ĐÌNH LÀNG

  • Đình là một công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc Việt Nam chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình quán.
    Ngôi đình làng với chức năng là nơi thờ thành hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào thời Lê sơ và định hình vào thời nhà Mạc.[1] Có lẽ sự phát triển của Nho giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình làng được bổ sung tòa tiền tế.
    Kiến trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy" vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[2] Kiểu xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc.
    Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. , kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".
    Sân đình được lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
    Trong đình, gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp bàn tính công việc của làng.Ngôi Đình làng trang nghiêm và là công trình kiến trúc văn hoá mang tính dân tộc. Kiến trúc Đình làng, vì vậy cũng mang đậm dấu ấn văn hoá độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc truyền thống. Về mặt tạo hình, các nhà nghiên cứu đều thống nhất, Đình làng là gương mặt của nền kiến trúc Việt cổ. Nó không chỉ là công trình oai nghiêm và đồ sộ nhất trong khung cảnh làng quê Việt Nam, mà còn là nơi bảo tồn khá trọn vẹn đặc điểm nền kiến trúc cổ của dân tộc.


    Ngày xưa, hầu như, mỗi làng quê Việt Nam đều có một ngôi đình. Không gian kiến trúc Đình làng thường phát triển cả phía trước, phía sau và hai bên, với nhiều hạng mục: Hồ nước, Thủy đình, Tam quan, Trụ biểu, sân Đình, nhà Tiền tế, Đại bái, các dãy Tả vu, Hữu vu, ống Muỗng, Hậu cung,… Trên mặt bằng tổng thể, trước Đình làng thường có giếng làng rồi đến sân đình với nhiều hàng cây cổ thụ. Đây là hai yếu tố quan trọng trước tiên tạo nên diện mạo Đình làng mà các kiến trúc gia nước ngoài thường gọi là nền kiến trúc họa cảnh. 
     
    Đình Cháy ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu


    Sân Ðình rất cần thiết vào những dịp hội hè đình đám, là nơi để chồng kiệu, sửa soạn long đình, sắp đặt đám rước, để dựng sân khấu hát chèo, hát tuồng, đánh cờ, cùng biểu diễn các trò vui. Cái ao hay giếng làng để làm minh đường tụ thủy theo luật phong thủy, như vậy hướng Ðình mới thuận đẹp. Vào dịp hội hè thì ao làng là nơi tổ chức các cuộc vui như leo dây, múa rối, bắt vịt, đốt pháo bông. Ngày thường, sân và bãi trước Ðình dùng để họp chợ, hai giải vũ để làm lớp hương học. Xung quanh Ðình, hoặc để trồng cây: cây đa, cây gạo, cây đại... Phía trước có cổng chính và cổng nách. Cổng chính xây hai cây trụ biểu gách hoặc có mái hoặc không; cổng nách nhỏ hơn thường xây cuốn, đắp mái.

    Tòa đình chính (Đại đình hay Đại bái) thường là một căn nhà lớn lợp ngói mũi kiểu bốn mái xòe rộng ra ôm lấy đất. Thế nhưng, bốn tàu mái cao rộng không nặng nề nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng. Kiểu mái này chính là đặc điểm nổi bật của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đình làng dựng lên bằng những cột gỗ tốt tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Kèo, xà ngang, xà dọc dáng dấp bệ vệ, uy nghi, mái tỏa rộng để che mưa nắng, góc vươn cong.

    Khi xây Ðình, người ta thường dùng hai hiệp thợ mộc thi đua trổ tài, mỗi bên làm một nửa nên trông bề ngoài tuy nhất thể, mà bên trong mỗi nửa bên một khác nhau về phong cách trang trí. Ðình cổ được thực hiện vào lúc cây rừng còn nhiều, lại cố ý dựng lên để tồn tại với thời gian, nên vật liệu được chọn toàn những loại bền tốt, cột kèo to chắc, gỗ chồng chất đến dư thừa, nhưng ngụ ý là để chịu đựng được sức nặng của tòa mái to rộng và chịu được sức gió bão của miền nhiệt đới.

    Trong bố cục tổng thể, không gian chủ yếu của Đình làng vẫn là tòa Đại bái, nơi diễn ra các hoạt động của vua quan khi có việc về làng hoặc hội họp của Hàng phe - hàng giáp, ăn khao, phạt vạ; lên lình, lên lão; là nơi họp chợ của dân làng, nơi học cho con trẻ, là nơi nghỉ ngơi cho khách bộ hành lỡ đường và các sinh hoạt văn hóa-văn nghệ... Đại đình bao giờ cũng là tòa nhà lớn nhất trong quần thể, bề thế, trang trọng.

