Trương Tấn Bửu (1752 - 1827)

Trương Tấn Bửu (1752 - 1827), có tên khác là Trương Tấn Long, là một danh tướng của chúa Nguyễn Phúc Ánh trong lịch sử Việt Nam. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được phong tước Long Vân Hầu và được người đương thời liệt vào Ngũ hổ tướng Gia Định.

Trương Tấn Bửu sinh ở làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc xã Thạnh Phú Đông, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). là con thứ ba (gọi theo người miền Nam là con thứ tư) của ông Trương Tấn Khương và bà Trần Thị Nghĩa.

Thời trai trẻ, Trương Tấn Bửu đã nổi tiếng là người tuấn tú, có sức mạnh vô song, dám đương đầu với cọp.

Năm Đinh Mùi (1787), lúc chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Ánh) chạy trốn quân Tây Sơn, có ghé nhà cha ông tạm trú một đêm. Gặp dịp, ông xin theo phò tá . Nhưng vừa ra khỏi nhà, ông gặp ngay trận chiến ác liệt. Nhờ sự thông minh và lòng dũng cảm, ông cứu thoát được chúa Nguyễn.

Sau đó, ông được làm cai cơ, thuộc đạo quân của Tôn Thất Hội.

Tháng 6 năm Canh Tuất (1790), thăng ông chức Hậu quân Hậu chi Chánh chưởng chi, rồi đổi qua Chưởng quản Tiền quân.

Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1797), lập được nhiều chiến công ở Bình Định, Hội An, ông được thăng chức Tiền quân Phó tướng.

Năm Nhâm Tuất (1802), Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (Gia Long), phong ông làm Chưởng dinh, quản lĩnh đạo quân Bắc Thành.

Năm 1806, có công dẹp bọn cướp biển Tàu Ô, ông được thăng làm Trung quân kiêm Tả quân Phó tướng, quyền lãnh chức Tổng trấn Bắc Thành, thay Nguyễn Văn Thành.

Năm Canh Ngọ (1810), ông lại được bổ vào Gia Định, quyền lãnh chức Tổng trấn, đến năm 1812, thực thụ Phó Tổng trấn Gia Định.

Năm 1816, ông đốc suất đắp thành Châu Đốc rồi được điều về Huế làm Trung quân phó tướng.
Năm Nhâm Thân (1821), ông lại được cử làm Phó Tổng trấn Gia Định Thành lần thứ hai.

Năm Nhâm Ngọ (1822), ông được thăng Chánh nhất phẩm, thân phụ ông cũng được vua Minh Mạng ban sắc truy phong là Nghiêm oai tướng quân, Trung quân Thống chế và mẹ ông cũng được truy phong vào hàng mệnh phụ phu nhân.

Năm Quý Mùi (1823) , theo lệnh của Lê Văn Duyệt, ông chỉ huy khoảng 35.000 quân và dân lo nạo vét kênh Vĩnh Tế cùng với Thoại Ngọc Hầu, rồi chẳng bao lâu sau ông bịnh, xin về hưu vào ngày 17 tháng 11 năm Ất Dậu (1825).

Tuy hưu trí, nhưng ông được vua Minh Mạng cho hưởng lương bổng đầy đủ. Ngày 2 tháng 8 năm 1827 (10 tháng 6 âm lịch năm Đinh Hợi) ông mất, thọ 75 tuổi.

Vua nhà Nguyễn đã lệnh cho Lê Văn Duyệt đứng làm chủ lễ, cấp đất chôn và xuất hai ngàn quan tiền, năm cây gấm tốt để giúp vào việc tống táng. Đến đời Tự Đức năm thứ 5 (1852), ông được thờ vào miếu Trung hưng công thần và đền Hiền lương.

