với quân Chiêm Thành và quân Chân Lạp sang xâm chiếm nước Đại Việt. Quân nhà Tống tiến theo hai đường thủy, bộ vào Đại Việt. Đường thủy do Hòa Mâu chỉ huy; đường bộ do Quách Quỳ chỉ huy. Ở trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh), Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh nhà Tống, làm thất bại kế hoạch hội quân của họ. Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt hay còn gọi là sông Cầu hay sông Nguyệt Đức. Quân Tống đã nhiều lần cố gắng vượt sông nhưng đều thất bại. Quách Quỳ cho đóng quân ở bờ bắc sông Như Nguyệt và chuyển sang phòng ngự nhằm chờ thời cơ. Một đêm quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân (Trương Hống và Trương Hát: hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục) có tiếng đọc to bài thơ thần mà tác giả chính là Lý Thường Kiệt:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Tạm dịch
Sông núi nước Nam Đế Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.
Khi rút quân, Quách Quỳ đã tranh thủ chiếm đoạt luôn châu Quảng Nguyên (Lạng SơnCao Bằng ngày nay). Sau này, Thái sư Lê Văn Thịnh đã lấy lại châu Quảng Nguyên, nơi có nhiều mỏ kim loại quý, bằng phương pháp hòa bình là ngoại giao và tặng voi cho vua Tống. Người Tống cho rằng vua Tống mắc sai lầm để "mất" châu Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng nên đặt ra câu:
Bởi tham voi Giao Chỉ
Để mất vàng Quảng Nguyên

Chiến tranh với Chiêm Thành


Tượng vua Lý Thánh Tông, người thực hiện cuộc nam tiến năm 1069
Trong triều đại nhà Lý, tổng cộng có khoảng 10 lần (1020, 1043, 1044, 1069, 1075, 1104, 1132, 1167, 1216, 1218[1][69][70]) các vua hay các quan lại cao cấp như Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành v.v. đã đem quân đi đánh Chiêm Thành. Sau mỗi lần đánh, vua Chiêm Thành lại cầu hòa, cử người sang cống nhưng sau đó lại chống đối.
Sự kiện lớn nhất là vào năm 1069, Chiêm Thành đem quân ra cướp phá vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. Vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn 10 vạn quân nam chinh vào tận kinh đô Chiêm Thành đánh bại và bắt được vua Chiêm đưa về Thăng Long, để được tha vua Chiêm và triều đình Chiêm Thành đã cắt phần đất phía Bắc dâng cho Đại Việt là vùng đất Quảng Bình và bắc Quảng Trị ngày nay, sau sự kiện này biên giới phía nam của Đại Việt lần đầu tiên tiến đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị).
Nhưng có sử gia cho rằng tới giai đoạn lịch sử này cuộc bình Chiêm chẳng phải riêng vì việc đoạn tuyệt giao hiếu, mà do Đại Việt bắt đầu thi hành chính sách đế quốc, dựa vào chỗ Chiêm có tinh thần bất khuất đối với Đại Việt và lại lén lút thần phục nhà Tống[71].

Chiến tranh với Chân Lạp

Nước Chân Lạp ở xa phía nam (dưới nước Chiêm Thành), nhưng cũng từng có chiến tranh với Đại Việt. Đại Việt sử ký toàn thư có chép sự kiện tháng Giêng, ngày Giáp Dần, năm Mậu Thân (tức 2 tháng 3 năm 1128), 2 vạn người Chân Lạp vào cướp bến Ba Đầu ở châu Nghệ An. Lý Thần Tông sai Nhập nội thái phó Lý Công Bình đem quân đánh dẹp. Chưa đến 10 ngày sau (ngày Quý Hợi), quân Chân Lạp bị đánh tan. Tháng 8 năm đó, người Chân Lạp lại vào cướp hương Đỗ Gia ở châu Nghệ An, có đến hơn 700 chiếc thuyền. Vua sai Nguyễn Hà Viêm và Dương Ổ đem quân dẹp được.
Cuối năm đó, châu Nghệ An đệ tâu một phong quốc thư của nước Chân Lạp, xin sai người sang sứ. Tuy nhiên Lý Thần Tông đã không trả lời.
Tháng 8 năm 1132, quân Chân LạpChiêm Thành vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái úy Dương Anh Nhị đánh thắng được quân hai nước. Sang năm 1134, hai nước phải đến tiến cống. Tháng 9 năm 1136, tướng Chân Lạp là Tô Phá Lăng lại mang quân vào cướp phá Nghệ An. Thần Tông sai quan Thái phó là Lý Công Bình đi đánh bại quân Chân Lạp.
Tháng 9 năm 1150, quân Chân Lạp lại đánh cướp châu Nghệ An, đến núi Vụ Thấp[72] gặp nắng nóng ẩm thấp, phần nhiều chết vì lam chướng nên tự tan vỡ.

Thời kỳ suy tàn

Nhà Lý suy tàn từ thời vua Lý Cao Tông (1175-1210), tuy rằng đã có những dấu hiệu từ thời Lý Anh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư nhận xét vua Cao Tông chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.
Năm 1179, Cao Tông xuống chiếu cấm không được đem mắm muối và đồ sắt lên bán đổi ở đầu nguồn, điều này đồng nghĩa với việc bế quan tỏa cảng, làm cho nền kinh tế không phát triển. Mùa hạ, tháng 4 năm 1181 mất mùa, dân chết đói gần một nửa hay năm 1199 mùa thu, tháng 7, nước to, lúa mạ ngập hết, đói to, đã thế nhưng nhà Lý không thấy có đưa ra phương sách nào để cứu giúp dân chúng mà vua còn ngự đi khắp núi sông, phàm xe vua đến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu để thờ (năm 1189) hay đến phủ Thanh Hóa bắt voi, chế nhạc Chiêm Thành để nghe chơi hoặc năm 1203 còn cho xây dựng rất nhiều cung điện làm hao tốn của cải. Tăng phó Nguyễn Thường nói: "Ta nghe bài tựa Kinh Thi nói rằng: Âm thanh của nước loạn nghe như ai oán giận hờn. Nay dân loạn nước nguy, chúa thượng thì rong chơi vô độ, triều đình rối loạn, lòng dân trái lìa, đó là triệu bại vong".
Điều này đã dẫn đến sự nổi dậy của dân chúng ở nhiều địa phương như tháng 10 năm 1184, các sách Tư Mông (tỉnh Hòa Bình ngày nay?), tháng 7 năm 1192 người ở giáp Cổ Hoằng (tỉnh Thanh Hóa ngày nay), tháng 7 năm 1198, người hương Cao Xá (tỉnh Nghệ An ngày nay), tháng 9 năm 1203, người ở Đại Hoàng giang (tỉnh Ninh Bình ngày nay) hay năm 1207, người Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai (tỉnh Hà Tây ngày nay) nổi lên cướp bóc, không thể ngăn được.
Tất cả những yếu tố trên đây đã làm cho nhà Lý suy sụp. Năm 1209, vua Cao Tông nghe theo lời gian thần Phạm Du giết oan tướng Phạm Bỉnh Di. Bộ tướng của Bỉnh Di là Quách Bốc đang trấn thủ Hoan châu mang quân ra đánh Thăng Long báo thù cho chủ. Vua Cao Tông và thái tử Sảm bỏ chạy lạc mỗi người một nơi. Quách Bốc lập con nhỏ của vua là Thậm lên ngôi.
Thái tử Sảm chạy đến nương nhờ gia tộc họ Trần ở duyên hải, nhờ sức họ Trần mang quân về đánh dẹp Quách Bốc. Tuy loạn được dẹp nhưng từ đó quyền lực chi phối chính trường của họ Trần bắt đầu được hình thành, bắt đầu từ Trần Tự Khánh và sau đó là vai trò lớn của Trần Thủ Độ. Năm 1210, vua Cao Tông chết, thái tử Sảm lên thay, tức là Lý Huệ Tông. Triều chính hoàn toàn trong tay họ Trần. Kết cục, cuối năm 1225, con gái thượng hoàng Huệ Tông (bị ép truyền ngôi đầu năm) là Lý Chiêu Hoàng đã bị ép nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, thượng hoàng Lý Huệ Tông sau đó còn bị Trần Thủ Độ ép tự tử vào năm 1226. Nhà Lý chấm dứt, nhà Trần thay thế từ đó.
Năm 1226, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông) đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly, được vua nước này thu nhận và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường trở thành ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc.
Nhà Lý chấm dứt, kéo dài 216 năm với 9 đời vua.

Nhận định

Đời sau xem sử ba đời vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông kế tục nhau, từ việc sửa trị, đánh dẹp các cát cứ trong nước tới việc diễu võ với phương bắc, ra uy với phương nam - những việc làm đó đều đặn thu được thành tựu, không hề thất bát, suy bại; vua sau đã thay nhưng vua trước như thể vẫn còn; nước Đại Cồ Việt trở thành Đại Việt tuần tự đi lên không bị suy sút, thua thiệt. Điều đó cho thấy một chính sách, tư tưởng nhất quán của các vua Lý. Cả ba vua đầu tiên của nhà Lý đều có tài văn võ kiêm toàn, kính Phật yêu dân, tuổi thọ cũng xấp xỉ nhau. Ba vị vua Lý này là những người đặt nền tảng cho một nhà Lý tồn tại bền vững hơn 200 năm, là triều đại đầu tiên truyền nối được lâu dài trong lịch sử Việt Nam, chấm dứt thời kỳ đất nước liên tục thay đổi, 6 dòng họ thay nhau cai trị thời thế kỷ 10. Nhà Lý xác lập được bộ máy nhà nước phong kiến quy củ, nề nếp, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển ổn định.
Lý Nhân Tông là vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam (56 năm). Võ công đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tống trên sông Như Nguyệt thời Lý Nhân Tông thực chất là của những người phụ chính mà đội ngũ này được trưởng thành dưới thời Thánh Tông, do Thánh Tông cất nhắc, trọng dụng. Người theo thuyết nhân quả của đạo Phật có thể cho rằng việc làm thất đức của thái hậu Ỷ Lan (sát hại hoàng thái hậu Thượng Dương và các cung nữ của Thánh Tông) khiến vua con phải trả giá tuyệt tự.
Từ thời Nhân Tông trở về sau, liên tiếp các vua Lý kế nghiệp đều thơ ấu, đó cũng là điều không may cho nhà Lý. Nhờ nền móng vững chắc do ba đời vua đầu tiên xây dựng, cơ nghiệp nhà Lý tiếp tục được duy trì, nhưng các phụ chính đời sau như Đỗ Anh Vũ, Đỗ Kính Tu, Đàm Dĩ Mông không thể sánh được với thái hậu Ỷ Lan, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành. Tô Hiến Thành tài năng nhưng không thể sống mãi để dìu dắt vua Cao Tông trở thành một vua Nhân Tông thứ hai. Sau khi Hiến Thành mất, nhà Lý trượt dốc không có ai đứng ra cứu vãn được. Tới khi họ Trần vào triều phụ chính, việc nhà Lý bị thay thế trở nên không đảo ngược được. Do nhà Nam Tống khi đó cũng đã yếu mòn nên suốt thời gian suy vong của nhà Lý tới khi chuyển ngôi cho nhà Trần, Việt Nam không bị nước láng giềng lớn ở phương bắc nhòm ngó như các thời cuối Trần đầu Hồ và cuối Lê đầu Mạc sau này.