    Hầu hết tòa Đại đình thường là năm gian rộng, cộng hai gian hẹp theo chiều ngang, với tổng thể như vậy, Ðình có tất cả 48 cây cột đặt trên đá tảng. Toàn thể bộ giàn trò được cấu trúc ngay chỉnh, vững vàng. Vì kèo được làm theo kiểu ''chồng rường giá chiêng'' và ''thượng rường hạ kẻ'' hoặc có khi là ''thượng giá chiêng hạ kẻ chuyền'' ở những gian bên và cốn (ván dầy có chạm khắc), được thay thế cho bộ chồng rường bên trên xà nách. Ðộ dốc của mái được tính theo công thức ''thượng tam hạ tứ'' rất phổ biến trong kiến trúc nhà gỗ Việt Nam.


    Đình 8 mái ở xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu


    Ðình cổ thường có sàn để làm chổ cho dân làng ngồi hội họp. Sàn làm phẳng hoặc cao dần lên chênh nhau dăm mươi phân. Khi ngồi thì giải chiếu, chỗ ngồi được xếp theo thứ tự, ngôi thứ nên được gọi là ''chiếu trên, chiếu dưới''. Ngày xưa, người ta hay ngồi xếp bằng tròn và ngồi trên sàn hay bục, như vậy được nhiều chỗ hơn là ngồi ghế. Hơn nữa, nếu cần ngả lưng như Ðình trạm thời xa xưa cũng rất tiện lợi.

    Trong nền kiến trúc cổ Việt Nam, hầu hết được làm bằng gỗ, riêng cột ở Đình làng được làm bằng gỗ nguyên cây, không sơn vẽ và được liên kết với nhau bằng các kiểu khác nhau: kèo lẻ, con rường hoặc kết hợp của hai loại liên kết trên (thượng rường - hạ kẻ). Đường bờ nóc của Đình làng không nặng nề phức tạp như bờ nóc của Đền Chùa hay Nhà thờ, nó chỉ là những đường thẳng song song ôm dải viền hoa chanh, hai đầu nóc là hai đầu kìm, đuôi kìm cong thành hình Ê-líp, có nơi đầu kìm là đầu chim phượng uốn cong. Trên bờ nóc thường được trang trí hai con rồng chầu mặt nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long tranh châu".

    Mái đình lợp ngói mũi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong. Chạy dọc theo mái đình là tấm gỗ dài tên gọi là lá mái, đệm lá mái là lá tàu, bản gỗ rộng dần và được cắt cong theo đường cong của mái để cùng giáp góc với lá tàu của mái bên cạnh khuýp nhau ở góc đao, tất cả tỳ lên bẩy hiên. Chỗ gặp nhau của hai lá tàu được che bằng ấu tầu.

    Kiến trúc Đại đình dựa trên sự liên kết của các bộ vì. Sức nặng của tòa nhà do cột trong vì đảm nhiệm nên khi ấy tường nhà không phải là cơ sở chịu lực mà chỉ làm nhiệm vụ ngăn che nắng mưa, gió bão. Tuy nhiên, kiến trúc Đình làng Việt cổ là một không gian mở, khiến bốn mặt đình càng trở nên thông thoáng. Ngày nay, do tác động của thiên nhiên và nhu cầu sử dụng của con người nhiều Đình làng được xây thêm tường bao quanh.

    Hậu cung là nơi đặt bàn thờ Thành hoàng. Trong Hậu cung có Cung cấm nơi đặt bài vị, sắc phong của vị Thần làng. Xung quanh Hậu cung thường được xây kín bằng gạch hoặc bít kín bằng ván gỗ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng. Ở những tòa Đại đình của các ngôi Đình chưa có Hậu cung, bàn thờ Thành hoàng được đặt ở chính gian giữa Đại đình hoặc ngăn riêng một gian ở đầu đốc làm nơi thờ Thành hoàng làng.


    Nguyên thủy Ðình là Trạm quán, nơi lữ khách dừng chân hay còn gọi là Dịch đình, được làm theo kiểu chữ nhật giản dị. Sau trở thành Ðình làng thì cũng cứ thế mà làm to rộng hơn ra, trở thành nơi sinh hoạt chung của cả làng. Khi Đại đình không đủ chổ ngồi thì người ta dựng thêm ở phía trước, một tòa nhà song hành nhưng ngắn nhỏ hơn, gọi là nhà tiền tế. Kiến trúc Đình làng cổ làm kiểu chữ nhất hay chữ nhật nằm. Kể từ khi Thành hoàng được thờ thường trực tại Ðình người ta dựng ở phía sau Đại đình một tòa hậu cung tạo thành chữ công, hay xây hẳn tòa Hậu cung mà chiều ngang bằng tòa Đại đình thành hình chữ nhị. Có Đình xây thêm ba dẫy nhà dọc ở phía sau Ðại bái thành hình chữ Sơn. Từ một gian, Đình làng phát triển thành 3-5-7 gian, hoặc có thể tới 9 gian. Đình làng thường phổ biến loại bốn mái, có khi cũng phát triển thêm loại tám mái (kiểu chồng diêm). Đó là các dạng bổ sung cho sự phong phú của Đình làng Việt Nam nói chung và của Đình làng Xứ Nghệ nói riêng.