Hiện nay ở đường Nguyễn Thị Huỳnh, quận Phú Nhuận, (Thành phố Hồ Chí Minh) còn miếu và mộ ông.LĂNG TRƯƠNG TẤN BỬU


Lăng Trương Tấn Bửu là nơi yên nghỉ của Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu, một danh tướng của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng tại ấp Phú Thành, xã Phú Nhuận, tỉnh Gia Định nên còn được gọi là lăng Phú Thành (nay thuộc quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh), hội quí tế lo việc cúng tế, trông coi lăng mang tên Hội Phú Thành.

thành.jpg
Trương Tấn Bửu là một trong năm vị tướng nổi danh của thành Gia Định (gồm Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Nhân, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Huỳnh Đức, Trương Tấn Bửu). Ông theo phò Nguyễn Ánh từ năm 1787, giữ nhiều trọng trách trong quân đội, được phong tước hiệu là Long Vân Hầu.
hầu.jpg
Năm 1808, vua Gia Long phân định lại bờ cõi, đổi “Gia Định trấn” thành “Gia Định thành” bao gồm Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Thanh, và Hà Tiên. Tổng trấn đầu tiên của Gia Định thành là Nguyễn Văn Nhân, Phó Tổng trấn là Trương Tấn Bửu. Từ đây đến cuối đời ông giữ nhiều trọng trách: Tổng trấn Gia Định thành; Tổng trấn Bắc thành; Phó Tổng trấn Gia Định thành dưới quyền Tổng trấn Lê Văn Duyệt; Tiền quân Phó tướng; Trung quân kiêm Tả quân Phó tướng; trông coi xây dựng Thái miếu; đắp thành Châu Đốc; đào kênh Vĩnh Tế…
Ông mất năm 1827, vua Minh Mạng ban cho hai ngàn quan tiền và năm cây gấm tống cẩm để giúp làm việc tang lễ. Đích thân tả quân Lê Văn Duyệt coi lo việc chôn cất Long Vân Hầu Trương Tấn Bửu và xin cấp tự điền (ruộng đất để thờ tự) và người giữ mộ.
Lăng Trương Tấn Bửu gồm ngôi mộ và một đền thờ trong khuôn viên rộng hơn 2300m2 có tường rào bao bọc.
bọc.jpg
Mộ Trương Tấn Bửu dài hơn 3m, chiều ngang khoảng 2m, cao hơn 2m. được xây bằng ô dước (hợp chất gồm vôi, cát giấy do, than hoạt tính, mật đường). Cách xa mộ gần 2m có tường thành bao thành hình chữ nhật (được gọi là khuông thành). Tường được xây bằng ô dước và gạch thức (gạch có đóng dấu). Đầu mộ, cuối mộ có xây bình phong. Trên khuông thành và binh phong trang trí hình kỳ lân, búp sen, phù điêu hình cây tùng và chin hạc, các cặp liễn đối.
Bên phải ngôi mộ là đền thờ Trương Tấn Bửu. Đền thờ gồm có tiền điện và chính điện. Tiền điện được xây theo dạng nhà tứ trụ, vì kèo bằng gỗ, mái lợp ngói ống (ngói âm dương tiểu đại). Chính điện cũng có dạng nhà tứ trụ nhưng được xây bằng bê-tông, tường gạch, mái lợp tôn xi măng. Khám thờ Trương Tấn Bửu được đặt ở chính điện, hai bên có bàn thờ Tả Ban và Hữu Ban. Năm 1943, với sự đóng góp của Hội Thượng công quí tế lăng Lê Văn Duyệt, Hội Phú Thành đã trùng tu đền thờ. Năm 1959, Hội Phú Thành xây một hội quán bên phải đền thờ.
đền thờ.jpg
Lăng Trương Tấn Bửu là công trình tiêu biểu của kiến trúc lăng mộ đầu thế kỉ XIX ở Gia Định, do đích thân Lê Văn Duyệt đốc xuất xây dựng làm nơi yên nghỉ cho một vị tướng tài, có công bình định an dân ở miền Nam, dẹp nạn thổ phỉ ở miền Bắc.
miền Bắc.jpg
Trước Cách mạng tháng Tám và trong những ngày đầu Nam bộ kháng chiến, lăng Trương Tấn Bửu là cơ sở của đội Cảm tử quân Phú Nhuận.
Lăng Trương Tấn Bửu đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia theo Quyết định số 101/2004/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004.Vài hình ảnh lăng mộ của cụ Trương Tấn Bửu, đã xuống cấp rất nhiều theo sự tàn phá của thời gian.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.
Xem ảnh lớn.

Nhận xét