Đền thờ


Đền Lý Bát Đế, tục gọi là Đền Đô thờ các vua nhà Lý
Hiện nay, 8 vị vua nhà Lý (Lý Bát Đế) được thờ tại Đền Đô thuộc xóm Đền, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, thời Lý Thái Tổ. Các vị vua được thờ ở đây: Lý Thái Tổ; Lý Thái Tông; Lý Thánh Tông; Lý Nhân Tông; Lý Thần Tông; Lý Anh Tông; Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông. Lý Chiêu Hoàng không được đưa vào đền thờ vì bị coi là đã có tội làm ngôi vua rơi vào tay họ Trần. Dân xây miếu thờ bà riêng một chỗ khác.

Các vua nhà Lý

Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh- Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng
Lý Thái Tổ Thuận Thiên
(1010-1028)
Lý Công Uẩn 974-1028 1009-1028 Thần vũ Hoàng đế Thọ Lăng
Lý Thái Tông Thiên Thành
(1028-1034)
Thông Thụy
(1034-1039)
Càn Phù Hữu Đạo
(1039-1042)
Minh Đạo
(1042-1044)
Thiên Cảm Thánh Vũ
(1044-1049)
Sùng Hưng Đại Bảo
(1049-1054)
Lý Phật Mã 1000-1054 1028-1054
Thọ Lăng
Lý Thánh Tông Long Thụy Thái Bình
(1054-1058)
Chương Thánh Gia Khánh
(1059-1065)
Long Chương Thiên Tự
(1066-1068)
Thiên Thống Bảo Tượng
(1068-1069)
Thần Vũ
(1069-1072)
Lý Nhật Tôn 1023-1072 1054-1072 Ứng thiên Sùng nhân Chí đạo
Uy khánh Long tường
Minh văn Duệ vũ
Hiếu đức Thánh thần Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Nhân Tông Thái Ninh
(1072-1076)
Anh Vũ Chiêu Thắng
(1076-1084)
Quảng Hựu
(1085-1092)
Hội Phong
(1092-1100)
Long Phù
(1101-1109)
Hội Tường Đại Khánh
(1110-1119)
Thiên Phù Duệ Vũ
(1120-1126)
Thiên Phù Khánh Thọ
(1127-1127)
Lý Càn Đức 1066-1127 1072-1127 Hiếu từ Thánh thần
Văn vũ Hoàng đế
Thiên Đức Lăng
Lý Thần Tông Thiên Thuận
(1128-1132)
Thiên Chương Bảo Tự
(1133-1138)
Lý Dương Hoán 1116-1138 1128-1138 Quảng nhân Sùng hiếu
Văn vũ Hoàng đế
Thọ Lăng
Lý Anh Tông Thiệu Minh
(1138-1140)
Đại Định
(1140-1162)
Chính Long Bảo Ứng
(1163-1174)
Thiên Cảm Chí Bảo
(1174-1175)
Lý Thiên Tộ 1136-1175 1138-1175 Thể thiên Thuận đạo
Duệ văn Thần võ
Thuần nhân Hiển nghĩa
Huy mưu Thánh trí
Ngự dân Dục vật
Quần linh Phi ứng
Đại minh Chí hiếu hoàng đế.
Thọ Lăng
Lý Cao Tông Trinh Phù
(1176-1186)
Thiên Tư Gia Thụy
(1186-1202)
Thiên Gia Bảo Hựu
(1202-1204)
Trị Bình Long Ứng
(1204-1210)
Lý Long Trát (Lý Long Cán) 1173-1210 1175-1210 chưa biết Thọ Lăng
Lý Huệ Tông Kiến Gia
(1211-1224)
Lý (Hạo) Sảm 1194-1226 1211-1224 chưa biết Thọ Lăng
Lý Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo
(1224-1225)
Lý Phật Kim (Lý Thiên Hinh) 1218-1278 1224-1225 chưa biét Cửa Mả Lăng
Chú thích: Về thụy hiệu của vua Thái Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép:
Thái tử lên ngôi ở trước linh cữu; đổi niên hiệu là Long Thụy Thái Bình năm thứ 1. Truy tôn tên thụy cho Đại Hành Hoàng Đế, miếu hiệu là Thái Tông,...
"Đại hành hoàng đế" là từ để chỉ vị vua mới mất, chứ không phải tên thụy. Như vậy không chép rõ tên thụy là gì.

Thế phả nhà Lý

  




















1
Lý Thái Tổ
1009 - 1028












2
Lý Thái Tông
1028 - 1054












3
Lý Thánh Tông
1054 - 1072

















4
Lý Nhân Tông
1072 - 1127



Sùng Hiền Hầu


















5
Lý Thần Tông
1128 - 1138


















6
Lý Anh Tông
1138 - 1175


















7
Lý Cao Tông
1175 - 1210


















8
Lý Huệ Tông
1210 - 1224


















9
Lý Chiêu Hoàng
1224 - 1225
Chú thích: Các năm trong bảng là các năm trị vì của vị vua đó




http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f2/Map-of-southeast-asia_1000_-_1100_CE.png

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/7/70/Ti%E1%BA%BFn_tr%C3%ACnh_Nam_ti%E1%BA%BFn_c%E1%BB%A7a_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Vi%E1%BB%87t.png

Vùng màu cam trên bản đồ là lãnh thổ mở rộng về phía nam năm 1069 thời Lý Thánh Tông
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/9/92/Sugiagt2.jpg
Sứ giả Đại Việt sang Trung Hoa. Hiện vật bảo tàng Guimet, Paris.
Nhà Trần hoặc Trần triều (Hán-Nôm家陳 ・陳朝, nhà Trần  · Trần triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Thái Tông lên ngôi năm 1225 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Lý, trải qua 12 triều vua và chấm dứt khi vua Thiếu Đế, khi đó mới có 5 tuổi bị ép thoái vị vào năm 1400 để nhường ngôi cho ông ngoại là Hồ Quý Ly - tức Lê Quý Ly – tổng cộng là 175 năm.
Trong thời đại của vương triều này, nhà Trần tiếp tục đóng đô ở kinh đô Thăng Long (nay là Hà Nội) và bảo toàn được lãnh thổ vẹn toàn sau ba lần xâm lược của quân Mông-NguyênTrung Quốc. Về chính sách chính trị, các vua nhà Trần cũng xây dựng bộ máy nhà nước hoàn thiện hơn so với nhà Lý. Cả các mặt kinh tế-xã hội, giáo dụcnghệ thuật cũng hoàn chỉnh hơn và cho thấy Nho giáo đã có ảnh hưởng rõ rệt tới triều đại. Dưới triều Trần, lực lượng quân đội được chú trọng phát triển đủ sức đánh dẹp các cuộc nội loạn và đương đầu với quân đội các nước lân bang. Mặc dù nhà Trần rất hưng thịnh trong những năm đầu, tuy nhiên triều đại bắt đầu suy yếu từ năm 1357 khi vua Trần Minh Tông qua đời, và trong tình trạng rối ren, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi vào năm 1400. Triều đại Trần chính thức kết thúc từ đây.
Dưới triều Trần, có những sự kiện đáng ghi nhớ trong lịch sử Việt Nam, đặc biệt là sự kiện Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lãnh đạo quân dân ba lần đánh bại đội quân Mông-Nguyên-vốn được mệnh danh là đội quân mạnh nhất thời bấy giờ.
Khi nhà Lý bắt đầu suy yếu, người đứng đầu dòng họ Trần ở đây là Trần Cảnh (Trần Thái Tông) nhưng người đặt nền móng cho sự ra đời chính thức của nhà Trần là Trần Thủ Độ. Nhà Lý suy vi, quyền lực rơi hết vào tay Trần Thủ Độ. Sau khi ép Lý Chiêu Hoàng (7 tuổi) nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (8 tuổi; 1218 - 1277) thì thời đại của nhà Trần chính thức bắt đầu năm 1225. Trong khoảng 175 năm trị vì, nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt ba lần kháng chiến chống quân Nguyên thành công vào các năm 1258, 12851288, nhưng trong những năm sau này, kể từ đời vua Dụ Tông thì triều đại nhà Trần đã suy yếu đi vì nhiều lý do, chủ yếu là do sự mục nát và yếu kém của hệ thống quan lại. Cuối cùng vào năm 1400, Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần, chấm dứt 175 năm trị vì của dòng họ này.

