Chiêu Thiền Tự - Chùa Láng

"Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Đó là cách giải thích về ngôi chùa Chiêu Thiền, đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội, mà người dân ở đây vẫn quen gọi là chùa Láng.
Chiêu Thiền Tự được xây dựng từ giữa thế kỷ XII ngay trên nền nhà Phụ mẫu của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ngôi chùa đã được trung tu lại khá nhiều vào giữa thế kỷ XIX.
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 1Lối vào sân chùa với hai hàng cây cổ thụ
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 2
Cổng chùa uy nghiêm
Chùa Láng mang một vẻ đẹp hài hòa với quần thể kiến trúc cân xứng với không gian, các công trình kiến trúc bên trong chùa được thiết kế với các lối đi, sân vườn và những hàng cây cổ thụ rợp bóng tạo thành một không gian tĩnh mịch, cổ kính. Vì thế, chùa Láng đã từng được coi là ngôi chùa đẹp nhất ở phía tây thành Thăng Long xưa.
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 3Tam quan chùa
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 4
Nhà bát giác
Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không trùm lên cột mà được gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn mái bên, gần giống với lối kiến trúc trong cung vua chúa thời xưa. Sân chùa được làm từ gạch Bát Tràng, giữa sân ngôi nhà Bát giác, phía trước có sập đá là nơi đặt kiệu thánh trước ngày khai hội.
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 5Chánh điện
Cổng tam quan dẫn vào sân chùa có đôi câu đối viết theo lối Khải thư, được ghép bằng những mảnh sứ màu xanh càng làm tăng thêm vẻ trang nghiêm cổ kính và hoành tráng của ngôi chùa. Qua nhà Bát giác là đến các công trình chính trong chùa như nhà bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ, tăng phòng, Động thập điện Diêm Vương miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.
Chiêu Thiền Tự - Ngôi chùa đệ nhất kinh thành khi xưa 6Hội chùa Láng được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm
Ngoài ra bên trong chùa còn lưu giữ khoảng 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông ngồi trên ngai vàng và tượng thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hiện nay chùa còn bảo quản 39 hoành phi, 31 câu đối, 15 tấm bia đá, lưu giữ 12 đạo sắc phong của các vua triều Lê, Tây Sơn và Nguyễn. Trước đây, chùa còn có cuốn kinh bằng đồng lá (Bát diệp đồng thư) của vua Lý thường dùng để tụng niệm, nay đã bị thất lạc.

Nhận xét