Hòn Vọng Phu

Hòn Vọng Phu ở Lạng Sơn:
Ðồng Ðăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh…
Nằm trong quẩn thể di tích động Tam Thanh, Lạng Sơn có núi Vọng Phu. Trên sườn núi trên cao có khối đá hình người đàn bà ôm con mãi nhìn về phương xa… Từ xưa, khối đá này đã gắn với truyền thuyết về một người thiếu phụ chung thuỷ bồng con lên núi chờ chồng. Chờ mãi không thấy chồng về, cả hai mẹ con cùng hoá đá… Chuyện kể rằng: Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: Tô Văn và Tô Thị. Một hôm trong khi mẹ ra đồng, đứa anh đùa nghịch, ném đá  trúng phải đầu em gái, máu ra lênh láng. Tưởng em chết, anh sợ quá bỏ trốn. May mắn làm sao, Tô Thị được xóm giềng cứu cấp hồi tỉnh – còn anh trai là Tô Văn thì trốn biệt, nhiều năm sau vẫn không thấy trở về.  Nhớ con, người mẹ ngày một héo hon rồi qua đời, bỏ lại Tô Thị, được một gia đình đem về  Kỳ Lừa nuôi nấng. Lúc đã lớn, cha mẹ nuôi cho nàng mở một hàng nem … Rồi bỗng đâu từ phương xa có một chàng thanh niên đến; chàng trai ấy chính là Tô Văn nhưng qua nhiều năm xa cách, cả hai đều không nhận ra nhau. Họ yêu nhau tha thiết rồi kết thành chồng vợ. Một năm qua, Tô Thị sinh được một gái. Gia đình đang êm ấm…bỗng một hôm, lúc chải tóc, người chồng chợt nhìn thấy vết sẹo trên đầu vợ… Tô Thị tỉ mỉ kể lại câu chuyện ngày xưa cho chồng nghe. Nghe xong chàng cháy cả ruột gan… Càng đau đớn,  xót xa chàng lại càng không muốn cho vợ mình hay biết. Giữa những tháng ngày dằn vặt đau khổ cùng cực ấy bỗng có lệnh quan trên bắt lính thú. Tô Văn ngầm đăng lính; ngày tiễn biệt Tô Thị khóc thảm thiết. Rồi từ đó ngày ngày nàng bồng con lên núi chờ chồng. Nhiều năm tháng trôi qua trong tuyệt vọng, Tô Thị hóa thành tượng đá trơ trơ trên mỏm cao chót vót và mãi đến nay nàng vẫn bế con đứng đăm đăm nhìn về hướng chồng đi… (1)
Hòn Vọng Phu trong truyền thuyết Việt Nam là hình tượng người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến, ngày ngày bồng con ngóng đợi chồng về, đợi mãi đến hóa thành tượng đá trơ gan cùng tuế nguyệt (!). Ngay tại trung tâm thị xã Lạng Sơn cũng có một “vọng phu” như thế, nằm gần núi Tam Thanh và được gọi là núi Tô Thị.
Câu chuyện về nàng Tô Thị đã được thi vị hóa, trở thành một hình tượng nghệ thuật khơi gợi trí tưởng tượng của nhiều thế hệ nghệ sĩ, trong đó có những bậc danh Nho tên tuổi như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… với những bài đề vịnh bất hủ. Không dừng lại ở đó, nàng Tô Thị xứ Lạng còn xuất hiện trong hội hè và trở thành tín ngưỡng thờ cúng của nhân dân không chỉ riêng ở Lạng Sơn mà còn ở nhiều địa phương trong cả nước. Với một vị trí thuận tiện, lại ở vào nơi đã từng là “đầu sóng ngọn gió”, vọng phu Tô Thị tạo được nhiều ấn tượng và sống lâu trong tâm thức người Việt âu cũng là điều dễ hiểu.
Ấy vậy mà, đã có lúc đám phàm phu với những toan tính thiển cận, chỉ vì muốn lấy đá làm vôi đã dám mổ thịt phanh thây nàng Tô Thị. Thật may là trước những phản ứng của dư luận, người ta đã kịp thu gom phục chế để nàng Tô Thị được hoàn sinh, trả lại cho đời một “linh hồn tượng đá” sống mãi với thời gian.
NÀNG TÔ THỊ NHÂN TẠO ĐƯỢV XÂY BẰNG XI MĂNG
https://lh3.googleusercontent.com/-P7JDFizZbZY/TuwcJRERZcI/AAAAAAAAIM0/JsoyW9T0v30/s800/VongPhu.jpg

http://i622.photobucket.com/albums/tt307/bazai45/IMG_0141.jpg

Hòn Vọng Phu ở Thanh Hóa: Ở Thanh Hoá có núi Nhồi, ngày xưa gọi là núi Khế, thuộc thôn Nhuệ (Nhuệ Sơn), nay là xã Đông Hưng huyện Đông Sơn, cách thành phố Thanh Hóa khoảng 3 cây số về phía tây nam, chu vi chừng 4.000 mét. Núi này được cư dân ở đây gọi là núi Vọng phu. Trên đỉnh có tảng đá sừng sững giống hình một người đàn bà cùng hai đứa con nhỏ đang đứng trông ra biển. Truyền thuyết của Hòn Vọng Phu trên núi Nhồi ít nhiều khác với các truyền thuyết khác, chỉ kể lại câu chuyện người vợ nhớ chồng đi chinh chiến, ngày ngày dắt hai con lên núi nhìn về phương xa. Trông ngóng mỏi mòn, dần dần cả ba mẹ con cùng hóa đá…