Nguồn gốc

Tổ tiên của dòng dõi nhà Trần có nguồn gốc dân tộc Mân ở quận Tần Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Hoa. Trần Quốc Kinh từ Phúc Kiến sang Việt Nam vào khoảng năm 1110, thời vua Lý Nhân Tông (1072-1127), lúc đầu cư trú tại xã An Sinh, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh ngày nay; sống bằng nghề chài lưới trên sông nước, trên đường làm ăn chuyển dần vào hương Tức Mạc, huyện Thiên Trường (Nam Định), Đến đời Trần Hấp dời mộ tổ sang sinh sống tại Tam Đường, phủ Long Hưng, nay là vùng đất thuộc Thái Bình.[1]
Căn cứ vào gia phả họ Trần ở Nhạc Dương do thống tôn đời thứ 27 Trần Định Nhân còn lưu giữ được thì gốc tích xa xưa từ đời Chiến quốc, họ Trần thuộc nhóm tộc người Bách Việt sống ở đất Mân (Phúc Kiến - Trung Quốc). Năm 227 trước công lịch, Phương chính hầu Trần Tự Minh đang làm quan cho Triệu Đà, vì mâu thuẫn giữa người Hán và người Bách Việt ông đã theo dòng người Bách Việt di cư xuống phía Nam. Tự Minh được vua An Dương Vương thu nạp, trở thành vị tướng tài ba, cùng Cao Lỗ giúp vua chống lại Triệu Đà. Khi thành Cổ Loa thất thủ, Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà, Trần Tự Minh lui về sống ẩn dật ở đất Kinh Bắc. Dòng họ này qua 700 năm ở Kinh Bắc phân ra nhiều nhánh, nhưng dòng thống tôn đến đời Trần Tự Viễn (582 - 637) nổi lên như một nhân tài kiệt xuất của xứ Giao Châu.
Trần Quốc Kinh khi dời từ An Sinh (Quảng Ninh) về Tức Mạc (Nam Định) lấy vợ sinh ra Trần Hấp. Trần Hấp dời mộ cha sang sinh sống tại Long Hưng (Thái Bình) sinh ra Trần LýTrần Hoằng Nghi. Trần Lý sinh ra Trần Thừa (sau được tôn là Trần Thái Tổ), Trần Tự KhánhTrần Thị Dung. Trần Hoằng Nghi sinh được ba người con trai: Trần An Quốc, Trần An BangTrần Thủ Độ.[2].

Nguồn gốc tên

Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép. Con ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo), được phiên theo chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ Cảnh (vua Thái Tông). Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".
Từ thế hệ thứ hai, nhà Trần nắm quyền cai trị nên mới đặt theo các tên đời sau thường biết tới.
Vốn sống bằng nghề đánh cá, họ Trần thường sinh sống làm ăn ở những vùng cửa sông ven biển, đến đời Trần Lý (ông nội của vua Trần Thái Tông) đã trở thành một cự tộc có thế lực vùng Hải Ấp (nay là xã Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Năm 1209, khi trong triều có biến loạn, vua Lý Cao Tông phải chạy lên Quy Hoá, Thái tử Sảm chạy về Hải Ấp đã được gia đình Trần Lý giúp đỡ. Hoàng tử Sảm đã kết duyên cùng Trần Thị Dung, con gái thứ hai của Trần Lý. Họ Trần đã tập hợp hương binh giúp nhà Lý dẹp loạn, diệt trừ Quách Bốc (thuộc tướng của Phạm Bỉnh Di), đưa vua Lý trở lại kinh đô. Cậu ruột Trần Thị Dung là Tô Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ
Uy thế họ Trần bắt đầu được đề cao từ khi hoàng tử Sảm lên ngôi vào năm 1211, tức là vua Lý Huệ Tông. Ông cho đón vợ là Trần Thị Dung về cung lập làm nguyên phi. Lúc này, Tô Trung Từ được phong Thái uý phụ chính.
Huệ Tông là người yếu đuối, lại bị Thái hậu họ Đàm khống chế, nên mọi việc đều phó thác cho Đàm Dĩ Mông, người chức cao, quyền lớn nhưng "không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát". Lợi dụng tình hình đó, Đoàn Thượng làm phản, tụ tập bè đảng ở Hồng Châu thả sức cướp bóc, khiến triều đình không chế ngự nổi. Năm 1216, trước tình thế bức bách của Đàm thái hậu, Lý Huệ Tông đã bí mật rời bỏ hoàng cung, cùng với Trần thị Dung trốn đến nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Từ đó, vua Lý hoàn toàn phụ thuộc vào thế lực anh em họ Trần.
Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, mọi việc đều uỷ quyền cho Trần Thủ Độ (em họ Trần Thừa và Tự Khánh) khi ấy là chỉ huy sứ, quản lĩnh cấm quân.
Là người cơ mưu, quyết đoán, Trần Thủ Độ đã sắp xếp để vua Huệ Tông nhường ngôi cho công chúa Chiêu Thánh, rồi cắt tóc đi tu ở chùa Chân Giáo. Liền sau đó, Trần Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hoàng lên 7 tuổi lấy con trai thứ của Trần Thừa là Trần Cảnh lên 8 tuổi. Một năm sau, vào tháng 12 âm lịch năm 1225, Trần Thủ Độ ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng, nhà Trần bắt đầu nắm quyền cai trị.
Khi lên ngôi, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) còn nhỏ, mọi việc triều chính đều trong tay Thái sư Trần Thủ Độ và cha là Nhiếp chính Trần Thừa.

Dẹp nội loạn

Xem chi tiết: Trần Tự Khánh, Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng
Từ năm 1211 trong nước Đại Việt đã hình thành ba thế lực phân cát lớn là:
  • Họ Đoàn (Hải Dương và Hải Phòng).
  • Họ Trần (Thái Bình, Nam Định và nam Hưng Yên).
  • Họ Nguyễn (Quốc Oai, Hà Tây)
Triều đình nhà Lý chỉ kiểm soát vùng xung quanh Thăng Long. Trong quá trình nắm quyền bính trong triều cho tới khi thay ngôi nhà Lý, nhà Trần tiếp tục phải đối phó với các lực lượng cát cứ từ thời Lý.
Do thế lực chưa đủ mạnh để trấn áp tất cả các lực lượng nổi dậy, họ Trần phải dùng chiến thuật khi đánh khi hoà, thậm chí cả biện pháp hôn nhân; và tận dụng sự xung đột của chính các thế lực này tự làm yếu nhau.
Sau khi nhà Trần thành lập, Nguyễn Nộn đánh bại giết chết Đoàn Thượng năm 1228. Nhưng không lâu sau, cuối năm 1229, Nguyễn Nộn ốm chết, lực lượng của Nộn tự tan rã. Nhà Trần chấm dứt được cục diện chia cắt, tập trung củng cố nội chính sau nhiều năm nghiêng ngả dưới thời Lý.

Chống Nguyên Mông

Ở phương Bắc, người Mông Cổ dần dà xâm chiếm Trung Quốc. Sau khi tiêu diệt nhà Kim phía bắc, các vua Mông Cổ tiến xuống phía nam để diệt nước Nam Tống vốn đã suy yếu khi bị nhà Kim của người Nữ Chân xâm lấn từ đầu thế kỷ 12. Để tạo thế bao vây Nam Tống, vua Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam (1254) và sau đó đánh sang Đại Việt.
Cuối năm 1257 âm lịch, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai hay 兀良合台) mang 3 vạn quân tiến vào nước Đại Việt qua đường Vân Nam. Vua Trần Thái Tông đích thân ra chiến trận. Quân Trần cố gắng chặn nhưng quân Mông Cổ vẫn tiến vào được Thăng Long. Nhân dân Thăng Long theo lệnh của triều đình đã thực hiện "vườn không nhà trống", rút về Thiên Mạc (Hà Nam). Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long chưa đầy 1 tháng thì bị thiếu lương thực. Nhân cơ hội đó quân Đại Việt phản công ở Đông Bộ Đầu (Từ Liêm-Hà Nội). Quân Mông Cổ thua phải rút khỏi Thăng Long, đến vùng Quy Hóa (Yên Bái) bị quân của tộc trưởng Hà Bổng đánh tan tác, quân Mông Cổ rút chạy về Vân Nam.
Năm 1259, quân Mông diệt được Nam Tống. Từ năm 1260, vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt đã lập ra nhà Nguyên. Để lấy cớ đánh Đại Việt, nhà Nguyên cho Toa Đô mượn đường đánh Chiêm Thành (Champa). Sau nhiều hoạt động ngoại giao hòa hoãn bất thành, cuối cùng chiến tranh bùng phát. Cuối năm 1284, nhà Nguyên liền phái hoàng tử Thoát Hoan và tướng Toa Đô mang quân đánh hai đường nam, bắc kẹp lại để chiếm Đại Việt. Thoát Hoan đi từ Quảng Tây còn Toa Đô đi đường biển từ cảng Quảng Châu, trước hết đánh vào Chiêm Thành rồi đánh "gọng kìm" thốc lên từ phía nam Đại Việt.
Đây là lần xâm lược Đại Việt với quy mô lớn nhất của nhà Nguyên (huy động hơn 50 vạn quân) và cũng là cuộc kháng chiến gian khổ nhất của nhà Trần chống phương Bắc, quyết định sự tồn vong của Đại Việt lúc đó.
Sau nhiều đợt rút lui để tránh thế mạnh của các đạo quân Mông, dùng chiến thuật "vườn không nhà trống" để quân địch không có lương ăn và bị bệnh dịch do không hợp thủy thổ bản địa, nhà Trần tổ chức phản công vào cuối xuân, đầu hè năm 1285. Với những chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, quân Trần đại thắng, bắt giết được Toa Đô. Thoát Hoan thu tàn quân chạy về bắc.
Thắng lợi năm 1285 cơ bản xác định sự tồn tại của Đại Việt và củng cố lòng tin của người Việt có thể đương đầu được với đạo quân hùng mạnh của Mông Nguyên liền kề phía bắc. Bởi vậy trong lần kháng chiến thứ 3 chống Mông Nguyên năm 1287, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần: "...Quân ta đã quen việc chiến trận, mà quân nó thì sợ phải đi xa... Theo như thần thấy, phá được chúng là điều chắc chắn". Nhà Trần tiếp tục chủ động áp dụng chiến thuật tránh thế mạnh, triệt lương thảo. Cuối cùng quân Trần đại phá quân Nguyên ở sông Bạch Đằng tháng 4 năm 1288, bắt sống Nguyên soái Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ. Thoát Hoan một lần nữa chạy trốn về bắc.
Sau thất bại lần thứ ba ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt băng hà. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt.