     
     Đình Hậu ở xã Bắc Thành, huyện Yên Thành



    Đi liền với quá trình phát triển thêm về mặt chức năng của Đình làng, Đình làng phát triển phong phú về mặt kiến trúc. Trên địa bàn Nghệ An, tuy Đình làng bị mất nhiều do sự tàn phá của thiên nhiên, của chiến tranh, thậm chí bị phá hủy do ý thức của con người, nhưng những ngôi Đình còn lại nằm rải rác khắc các huyện vẫn phong phú về mặt kiến trúc.  
     

    Đình làng Nghệ An chỉ còn tồn tại những ngôi Đình được xây dựng từ thế kỷ XVIII đến nay, ngoài các kiểu chính kể từ kiểu đình nguyên thủy chữ Nhất, phát triển thành chữ Nhị, chữ Công trên địa bàn rộng khắp các huyện vùng dồng bằng trong tỉnh. Ở một số địa phương còn có những kiểu đình riêng biệt. Đình tám mái ở Diễn Hoàng - Diễn Châu và Quỳnh Thuận - Quỳnh Lưu. Cũng chỉ với bình đồ chữ Đinh nhưng trên gian chính giữa, nhà tiền tế làm nhô lên bốn mái lầu, góc cong cho thêm phần nguy nga hùng tráng. Đình Võ Liệt, huyện Thanh chương, ngôi đình có bình đồ chữ khẩu, nhìn bề ngoài ngôi đình như là hình vuông, xung quanh được bít bằng ván thưng và cửa chính, cửa phụ. Vào bên trong mới phân biệt được Đại bái, Hậu cung, hai dãy Tả, Hữu vu, còn ở giữa là khoảng sân bằng chiều rộng của Hậu cung và chiều sâu của Tả, Hữu vu. Hai dãy Tả vu, Hữu vu được nới rộng lòng gần bằng tòa Đại bái và Hậu cung tạo nên bình đồ chữ khẩu. Hậu cung Đình Võ Liệt lại được thiết kế kiểu chồng diêm, tạo nên sự độc đáo về mặt kiến trúc cho ngôi đình. Đình Lương Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương lại có kiến trúc lạ so với những ngôi đình khác trên địa bàn. Ở tòa Đại bái mái đình vẫn bốn mái thông thường nhưng cấu trúc trong lòng đình lại hoàn toàn khác lạ. Nhìn toàn cảnh phía trước, là ngôi đình ba gian hai chái, nhưng diện tích lòng đình được mở rộng chiều sâu bằng chiều ngang của đình tạo thành nền đình hình vuông, một cách điệu lạ trong kiến trúc Đình làng Xứ Nghệ.

    Có thể còn những kiến trúc Đình làng độc đáo khác. Nhưng thời gian trôi đi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, sự tàn khốc của chiến tranh và cả sự thờ ơ, thậm chí cả sự triệt phá con người đã làm cho nhiều ngôi đình không còn giữ được vẻ bề thế thuở ban đầu, nhiều Đình làng không còn tồn tại. Nhưng sự hiện diện của những ngôi đình còn lại vẫn đủ để khẳng định, Đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của người dân Việt, là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ.
    1. Đình Bảng, Bắc Ninhhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/a/a1/%C4%90%C3%ACnh_B%E1%BA%A3ng_communal_house.JPG
    2. Đình Bát Tràng, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
    3. Đình Thổ Tang, Khu Bắc, Thị Trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúchttp://www.vhttdlvinhphuc.vn/Public/Image/ngan/Dau%20di%20linh/Dinh%20tho%20tang/toan-canh.jpg
    4. Đình Tây Đằng, Hà Nội
    5. Đình Chu Quyến, Hà Nội
    6. Đình Thổ Hà, Bắc Giang
    7. Đình Phù Lão, Bắc Giang
    8. Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
    9. Đình Nại Nam - Du lịch Đà Nẵnghttp://i.imgur.com/h7aZ0.jpg
    10. Đình Kim Sơnhttp://nhasachtienphong.vn/images/Upload/images/IMG_2043(1).jpg
    11. Đình làng Thư Cưuhttp://photos.wikimapia.org/p/00/02/41/42/18_full.jpeghttp://photos.wikimapia.org/p/00/02/41/42/06_full.jpeg
    12.  Đình Tình Quang, phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội  http://www.36phophuong.vn/userfiles/%C4%90%C3%ACnh%20T%C3%ACnh%20Quang%20n%E1%BA%B1m%20b%C3%AAn%20b%E1%BB%9D%20s%C3%B4ng%20%C4%90u%E1%BB%91ng,%20c%C3%A1ch%20qu%E1%BB%91c%20l%E1%BB%99%201%20ch%E1%BB%ABng%201km.jpg
    13. đình làng Kim Longhttp://baogialai.com.vn/dataimages/201303/original/images827958_4_sang.jpg
    14. Đình Đoài Giáphttp://duonglamvillage.com/UserFiles/Image/IMG_0926.JPG
    15. Đình Châu Phúhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1a/%C4%90%C3%ACnh_Ch%C3%A2u_Ph%C3%BA.jpg
    16. Đình Tân Thạchhttp://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/97/%C4%90%C3%ACnh_T%C3%A2n_Th%E1%BA%A1ch.jpg/1280px-%C4%90%C3%ACnh_T%C3%A2n_Th%E1%BA%A1ch.jpg
    17. Đình Chi Nêhttp://photos.wikimapia.org/p/00/02/15/00/15_full.jpeg
    18. Đình Thần Thắng Tam - Án sơn tụ thủyhttp://static.banchanviet.vn/data/term/place/221/images/50230809.jpg