 Hòn Vọng Phu ở Nghệ An: Cạnh dòng Nậm Giải, Quế Phong, Nghệ An có một khối đá trắng lớn có dáng mẹ bồng con hướng mặt nhìn ra dòng nước. Người Thái ở đây vẫn gọi là hòn Vọng Phu.  Chuyện tình vùng dân tộc này mang màu sắc thần kì: nhân vật là một chàng trai chốn thuỷ cung đã yêu một thiếu nữ trần thế. Chàng vốn là con của Long Vương, trốn vua cha lên trần gian chơi hội Xuân. Ở đây, chàng đã gặp một người con gái Thái hết sức xinh đẹp; chàng mê mẩn quên cả lối về…Họ yêu nhau say đắm rồi kết làm vợ chồng …chung sống với nhau hạnh phúc bên đứa con thơ . Ngày ngày chàng lên rừng săn muông thú, xuống suối bắt cá tôm… vợ ở nhà chăm con, dệt vải quay tơ.  Rồi một ngày kia, Long Vương cho quân lên tìm bắt con trai về trị tội. Không dám chống lệnh cha, chàng từ biệt vợ con về thủy cung… rồi từ đó đi biền biệt, không trở lại… Nhớ chồng tha thiết, hàng ngày nàng lại bồng con ra bến nước nơi người chồng ra đi để trầm tư ngồi trông ngóng bóng chồng. Mỏi mắt trông chờ trong tuyệt vọng. Một ngày kia, trời đổ mưa tầm tã, sấm chớp lòe sáng rực trời. Lúc trời quang mây tạnh, bên bến nước, mẹ con người thiếu phụ chờ chồng đã hóa đá, dưới chân đá là những dây leo chằng chịt. Truyện tình của đôi vợ chồng chờ nhau trọn kiếp đã thành truyền thuyết. Nay người Thái ở Nậm Giải hàng năm vẫn dâng lễ vật tưởng nhớ một cuộc tình bi đát. Họ cùng nhau mang những tấm vải nhiều màu sặc sỡ cùng những cuộn tơ vàng phơi lên các tảng đá chung quanh và kể cho nhau nghe chuyện đá Vọng Phu của nghìn năm trước…
 https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhZXDo8WtMgZ3hLJMyOgES0Zs8DI1lRNyofHCLF9pS2OkRha09XAmhMHJBaWtlqnWrGmGV2kVUnNhDRmnb9Sab86CV1MiulAg05qBHxfdSppfA3P04sTyNTKuV6j1gsI2Q4qnkV-tIicSw/s1600/1269161921honvongphuso2.jpg
Hòn Vọng Phu ở Quảng Nam: Ở Quảng Nam-Đà Nẵng có “Đá Bà Rầu” cũng là hòn Vọng Phu. Câu chuyện lưu truyền về pho tượng đá có hình người đàn bà này có khác với những truyền thuyết Vọng Phu trên cả nước: Người vợ có chồng đi buôn xa, ngày ngày nàng ra bờ sông mòn mỏi trông chồng. Ngày lại ngày qua, nàng vẫn hi vọng… và cuối cùng chàng trở về nhưng hạnh phúc đã không đến mà lại vỡ tan cùng với bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông…; chồng nàng lại bỏ nhà ra đi. Nàng buồn rầu ra cửa biển, đau thương rồi biến thành khối đá sầu muộn. Bên cạnh tượng đá nay còn có một ngọn tháp, gọi là Tháp Bà Rầu.


Hòn Vọng Phu ở Tuy Hòa: Tuy Hòa có núi Đá Chồng (Đá Bia; Thạch Bi Sơn), thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa. Cư dân trong vùng gọi đây là núi Vọng Phu. Núi cao 706 m nằm cạnh quốc lộ 1A thuộc dãy Đèo Cả, là một nhánh của dãy Trường Sơn chạy ra sát biển, chân núi phía nam giáp Vũng Rô. Trên đỉnh có tảng đá lớn mọc dựng đứng, trông tựa hình người đàn bà. Dân địa phương cũng truyền tụng sự tích Vọng Phu.

Núi đá Bia ( Đèo Cả )còn gọi là Hòn Vọng Phu miền Trung

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjC5glKWyvw_H8DppJn0uyx5AYyxVDLFfNB1AoSebgrzHPwoYecYPRQr9X8N09TSl9YAAcsYFiTOgp2_DGMrC8T7AtKCK4Cd1tlKIVYwT2HhW2cziHpWM0UdJOFv5JrvNLXWSySiITzvI7y/s1600/DSC_0212_4288x2848.JPG






http://pystravel.com/upload/medialibrary/5e5/5e5b6c32d5229fcd2d50740b5f526d7e.JPG

http://static.panoramio.com/photos/large/58335557.jpg










Nhận xét