Đối ngoại

Trong triều đại nhà Trần, ngoài những cuộc chiến tranh với quân Nguyên Mông ở phía Bắc thì Đại Việt cũng có những sự liên hệ với các nước láng giềng phía tây và phía nam là Ai LaoChiêm Thành.

Với Chiêm Thành

Có thể nói trong các triều đại Việt Nam, Chiêm Thành không lúc nào không quấy phá và cuộc chiến tranh giữa hai nước vẫn thường xuyên xảy ra. Lúc nhà Trần lên ngôi, nước Chiêm Thành vẫn giữ lệ triều cống và giao hòa. Trong đời vua Trần Nhân Tông, sau khi chinh phạt Chiêm Thành, thì giữa Đại Việt và nước Chiêm Thành có sự qua lại tốt đẹp. Đến đời vua Trần Anh Tông, lúc bấy giờ Trần Nhân Tông đã lên làm thái thượng hoàng và trong lúc sang thăm vãn cảnh nước Chiêm và để cho tình giao hảo của hai nước trở nên bền vững hơn, nhà Trần đã gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân năm 1306. Chế Mân dâng châu Ôchâu Rí cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông đổi tên là Thuận ChâuHóa Châu rồi đặt quan cai trị cũng như cho di dân sang ở. Một năm sau, Chế Mân chết. Theo tục lệ Chiêm Thành thì hoàng hậu phải bị hỏa thiêu chết theo. Vua Trần Anh Tông sai tướng Trần Khắc Chung giả tiếng vào thăm rồi tìm kế rước về.
Chế Mân chết thì Chế Chỉ lên thay và đòi lại hai châu mà Chế Mân đã dâng cho Đại Việt. Vua Trần Anh Tông sai quân sang bắt Chế Chỉ đem về trị tội và phong cho em của Chế Chỉ là Chế Đà A Bà lên thay làm vua nước Chiêm Thành. Đến đời vua Trần Dụ Tông, con và rể của vua Chiêm Thành tranh giành nhau ngôi vua, quân nhà Trần sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm Thành đánh bại cả hai lần.
Năm 1370, các hoàng tử con vua Minh Tông lật đổ Dương Nhật Lễ (xem phần "Thời kỳ suy tàn" bên dưới) lập Trần Nghệ Tông. Mẹ Nhật Lễ chạy sang Chiêm Thành xui vua Chiêm đánh Đại Việt. Lúc đó thế lực nhà Trần suy yếu, Chiêm Thành có ý khởi binh đánh đòi lại hai châu đã mất. Đến đời vua Trần Duệ Tông, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga quấy rối biên giới, vua Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đem quân trấn giữ Hóa Châu. Bồng Nga đem 10 mâm vàng dâng lên. Tử Bình ỉm đi, cướp làm của mình, nối dối là Bồng Nga ngạo mạn vô lễ, nên đem quân đánh. Duệ Tông giận lắm, quyết ý thân chinh. Cuối năm 1376, quân Trần xuất phát. Năm 1377, quân Trần chiếm cửa Thị Nại (Quy Nhơn ngày nay) rồi tiến đánh kinh thành là Đồ Bàn. Lúc đó Chế Bồng Nga, một ông vua có tài thao lược, dùng kế dụ quân Trần vào ổ mai phục đánh tan. Vua Trần Duệ Tông bị tử trận, Hồ Quý Ly, Đỗ Tử Bình rút quân bỏ chạy về nước. Thừa thắng xông lên, Chế Bồng Nga nhiều lần mang quân sang đánh phá Đại Việt, Hồ Quý Ly nhiều lần ra trận bị thua, quân Chiêm ba lần chiếm được kinh thành Thăng Long, vua tôi nhà Trần phải bỏ thành chạy. Quân Chiêm cướp phá kinh thành rồi rút về. Đỗ Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm rồi sau đó lại được nhấc lên địa vị cao hơn.
Năm 1390, Chế Bồng Nga lại đem quân sang đánh. Tướng trẻ Trần Khát Chân được lệnh đem binh dàn trận ở sông Hải Triều (sông Luộc ở vùng Hưng Yên ngày nay). Nhờ có hàng tướng bên Chiêm sang chỉ chỗ, Khát Chân sai chĩa hỏa pháo nhằm cả vào thuyền Chế Bồng Nga mà bắn. Vua Chiêm trúng đạn tử trận, quân Chiêm bỏ chạy và sau đó con của Chế Bồng Nga hàng phục Đại Việt. Kể từ đó trong thời gian dài Chiêm Thành không dám đánh Đại Việt nữa.

Với Ai Lao

Vào đời nhà Trần, quân của Ai Lao thường sang quấy phá cướp bóc ở vùng Nghệ An và Thanh Hóa. Vì thế triều đình đã phải sai quân lính đi đánh dẹp mãi và chính các vị vua phải thân chinh đi dẹp giặc, trong đó nhiều nhất phải kể đến vua Trần Nhân Tông. Mỗi lần bị thua thì quân Ai Lao rút về, nhưng sau đó thì lại sang quấy phá. Trong đời vua Trần Anh Tông, ông cũng nhiều lần thân chinh đi dẹp giặc nhưng ông cũng đã ra lệnh cho Phạm Ngũ Lão hơn ba, bốn phen đi dẹp giặc. Vua Trần Minh Tông cũng nhiều phen thân chinh đi dẹp giặc. Trong triều đại nhà Trần, mục đích của Đại Việt là dẹp các cuộc đánh phá và quấy nhiễu của quân Ai Lao chứ không có mục đích đánh chiếm lấy đất nước này.

Tổ chức quân đội

Bài chi tiết: Quân đội nhà Trần

Hình vẽ mô tả binh sĩ thời Trần trên đồ gốm
Quân chủ lực nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh. Cấm quân được gọi là quân túc vệ.
Các đơn vị quân đội được gọi là quân. Đứng đầu mỗi quân là một đại tướng quân. Mỗi quân có 30 đô, chỉ huy mỗi đô có chánh phó đại đội. Mỗi đô có 5 ngũ, đứng đầu mỗi ngũ là đầu ngũ.
Cấm quân là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh chống ngoại xâm, có thể được điều động đi các lộ để tác chiến.
Nhằm có lực lượng đông đảo cần thiết khi chống xâm lược, nhà Trần kế tục chính sách ngụ binh ư nông (giữ quân lính ở nhà nông) của nhà Lý, vừa đảm bảo số quân cần thiết phòng khi có chiến tranh xảy tới. Vua Trần 1 phần giữ lại ở kinh thành phòng khi có chuyện cấp bách, một phần cho về quê cày ruộng. Quân cấm vệ và các lộ có khoảng 10 vạn người Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn, sách đã dẫn,

Hành chính

Đời nhà Trần, Việt Nam chia ra làm 12 lộ, Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) chép như sau:
Nhâm Dần, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 11 1242: Mùa xuân, tháng 2, chia nước làm 12 lộ. Đặt chức an phủ, trấn phủ, có 2 viên chánh, phó để cai trị. Các xã, sách thì đặt chức đại tư xã, tiểu tư xã. Từ ngũ phẩm trở lên là đại tư xã, từ lục phẩm trở xuống là tiểu tư xã. Có người làm kiêm cả 2-4 xã, cùng xã chính, xã sử, xã giám gọi là xã quan.
Mỗi lộ đều có quyền dân tịch để kiểm soát dân số trong lộ. Dân chúng trong nước được chia ra làm 3 hạng: hạng tiểu hoàng nam (từ 18 tuổi đến 20 tuổi), hạng đại hoàng nam (từ 20 tuổi đến 60 tuổi) và hạng lão (trên 60 tuổi). Lúc đầu chỉ có những người trong hoàng tộc mới được giữ các chức quan nhưng từ đời vua Anh Tông, những người tài đức cũng được tuyển dụng vào giữ các chức vụ quan trọng này. Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, phần chính biên, có ghi lại 12 lộ như sau: Thiên Trường, Long Hưng, Quốc Oai, Bắc Giang, Hải Đông, Trường Yên, Kiến Xương, Hồng Khoái, Thanh Hoá, Hoàng Giang, Diễn Châu.
Ngoài các lộ trên, nhà Trần còn đặt các phủ Lâm Bình, Thái Nguyên, Lạng Giang.
Khi quân Mông Cổ đánh bại nhà Nam Tống, một số quan lại địa phương nhà Tống đã quy phụ nhà Trần, như trường hợp Hoàng Bính đem dâng phủ Tư Minh (nay là Bằng Tường) năm 1263[3]
Năm 1306, nhà Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Jaya Sinhavarman III. Vua Chiêm Thành dâng hai Châu Ô, Rý làm của hồi môn. Nhà Trần đổi thành Thuận Châu và Hóa Châu (Nam Quảng TrịThừa Thiên-Huế ngày nay).

Luật pháp

Vua Thái Tông cho sửa lại luật pháp rất nghiêm minh. Đại Việt sử ký toàn thư có chép lại như sau:
Canh Dần, Kiến Trung năm thứ 5 1230: Mùa xuân, tháng 3, khảo xét các luật lệ của triều trước, soạn thành Quốc triều thống chế và sửa đổi hình luật lễ nghi, gồm 20 quyển.
Định bị đồ có mức độ khác nhau:
  • Loại bị đồ làm Cảo điền hoành thì thích vào mặt 6 chữ, cho ở Cảo xã (nay là xã Nhật Cảo), cày ruộng côn, mỗi người 3 mẫu, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc.
  • Loại bị đồ làm Lao thành binh thì thích vào cổ 4 chữ, bắt dọn cỏ ở Phượng Thành, thành Thăng Long, lệ vào quân Tứ sương.
Đặt ty bình bạc là cơ quan hành chính và tư pháp ở kinh đô Thăng Long lúc đó với chức quan kinh doãn, chuyên xét đoán việc kiện tụng ở kinh thành. Năm 1265 đổi thành Đại an phủ sứ, sau lại đổi thành Kinh sư đại doãn.