    19. Đình Hùng Vĩhttp://www.vhttdlvinhphuc.vn/Public/Image/ngan/Dau%20di%20linh/Dinh%20Hung%20Vi/Toan-canh-dinh-Hung-Vy.jpg
    20. đình làng Phong Bắc  http://camle.danang.gov.vn/images/news/69332_Ong%20cop%201.JPG
    21. ĐÌNH XUÂN MỸhttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhBwnw6g7OzyUuPNN4yqv8EsbUReVn3bX1ckdTkg_A9XV3LS-iGZ2VajURvKKpOpSDlSyHUskKIhAJak2XONvGEobYosKWmB0vsOEZwmjn_vt982MY_ZLIbDljchOGCCR_Dg__dvedk5G23/s1600/XuanMyCHa1750+%2528FILEminimizer%2529.jpg
    22. Đình Nhạn Tái - Thành phố Hà Nộihttp://photos.wikimapia.org/p/00/03/09/77/52_full.jpg
    23. Đình Thứa Thượnghttp://www.dulichvn.org.vn/nhaptin/uploads/images/0-aa-adinhthuathuong.jpg
    24. ĐÌNH LÀNG DỤC NỘI http://photos.wikimapia.org/p/00/02/41/42/94_full.jpeg
    25. Mái đình Trà Cổhttp://hoaigianghl.vnweblogs.com/gallery/5861/176360-3.jpg

    26. Đình làng Công Đìnhhttp://photos.wikimapia.org/p/00/02/87/29/94_full.jpg
    27. Đình Chùa Cao Đà – Lý Nhân – Hà - Namhttp://thcsnhanmy.hanam.edu.vn/_/rsrc/1330512961823/su-kien-moi/tinvanhoa-nghethuat/%E1%BA%A2nh-H%E1%BB%8Dc%20sinh%20c%E1%BA%AFt%20c%E1%BB%8F%20s%C3%A2n%20%C4%91%C3%ACnh.JPG?height=1202&width=1784
    28. Đình Cháy ở xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ Anhttp://truyenhinhnghean.vn/Uploads/Images/image/Dinh%20lang/DL%202.JPG
    29. đình Ngọc Canh  http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Public/Image/ngoc-canh.jpg
    30. Đình làng Tiêu Longhttp://commondatastorage.googleapis.com/static.panoramio.com/photos/original/45891866.jpg
    31. Đình và Văn Chỉ làng Quán Tình (Thành phố Hà Nội)http://photos.wikimapia.org/p/00/02/30/12/77_full.jpeg
    32. Đình  - Chùa làng Ngư Uyên (làng Ngư Uyên, xã Long Xuyên, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). http://www.xaydung6.com/images/userFile/images/Anh%20tin%20tuc%20Cty/3.%20%E1%BA%A2nh%20Kh%E1%BA%A3o%20S%C3%A1t%20Ch%C3%B9a%20B%E1%BA%BFn%20Ng%C6%B0%20Uy%C3%AAn/IMG_8107.jpg
    33. Đình Tiên Lữhttp://www.vhttdlvinhphuc.vn/Public/Image/ngan/Dau%20di%20linh/dinh-tien-lu.jpg
    34. Đình Tiên Canhhttp://huongcanh.files.wordpress.com/2012/04/img_3963.jpghttp://fs1.cyworld.vn/data1/2008/10/01/060/1222830860746182_FIL7877.jpghttp://www.vhttdlvinhphuc.vn/Public/Image/ngan/Dau%20di%20linh/Dinh%20Tien%20Canh/Toan-canh.jpg

Nhận xét