Đền ông Hoàng Ba (Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội)

Đền ông Hoàng Ba nằm tại làng Mễ Trì (tên Nôm là Kẻ Mẩy, tên chữ là Anh Sơn), trước Cách mạng Tháng Tám 1945 là xã Mễ Trì, tổng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, ngày nay thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tên làng được gọi là Mễ Trì vì xưa kia, ở cánh đồng của làng có một cái hồ, nhân dân địa phương gọi là đầm, rộng tới 40 mẫu, nên gọi là đồng Đầm. Đầm này có ruộng bậc thang, xung quanh cấy gạo tám soan, chỗ sâu trồng sen để lấy hoa và hương. Gạo tám soan Mễ Trì là đặc sản nổi tiếng ở miền Bắc, xưa từng là sản vật để tiến vua, đã đi vào ca dao: "Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì/ Tương Bần, húng Láng, còn gì ngon hơn".

Đầm nước này hình thoi, theo hướng Bắc Nam. Theo Địa chí vùng ven Thăng Long của Đỗ Thỉnh, ngay sát bờ đầm phía Bắc có một cái lăng (lộ thiên) tương truyền thờ ông Cụt, con thủy thần ở đầm, hiện lên là một cậu học trò làm con nuôi một bà người làng. Một hôm, bà về nhà thấy cậu con trai đã biến thành một con rắn. Bà mẹ sợ quá chết ngất đi rồi tắt thở, cậu con vì có hiếu với mẹ nuôi, mới nấn ná ở lại nên bị đánh cụt đuôi, rắn bò xuống đầm. Về sau, dân làng lập lăng thờ và có một bệ thờ bà mẹ. Hiện nay cũng chưa có nhiều tư liệu về địa danh này, hatvan.vn sẽ sớm tìm thêm tư liệu khảo cứu và chia sẻ.

Đền thờ ông Hoàng Ba hiện nằm trên đường vào cổng số 5 ở đường số 6 khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia (NCC). Khu đền rộng 1.400m2 được bảo tồn, đầu tư, tôn tạo trong khu công viên cây xanh mặt nước yên tĩnh của NCC.

Theo lệ truyền từ thời thượng cổ, đền kiêng không cho phép phụ nữ có thai vào đây.

Một số hình ảnh tại đền:

[





Nhận xét