Kinh tế

Về mặt nông nghiệp: để tránh nạn ngập lụt, vua Thái Tông sai đắp đê hai bên bờ sông và cử quan đặc trách trông coi việc đê gọi là hà đê sứ. Mỗi năm sau vụ mùa, triều đình còn ra lệnh cho quân sĩ đắp đê hay đào lạch, hào, giúp đỡ dân chúng. Đại Việt sử ký toàn thư có chép:
Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7, 1231: Mùa xuân, tháng giêng, sai nội minh tự Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) chỉ huy binh lính phủ mình đào vét kênh Trầm và kênh Hào (là tên hai con kênh, thuộc huyện Ngọc Sơn (nay là Tĩnh Gia), tỉnh Thanh Hóa) từ phủ Thanh Hóa đến địa giới phía nam Diễn Châu.
Triều đình cũng cho phép các vương, hầu có quyền chiêu tập những người nghèo khó, lưu lạc đi khai khẩn đất hoang để mở mang thêm ruộng nương.
Về mặt thuế má: Có 2 loại thuế là thuế thân và thuế điền. Thuế thân được đóng bằng tiền và ít nhiều tuỳ theo số ruộng có. Ai có dưới một mẫu ruộng thì được miễn thuế. Thuế điền thì đóng bằng thóc. Ngoài ra còn có thuế trầu cau, rau quả, tôm cá v.v. Về mặt tiền tệ, để tiện việc tiêu dùng - vàng, bạc được đúc thành phân, lượng và có hiệu của nhà vua.

Giáo dục, thi cử

Đời nhà Trần, văn học rất được mở mang, Nho học cũng phát triển hơn so với thời Lý.
Ngoài Quốc Tử Giám có tại kinh đô từ đời nhà Lý, nhà Trần cho lập thêm Quốc Học Viện để giảng Tứ ThưNgũ Kinh. Tại các lộ cũng cho mở trường học để dạy cho dân chúng.
Trước kia dưới triều nhà Lý, có mở những khoa thi tam trường để lấy cử nhân, nhưng các khoa thi chỉ được mở ra khi nào triều đình cần người tài giỏi ra giúp nước chứ chưa có mở định kỳ. Năm 1232, vua Trần Thái Tông cho mở khoa thi thái học sinh để lấy tiến sĩ theo định kỳ cứ 7 năm thì có một kỳ thi. Năm 1247, nhà vua lại cho đặt ra khảo thi tam khôi để lấy trạng nguyên, bảng nhãnthám hoa. Lê Văn Hưu là người đầu tiên đậu bảng nhãn.
Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã tổ chức 14 khoa thi (10 khoa chính thức và 4 khoa phụ), lấy 283 người đỗ [4]. Có 2 khoa thi 1256 và 1266 lấy 2 trạng nguyên là Kinh trạng nguyên và Trại trạng nguyên nên tổng số có 12 người đỗ đầu trong các kỳ thi.

Tôn giáo

Về Phật giáo, vào đầu đời nhà Trần thì Phật giáo còn thịnh. Các nhà vua đều sùng đạo cho xây chùa, đúc chuông, tạc tượng để phụng thờ khắp nơi. ĐVSKTT chép lại Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng phật để thờ.
Vua Nhân Tông còn sai sứ sang Trung Hoa để thỉnh kinh về truyền bá đạo Phật, và ông chính là ông tổ đầu tiên của thiền phái Trúc Lâm. Nhưng cuối đời Trần, Phật giáo bị pha thêm các hình thức mê tín bùa chú cho nên ngày càng suy vi. Về Lão giáo thì cũng được nhân dân ngưỡng mộ. Do đó, nhà Trần cũng cho mở những khảo thi tam giáo như đời nhà Lý.

Văn hóa nghệ thuật


Chân đèn(phần dưới)gốm men trắng với hình tượng rồng thời Trần
Đời nhà Trần đã đào tạo được khá nhiều học giả nổi tiếng như Lê Văn Hưu soạn bộ Đại Việt Sử Ký và đây là bộ sử đầu tiên của Việt Nam. Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng là một ông trạng rất mực thanh liêm, đức độ và có tài ứng đối đã làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính phục. Chu Văn An là một bậc cao hiền nêu gương thanh khiết, cương trực. Các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông đều là những người giỏi văn chương và có soạn Ngự tập và danh tướng Trần Quốc Tuấn có làm những tác phẩm giá trị như Hịch tướng sĩ.
Hàn Thuyên tức Nguyễn Thuyên có công làm thơ bằng chữ Nôm và đặt ra luật thơ Nôm. Vì thế đã có nhiều học giả, văn nhân đã theo gương của Hàn Thuyên mà làm những bài thơ Nôm rất giá trị. ĐVSKTT chép:
Bấy giờ (năm 1282) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏ đi. Vua cho việc này giống như việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từ đấy.
Nghệ thuật điêu khắc thời Trần được đánh giá là có bước tiến bộ, tinh xảo hơn so với thời Lý, trong đó có một số phù điêu khắc hình nhạc công biểu diễn mang phong cách Chiêm Thành. Cách trang trí hoa dựa trên nghệ thuật dân dụng [5].
Về kiến trúc, dựa trên các tháp gốm, tháp đá, mô hình nhà bằng đất nung, mảnh ngói vỡ khai quật được, triều Trần tiếp tục kế thừa truyền thống nhà Lý với điểm nổi bật là chùa tháp, bộ đấu củng chống đỡ mái cầu kỳ và các hoạt tiết trang trí đậm màu sắc Phật giáo.
Âm nhạc Đại Việt thời Trần chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, Chiêm ThànhTrung Quốc [6]. Một số nhạc công bị bắt từ Chiêm Thành và Trung Quốc trong các cuộc chiến đã truyền nghề ca hát cho dân Đại Việt, càng ngày càng phổ biến.

Thời kỳ suy tàn

Nhà Trần đã có một thời đại rất hưng thịnh, đã từng đại phá quân Nguyên cũng như bình phục được Chiêm Thành, nhưng kể từ khi thái thượng hoàng Trần Minh Tông qua đời (1357), vua Trần Dụ Tông ham mê tửu sắc, phó mặc mọi việc triều chính để cho nhà Trần bước vào giai đoạn suy vi và sau cùng bị mất ngôi.
Vua Trần Dụ Tông chẳng những bỏ bê triều chính mà còn ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán. Trong nước, giặc giã nổi lên khắp nơi. Trong khi đó tại triều đình, các bọn gian thần kéo bè kết đảng và trở nên lộng hành vô cùng.
Chu Văn An, một vị quan thanh liêm, trung thần tại triều đình, đã dâng thất trảm sớ đề nghị trị tội những tên tham quan ô lại. Vua Trần Dụ Tông đã không nghe theo nên Chu Văn An đã từ quan về nhà dạy học.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, một người con là Nhật Lễ lên thay. Theo sử sách, Nhật Lễ không phải là con Dụ Tông mà mẹ Lễ vốn là cô đào, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Dụ Tông. Vì vậy sử vẫn gọi tên người con là Dương Nhật Lễ. Nhật Lễ ở ngôi bỏ bễ chính sự, ham tửu sắc, hằng ngày chỉ rong chơi, thích các trò hát xướng, muốn đổi lại họ là Dương. Sau Lễ lại giết Hiến Từ Tuyên Thánh Thái hoàng thái hậu vì bà đã hối hận việc lập Nhật Lễ. Người tôn thất và các quan đều thất vọng. Tháng 10 năm 1370, các tôn thất nhà Trần hợp mưu lật đổ và bắt giết Nhật Lễ, đưa con thứ 3 của vua Minh Tông là Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông.
Nghệ Tông làm vua được 2 năm, lên làm thái thượng hoàng và nhường ngôi cho em là Kính lên thay, tức là Duệ Tông. Năm 1377, Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, thượng hoàng Nghệ Tông lập con Duệ Tông là Phế Đế lên thay. Thượng hoàng Nghệ Tông nắm quyền bính trong tay quyết định mọi việc nhưng lại quá tin dùng một mình Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly). Do đó, Quý Ly xúi giục Nghệ Tông giết hại các trung thần, các hoàng tử, các thân vương và ngay cả vua Phế Đế cũng bị sự gièm pha của Quý Ly mà bị Nghệ Tông phế bỏ [7]. Con Nghệ Tông là Thuận Tông (đồng thời là con rể Quý Ly) được lập lên ngôi nhưng cũng không có thực quyền.
Do sự suy tàn này, các cuộc khởi nghĩa nông dân đã nổ ra. Cụ thể là khởi nghĩa của:
  1. Ngô Bệ
  2. Nguyễn Thanh cùng với cậu hai là Nguyễn Kỵ và em út là Nguyễn Bổ
  3. Nguyễn Nhữ Cái
  4. Phạm Sư Ôn - tăng sư nổi tiếng
Vì có mưu đồ soán đoạt ngôi vua mà lại được sự tin dùng của Nghệ Tông nên Hồ Quý Ly đã tạo được khá nhiều phe cánh và bè đảng ở triều đình và khắp mọi nơi. Rồi từ đó Quý Ly càng ngày càng lộng quyền không coi ai ra gì. Năm 1394, Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly nắm lấy cả quyền hành rồi sai người vào đất Thanh Hoá xây thành Tây Đô. Sau khi công việc xong xuôi, Hồ Quý Ly bắt Trần Thuận Tông dời kinh về Tây Đô rồi lập mưu ép Thuận Tông nhường ngôi cho con là Thiếu Đế khi đó mới có 3 tuổi lên ngôi. Quý Ly lên làm phụ chính sai người giết Thuận Tông và chuẩn bị cướp ngôi.
Nhìn thấy âm mưu của Hồ Quý Ly, nhiều tướng lĩnh nhà Trần như Trần Khát Chân lập hội với mưu đồ tiễu trừ Quý Ly, nhưng cơ mưu bị bại lộ, tất cả đều bị bắt và bị giết vào khoảng hơn 370 người. Năm 1400, Quý Ly phế truất Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, chiếm lấy ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ.
Nhà Trần chấm dứt,kéo dài 175 năm với 13 đời vua.

Chính sách hôn nhân

Nhà Trần lấy ngôi nhà Lý bằng biện pháp hôn nhân. Nhà Trần từ vai trò là ngoại thích của nhà Lý đã giành ngôi. Do đó, để tránh họa ngoại thích, nhà Trần chủ trương chỉ kết hôn với người trong họ.
Tác giả Nguyễn Thị Chân Quỳnh[8] đã dẫn ra hơn 30 trường hợp hôn nhân nội tộc của nhà Trần:
  1. Trần Liễu, anh Thái Tông, con Thượng hoàng Trần Thừa, lấy Thuận Thiên công chúa, con vua Lý Huệ TôngThuận Trinh. Thuận Trinh là em ruột Trần Thừa, Trần Liễu và Thuận Thiên là con cô con cậu.
  2. Năm 1225, Trần Cảnh, tức Trần Thái Tông, lấy Lý Chiêu Hoàng, em Thuận Thiên; trường hợp này cũng là con cô lấy con cậu.
  3. Sau khi Lý Huệ Tông qua đời, giáng Huệ hậu (Trần Thị Dung) làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ tức là chị em họ lấy nhau.
  4. Năm 1237, vì Chiêu Hoàng không có con, Thủ Độ ép Thái Tông lấy Thuận Thiên, lúc ấy đã có mang ba tháng với Trần Liễu. Trường hợp này vừa là con cô con cậu lấy nhau, vừa là em chồng lấy chị dâu.
  5. Vua Thái Tông hứa gả con gái là công chúa Thiên Thành cho Trung Thành vương và đã cho Thiên Thành tới ở nhà Nhân Đạo vương, là cha đẻ ra Trung Thành vương, để chờ ngày cưới. Năm 1251, Hưng Đạo vương muốn lấy công chúa Thiên Thành, đang đêm lẻn vào phòng Thiên Thành thông dâm. Thụy Bà Trưởng công chúa, chị Thái Tông, lại là mẹ nuôi Hưng Đạo vương, đang đêm gõ cửa cung nói dối là Hưng Đạo vương đã bị Nhân Đạo vương bắt giam, xin vua cứu giúp. Sự thật, khi vua sai người tới thì Hưng Đạo vương còn trong phòng Thiên Thành và lúc ấy Nhân Đạo vương mới biết. Hôm sau Thụy Bà phải dâng mười mâm vàng sống xin cưới Thiên Thành cho Hưng Đạo. Vua bất đắc dĩ phải gả và bồi thường cho Trung Thàng vương. Như vậy Thiên Thành là em họ Hưng Đạo, vì Hưng Đạo là con Trần Liễu Thiên Thành là con Trần Thái Tông. Đây là trường hợp con chú con bác lấy nhau.
  6. Năm 1258, Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm công chúa là con Trần Liễu, tức là con chú con bác lấy nhau.
  7. Thụy Bảo công chúa, con vua Thái Tông, lấy Uy Văn vương Toại.
  8. Gả công chúa tên Thúy, con Thái Tông cho Thượng vị Văn Hưng hầu.
  9. Thiên Thụy công chúa, con vua Thánh Tông và Thiên Cảm, tức cháu nội Thái Tông và cháu ngoại Trần Liễu, lấy Hưng Vũ vương Quốc Nghiễn (con Trần Hưng Đạo), cháu nội Trần Liễu; trường hợp này vừa là con cô con cậu (Trần Hưng Đạo và Thiên Cảm là con Trần Liễu) vừa là cháu chú cháu bác lấy nhau.
  10. Thiên Thụy công chúa lại tư thông với Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư là tông thất nhà Trần. Khánh Dư nhờ có công đánh quân Nguyên được Thượng hoàng Thánh Tông nhận làm con nuôi.
  11. Năm 1274, Nhân Tông, con Thánh Tông, lấy Bảo Thánh, rồi Tuyên Từ, đều là con Hưng Đạo vương. Trường hợp này giống Thiên Thụy lấy Quốc Nghiễn.
  12. Anh Tông, con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, chắt Thái Tông, lấy Văn Đức phu nhân năm 1292, là con Hưng Nhượng vương Quốc Tảng, cháu nội Hưng Đạo vương, chắt Trần Liễu. Trường hợp này là cháu cô cháu cậu (Hưng Đạo vương và Thiên Cảm là con Trần Liễu) hay chắt chú chắt bác lấy nhau.
  13. Sau Anh Tông lại bỏ Văn Đức phu nhân mà lấy em ruột phu nhân là Thánh Tư.
  14. Anh Tông lấy Huy Tư là con Thụy Bảo công chúa và Trần Bình Trọng. Thụy Bảo là em Thánh Tông, Anh Tông là cháu nội Thánh Tông, tức cháu lấy cô.
  15. Năm 1301, Thiên Trân công chúa, con Anh Tông, Anh Tông là con Nhân Tông, cháu Thánh Tông, lấy Uy Túc công Văn Bích, cháu nội Trần Quang Khải. Quang Khải và Thánh Tông là anh em, tức cháu chú cháu bác lấy nhau.
  16. Thiên Trân chết, Uy Túc lại lấy Huy Thánh công chúa.
  17. Thượng Trân công chúa, em Anh Tông, chắt Thái Tông lấy Văn Huệ công Quang Triều, con Quốc Tảng, cháu Hưng Đạo, chắt Trần Liễu, tức chắt chú chắt bác lấy nhau.
  18. Trần Minh Tông, con Anh Tông, cháu Nhân Tông, lấy Huy Thánh tức Lệ Thánh, con gái lớn Huệ Vũ vương Quốc Chẩn. Chẩn là em Anh Tông: con chú con bác lấy nhau.
  19. Minh Tông gả Huy Chân, con Nhân Tông, cho Uy Giản hầu năm 1317. Mẹ Huy Chân là Trần Thị Thái Bình, cung tần của Thượng hoàng Anh Tông.
  20. Năm 1318 Minh Tông gả Thiên Chân Trưởng công chúa cho Huệ Chính vương.
  21. Năm 1337 Hiến Tông, con Minh Tông, lấy Hiển Trinh, con gái lớn Huệ Túc vương Đại Niên.
  22. Năm 1342, Thiên Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy Hưng/Chính Túc vương Kham.
  23. Năm 1349, Dụ Tông, con Minh Tông, lấy con gái thứ tư Huệ Túc vương là YÙ Từ Nghi Thánh.
  24. Năm 1351, Dụ Tông loạn dâm với Thiên Ninh là chị ruột. Nguyên năm 1339 Dụ Tông bị chết đuối ở Hồ Tây, được thầy thuốc Tàu là Trâu Canh dùng kim châm cứu khỏi nhưng đoán sau này lớn lên sẽ bị liệt dương. Sau quả nhiên sự việc xảy ra đúng như vậy, Trâu Canh được vời đến chữa, khuyên vua giết một đứa con trai nhỏ tuổi lấy mật hoà với thuốc dương khởi thạch mà uống rồi thông dâm với chị hay em ruột. Vua nghe theo, thông dâm với Thiên Ninh công chúa.
  25. Huy Ninh công chúa, con Minh Tông, lấy tông thất Nhân Vinh. Sau Nhân Vinh bị Dương Nhật Lễ giết, Nghệ Tông là anh, lại gả Huy Ninh cho Quý Ly.
  26. Duệ Tông, con Minh Tông và Lê Đôn Từ, cô Quý Ly, lấy Hiền Trinh là em họ Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
  27. Duệ Tông lấy con gái Thái bảo Trần Liêu làm phi.
  28. Năm 1375 Duệ Tông gả con là Trang Huy công chúa cho Nguyên Dẫn, con Cung Chính vương. Cung Chính vương và Duệ Tông đều là con Minh Tông, tức con chú con bác lấy nhau.
  29. Thiên Huy hay Thái Dương công chúa, con Nghệ Tông, lấy Phế Đế là con Duệ Tông. Nghệ Tông và Duệ Tông cùng là con Minh Tông, mẹ Nghệ Tông là Minh Từ, mẹ Duệ Tông là Đôn Từ, là hai chị em ruột, cô của Quý Ly: vừa là con chú con bác, vừa là cháu dì cháu già lấy nhau.
  30. Sau khi Phế Đế chết, vợ là Thái Dương tư thông với Nguyên Uyên, con Cung Tín vương Thiên Trạch, em Nghệ Tông: con chú con bác tư thông với nhau.
  31. Năm 1393, thượng hoàng Trần Nghệ Tông giận Thái Dương, đem gả Thái Dương cho Nguyên Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
  32. Tuyên Huy công chúa, con Duệ Tông, lấy Quan Phục Đại vương Húc, con Nghệ Tông, giống trường hợp Thái Dương lấy Trần Phế Đế.
  33. Quý Ly gả Trang Huy công chúa, con Tông thất Nhân Vinh (bị Nhật Lễ giết) cho Mộng Dữ, con Trần Nguyên Đán, cháu bốn đời của Quang Khải.
  34. Thuận Tông, con út Nghệ Tông, lấy Thánh Ngẫu công chúa là con gái lớn của Hồ Quý Ly và Huy Ninh công chúa. Huy Ninh là em Nghệ Tông, tức là con cô con cậu lấy nhau. Thuận Tông lại là cháu nội của Đôn Từ, cô của Quý Ly, lấy con gái Quý Ly, tức anh em họ lấy nhau.
Từ khi Trần Nghệ Tông trọng dụng Hồ Quý Ly là một ngoại thích, lập tức nhà Trần cũng gặp "họa ngoại thích" và mất về tay ngoại thích.

Những nhân vật có ảnh hưởng nhất triều Trần

Những nhân vật có ảnh hưởng nhất triều Trần, được đánh giá dựa trên sự đống góp, công trạng của họ cho triều đại, giúp triều đại này tồn tại và phát triển.
STT Tên Sinh mất Ghi chú
1 Trần Thị Dung (Hoàng hậu triều Lý, Thiên Cực Công chúa nhà Trần, Linh Từ Quốc Mẫu)  ? - 1259 Ví dụ
2 Trần Thủ Độ (Thái sư) 1194 - 1264 Ví dụ
3 Trần Quốc Tuấn (Quốc công Tiết chế, tước: Hưng Đạo Đại Vương) 1232 - 1300 Ví dụ
4 Trần Quang Khải 1241 - 1294 Ví dụ
5 Chu Văn An (Tư nghiệp Quốc tử giám, tước: Văn Trinh Công) 1292 - 1370 Ví dụ
6 Mạc Đỉnh Chi (Tả bộc xạ, tước: Hầu) 1280-1346 Ví dụ
7 Trần Nhật Duật 1255-1330 Ví dụ
8 Trần Bình Trọng 1259-1285 Ví dụ
9 Trần Quốc Toản 1267-1285 Ví dụ
10 Trần Khánh Dư  ?-1340

Nhận định

Về chiến thắng Mông - Nguyên

Theo đánh giá của các sử gia, việc nhà Trần lên thay nhà Lý vào đầu thế kỷ 13 là cần thiết và kịp thời cho sự phục hưng nước Đại Việt bị suy yếu nghiêm trọng cuối thời nhà Lý. Nếu không có sự xuất hiện của nhà Trần, nước Đại Việt sẽ khó tồn tại trong cảnh cát cứ (Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng) bên trong và họa Mông - Nguyên bên ngoài như các nước Đại Lý, Nam Tống láng giềng. Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng [9].
Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam. Đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản...[10]
Mông - Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật BảnIndonesia đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy quân nên mới bị thua trận. Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Trung Hoa, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á-Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông - Nguyên của nhà Trần.

Về hậu kỳ nhà Trần

Nhìn chung, triều Trần có thể chia ba thời kỳ: thời thứ nhất từ Thái Tông đến Nhân Tông là thời xây dựng và chống Mông-Nguyên, thời thứ hai từ Anh Tông đến Hiến Tông (có thượng hoàng Minh Tông) là thời kế tục, thời thứ ba từ Dụ Tông (sau khi thượng hoàng Minh Tông mất) tới khi kết thúc là thời suy tàn.
Để tránh "họa ngoại thích", nhà Trần chủ trương chính sách "hôn nhân nội tộc". Chính sự nhà Trần bắt đầu suy từ đời vua Dụ Tông xa hoa hưởng lạc, xa lánh lương thần, tin dùng gian thần. Nhưng đó đơn giản chỉ là sự hưởng thụ như Lý Cao Tông trước đây mà thôi. Tới các đời sau, đặc biệt là Trần Nghệ TôngTrần Phế Đế (Đế Hiện), có hàng loạt biểu hiện của sự mê muội, u tối của người cầm quyền. Trần Nghệ Tông tin dùng một mình Lê Quý Ly, nghe lời Quý Ly sát hại hàng loạt con cháu, người thân tộc họ Trần. Nhiều hành động của Nghệ Tông như thể để "dọn đường" cho Quý Ly cướp ngôi nhà Trần sau này. Thời kỳ Nghệ Tông trở về sau, vấn đề chống Chiêm Thành là lớn nhất, vậy mà một Quý Ly luôn chạy dài trước những đợt tấn công của địch, không hề lập được công bao giờ, lại vẫn được tin dùng đến như vậy. Còn Đế Hiện đối với Đỗ Tử Bình, gian thần xảo trá gây ra cái chết của cha mình (Duệ Tông), không những không trừng trị đích đáng mà còn nhiều lần thăng lên làm đại thần cấp cao hơn trước, khi chết (1382) còn được truy tặng gia phong. Những hành động tối tăm, mê muội đó phải chăng là sản phẩm của sự "thoái hóa giống nòi" do "hôn nhân nội tộc" nhiều đời gây ra? Những lần tiếm quyền, thoán ngôi khác trong lịch sử Việt Nam như Dương (Tam Kha) đoạt Ngô, Tiền Lê đoạt Đinh, Trần đoạt Lý, Mạc cướp Lê, Trịnh át Lê đều là "cường thần hiếp chúa". Quan hệ giữa Quý Ly với Nghệ Tông, Tử Bình với Đế Hiện không thể như Trần Thủ Độ với Lý Huệ Tông, Mạc Đăng Dung với Lê Cung Hoàng... Việc dung túng cho cấp dưới, những kẻ trực tiếp đụng chạm tới quyền lợi của dòng tộc mình mà vẫn "không hay biết" như các vua Trần quả là hiếm có [11].
Các vua Trần thời hậu kỳ, kể cả Minh Tông, đều không biết chiêu mộ nhân tài; lực lượng quan lại đều kém tài. Nếu thế hệ trước thắng Mông-Nguyên khổng lồ một cách oai hùng bao nhiêu thì đời con cháu phải chạy trốn một Chiêm Thành nhỏ bé, từng núp bóng mình trong chiến tranh chống Mông-Nguyên xưa kia, một cách thảm hại bấy nhiêu. Tới lúc bị Chiêm Thành xâm lấn, không hề có một gương mặt nào của dòng họ Trần đứng ra chống được giặc mà phải dựa vào một tướng ngoài hoàng tộc (Trần Khát Chân vốn mang họ Lê). Nếu trong tông thất nhà Trần thời kỳ sau có những nhân tài như giai đoạn đầu thì dù Quý Ly có manh tâm cũng không thể tính chuyện cướp ngôi. Nhà Trần trượt dốc từ Trần Dụ Tông, sau sự kiện Dương Nhật Lễ và cái chết của Duệ Tông đã không gượng dậy được nữa. Đó chính là thời cơ cho Hồ Quý Ly làm việc chuyên quyền và chiếm lấy ngôi nhà Trần [12].
Dù sao, nhà Trần vẫn là một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Trang sử về nhà Trần trong sử sách nằm trong số những trang sáng nhất và để lại nhiều bài học cho đời sau.

Các vua nhà Trần

Nhà Trần Niên đại các vị vua Nhà Trần
Trần Thiếu Đế Trần Thuận Tông Trần Phế Đế Trần Duệ Tông Trần Nghệ Tông Hôn Đức Công Trần Dụ Tông Trần Hiến Tông Trần Minh Tông Trần Anh Tông Trần Nhân Tông Trần Thánh Tông Trần Thái Tông
Miếu hiệu Niên hiệu Tên Sinh-Mất Trị vì Thụy hiệu Lăng
Thái Tông Kiến Trung
(1226-1232)
Thiên Ứng Chính Bình
(1232-1251)
Nguyên Phong
(1251-1258)
Trần Cảnh 1218-1277 1226-1258 Nguyên Hiếu Hoàng đế Chiêu Lăng
Thánh Tông Thiệu Long
(1258-1272)
Bảo Phù
(1273-1278)
Trần Hoảng 1240-1291 1258-1278 Tuyên Hiếu Hoàng Đế Dụ Lăng
Nhân Tông Thiệu Bảo
(1278-1285)
Trùng Hưng
(1285-1293)
Trần Khâm 1258-1308 1278-1293 Duệ Hiếu Hoàng Đế Đức Lăng
Anh Tông Hưng Long Trần Thuyên 1276-1320 1293-1314 Nhân Hiếu Hoàng Đế Thái Lăng
Minh Tông Đại Khánh
(1314-1323)
Khai Thái
(1324-1329)
Trần Mạnh 1300-1357 1314-1329 Văn Triết Hoàng Đế Mục Lăng
Hiến Tông Khai Hựu Trần Vượng 1319-1341 1329-1341  ? Xương An Lăng
Dụ Tông Thiệu Phong
(1341-1357)
Đại Trị
(1358-1369)
Trần Hạo 1336-1369 1341-1369  ? Phụ Lăng
Hôn Đức Công Đại Định Dương Nhật Lễ  ?-1370 1369-1370 tiếm ngôi bị giết
Nghệ Tông Thiệu Khánh Trần Phủ 1321-1394 1370-1372 Anh Triết Hoàng Đế Nguyên Lăng
Duệ Tông Long Khánh Trần Kính 1337-1377 1373-1377  ? Hy Lăng
Phế Đế Xương Phù Trần Hiện 1361-1388 1377-1388 phế làm Linh Đức Vương An Bài Sơn
Thuận Tông Quang Thái Trần Ngung 1378-1399 1388-1398 ép nhường ngôi và ép chết Yên Sinh Lăng
Thiếu Đế Kiến Tân Trần An 1396-? 1398-1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi
phế làm Bảo Ninh Đại Vương
 ?

Nhà Hồ (chữ Hán: 胡朝 (Hồ Triều)) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Hồ Quý Ly lên ngôi năm 1400 sau khi giành được quyền lực từ tay nhà Trần và chấm dứt khi Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt vào năm 1407 – tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệu Đại Việt đã đổi thành Đại Ngu năm 1400.
Hồ Quý Ly (13361407) là một vị vua Việt Nam, người đã tiến thân từ một đại thần dưới thời nhà Trần để khởi đầu nhà Hồ trong lịch sử Việt Nam. Trong thời gian cầm quyền, ông đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng, nhưng bị thất bại trong việc hợp sức toàn dân chống lại cuộc xâm lăng của nhà Minh.
Hồ Quý Ly (胡季犛) trước có tên là Lê Quý Ly (黎季犛), tự là Lý Nguyên. Theo gia phả họ Hồ[1], tổ tiên Hồ Quý Ly là Hồ Hưng Dật vốn người Chiết Giang (Trung Quốc), đời Hậu Hán thời Ngũ đại Thập quốc (năm 947-950), tương đương thời Dương Tam Kha của Việt Nam, sang làm Thái thú Diễn Châu và định cư ở hương Bào Đột, nay là xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đến đời nhà Lý, có người trong họ lấy công chúa Nguyệt Đích, sinh ra công chúa Nguyệt Đoan. Đời cháu thứ 12 là Hồ Liêm dời đến ở hương Đại Lại, Thanh Hóa, làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đấy lấy Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm[2].
Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ hai vua nhà Trần, do đó ông sớm được đưa vào làm quan trong triều đình nhà Trần.
Nhà sử học Lê Văn Hưu viết: Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hóa, được một viên quan đại thần họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là người có tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình. Sau vụ một số quý tộc Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.[cần dẫn nguồn]
Năm 1371, vua Trần Dụ Tông cho Hồ Quý Ly làm Trưởng cục Chi hậu. Sau, vua Trần Nghệ Tông đưa ông lên làm Khu mật đại sứ, lại gả em gái là công chúa Huy Ninh.
Trong hơn 20 năm làm đại thần nhà Trần, Hồ Quý Ly nhiều lần được cử cầm quân ra mặt trận chống lại Chiêm Thành, nhưng do tài năng quân sự hạn chế nên phần lớn những lần xuất quân, ông đều bị thất trận. Tuy nhiên, ông vẫn được sự tin cậy của các vua Trần.
Sau khi chiến tranh với Chiêm Thành lắng xuống, các tông thất nhà Trần nhiều người thấy uy quyền trong triều của Lê Quý Ly quá lớn, sợ ông cướp ngôi nhà Trần nên đã mưu giết ông. Nhưng Hồ Quý Ly được sự tin tưởng tuyệt đối của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, ra sức ủng hộ và che chở ông. Do đó, những người mưu hại ông đều bị Thượng hoàng giết, trong đó có cả con, cháu của chính thượng hoàng.
Năm 1395, thượng hoàng Trần Nghệ Tông mất, ông được phong làm Phụ chính Thái sư nhiếp chính, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Vua Trần Thuận Tông là con rể ông, hoàn toàn bị ông thao túng.
Tháng 4 năm 1396[3], Hồ Quý Ly phát hành tiền giấy (thông bảo hội sao). Đây là lần đầu trong chính sử Việt Nam, tiền giấy được lưu thông.
Hồ Quý Ly bức vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô, việc này thúc đẩy một số quần thần trung thành với nhà Trần (như Trần Khát Chân, Trần Nhật Đôn, Trần Nguyên Hàng...) mưu tính làm chính biến lật đổ họ Hồ. Nhưng Lê Quý Ly đã ra tay trước, tiêu diệt hết phe này[4].
Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (tức 23 tháng 3 1400), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế, tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đổi niên hiệu là Thánh Nguyên (聖元). Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ.
Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn, đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn. Tuy nhiên, Trần Xuân Sinh cho rằng: Hồ Quý Ly đã nhận sai. Dòng dõi vua Thuấn chỉ có chi họ Diêu và họ Quy chứ không có chi nào họ Hồ. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Hồ Công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương sau khi diệt nhà Thương, tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần. Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công. Công là tước, Hồ là thụy hiệu chứ không phải họ. Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Thân công, Trần Tương công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ. Do đó Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ và nhận dòng dõi vua Thuấn chỉ là mượn danh dòng họ đế vương cổ xưa[5] Sau này nhà Minh sang đánh Đại Ngu cũng kể ra 1 trong 22 tội của Hồ Quý Ly là tự ý đổi từ họ Lê sang họ Hồ[6].

Xây dựng đất nước

Hồ Quý Ly lên ngôi, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên. Chưa được một năm, theo cách nhà Trần, ông nhường ngôi cho con thứ là Hồ Hán Thương, làm Thái Thượng hoàng nhưng vẫn tự mình quyết đoán mọi công việc.
Năm 1403, ông ban hành các đồ đo lường (cân, thước, đấu, thưng) để làm chuẩn trong việc buôn bán[3].
Năm 1404, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương quy định các người đỗ thi Hương phải qua kì thi làm toán pháp mới được tiếp tục thi Hội.
Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v. Ông thường hỏi các quan:
"Ta làm thế nào cho có 100 vạn quân để đánh giặc Bắc?"
Để có nhiều quân, Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng thêm nhiều.
Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. Ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô.
Về biên chế quân đội, Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội Mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.

Thất bại trước nhà Minh

Năm Ất Dậu (1405) sau những năm tháng ngoại giao mềm mỏng, chịu lép không kết quả, cha con Hồ Quý Ly phải đứng trước thử thách hiểm nghèo: Đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh. Hồ Quý Ly giao cho Hoàng Hối Khanh chỉ huy đắp thành Đa Bang, lấy gỗ đóng cọc ở ngã ba sông Bạch Hạc (Việt Trì) và đưa quân đóng giữ các nơi. Nhưng đúng như Hồ Nguyên Trừng nói: "Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân có theo hay không theo mà thôi."
Năm 1406, lấy cớ "Phù Trần diệt Hồ", nhà Minh sai Trương Phụ, Mộc Thạnh mang 20 vạn quân sang đánh Đại Ngu.
Trước các mũi tiến công của địch, đội quân nhà Hồ có chặn đánh ở một vài nơi rồi rút về giữ phòng tuyến Nam sông Hồng. Quân Minh thừa cơ hội đã tập trung binh lực vượt sông Hồng đánh chiếm thành Đa Bang. Cuối năm Bính Tuất (ngày 20 tháng 1 năm 1407) thành Đa Bang thất thủ, tuyến phòng ngự của quân nhà Hồ cũng tan vỡ nhanh chóng. Từ Đa Bang ngày 22 tháng 1 năm 1407, quân nhà Minh tràn xuống chiếm cố đô Thăng Long. Quân nhà Hồ lại một lần nữa rút lui xuống miền hạ lưu sông Hồng. Và sau một vài trận phản công thất bại, Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thương đem theo các thuộc hạ chạy ra biển rồi vào Thanh Hóa.
Đến Lỗi Giang (Mã Giang) quân Minh đuổi kịp, quân Hồ lại một phen tan tác. Tướng Ngụy Thức thấy thế nguy cấp, bèn tâu:
"Nước đã mất, làm ông vua không nên để cho người ta bắt được, xin Bệ hạ tự đốt đi mà chết còn hơn."
Hồ Quý Ly giận lắm, bắt Ngụy Thức chém rồi chạy vào Nghệ An. Quân Minh tiếp tục đuổi theo, đến Kỳ La (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cha con Hồ Quý Ly đều bị bắt. Lúc đó là tháng 6 năm Đinh Hợi (1407). Có thuyết nói ông bị nhà Minh sát hại khi sang Yên Kinh (Bắc Kinh), có thuyết lại nói ông bị đày làm lính ở Quảng Tây và mất sau đó vài năm[7].
Nhà Hồ trị vì đất nước từ năm Canh Thìn (1400) đến năm Đinh Hợi (1407), được trọn 7 năm thì sụp đổ. Việt Nam lại nằm trong vòng đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Nhà thơ

Hồ Quý Ly là một vua có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Trong các tác phẩm của ông, có những bài thơ sáng tác dùng vào việc cai trị và đối ngoại.
Khi còn là một đại quan nhà Trần, trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, Hồ Quý Ly đã cương quyết đề cao công tác giám sát, chống thói xu thời không dám can gián cái sai của nhà vua khiến quốc pháp bị xem thường. Với quan Ngự sử Trung đô úy Đỗ Tử Trừng là người có trách nhiệm, ông gửi lời trách cứ trong một bài thơ:
烏臺久矣噤無聲
頓使朝庭風憲輕
借問子澄懦中尉
書生何事負平生
Ô đài cửu hỹ, cấm vô thanh
Đốn sử triều đình phong hiến khinh
Tá vấn Tử Trừng nhu Trung úy
Thư sinh hà sự phụ bình sinh
Đài gián từ lâu tiếng lặng thinh
Triều đình để phép bị coi khinh
Tử Trừng, Trung úy sao mềm yếu?
Kẻ sĩ không nên bỏ chí mình!
Khi thấy nhà vua bất tài vô dụng, ông cương quyết phế bỏ, lập nên nhà Hồ thay thế nhà Trần. Ông có bài thơ Ký Nguyên quân (gửi Nguyên quân - Trần Thuận Tông[8]) như sau:
前有庸暗君
昏德及靈德
何不早安排
徒使勞人力
Tiền hữu dung ám quân
Hôn Đức cập Linh Đức
Hà bất tảo an bài
Đồ sử lao nhân lực
Được Tuấn Nghi dịch là:
Cũng một duộc vua hèn
Hôn Đức và Linh Đức
Sao chẳng sớm liệu đi?
Chỉ để người nhọc sức!
Ông là vị vua Việt Nam đầu tiên quyết định dùng chữ Nôm để chấn hưng nền văn hóa dân tộc, cho dịch các kinh, thư, thi. Chính ông đã biên tập thiên "Vô dật" để dạy cho con cái nhà quan và soạn ra 14 thiên Minh đạo dâng lên Trần Nghệ Tông khi trước.
Về mặt xã hội, ông thiết lập sở Quản tế (như ti y tế ngày nay). Ở các lộ, ông đều lập một kho lúa gọi là Thường bình, lấy tiền công mua lúa trữ vào, phòng những năm mất mùa đem bán rẻ cho dân chúng.
Ông thực thi lại chính sách phân phối ruộng đất, quy định trong nước chỉ trừ đại vương và trưởng công chúa, còn không người nào được phép có quá 10 mẫu ruộng. Số ruộng thừa phải nộp lại cho Nhà nước. Ông còn hạn chế số nô tì trong các nhà quyền quý, các gia đình phải tùy theo thứ bậc mà nuôi tôi tớ nhiều hay ít, không được quá số quy định.
Hồ Quy Ly là người có tinh thần tự chủ cao. Khi đã bị nhà Minh bắt giữ, ông đáp lời người Trung Quốc hỏi về phong hóa nước Nam bằng một bài thơ:
欲問安南事
安南風俗淳
衣冠唐制度
禮樂漢君臣
玉瓮開新酒
金刀斫細鱗
年年二三月
桃李一般春
Dục vấn An Nam sự
An Nam phong tục thuần
Y quan Đường chế độ
Lễ nhạc Hán quân thần
Ngọc ủng khai tân tửu
Kim đao chước tế lân
Niên niên nhị tam nguyệt
Đào lí nhất ban xuân
An Nam muốn hỏi rõ
Xin đáp: phong tục thuần
Y quan chẳng kém Đường
Lễ nhạc nghiêm như Hán
Bình ngọc rượu lừng hương
Dao vàng cá nhỏ vẩy
Mỗi độ mùa xuân tới
Mận đào nở chật vườn























Nhận xét