Tôn Ngộ Không


Tích tôn ngộ không với 3 chân 3 tích : đánh bạch cốt tinh,bà la sát,tôn ngộ không đại náo thiên cung



Tôn Ngộ Không (phồn thể: 孫悟空; giản thể: 孙悟空; bính âm: Sūn Wùkōng; Wade-Giles: Sun Wu-k'ung), còn gọi là Tề Thiên Đại Thánh (齊天大聖) hay Tề Thiên (齊天), là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến sĩ, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ). Một số học giả cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana.


Tranh vẽ Tôn Ngộ Không trong truyện của Trung Quốc.

Tên gọi và tước hiệu



* Thạch Hầu: Con khỉ nứt từ trong đá ra.
* Mĩ Hầu Vương (美猴王): nghĩa là "vua khỉ đẹp".
* Tôn Ngộ Không: Tên được sư phụ đầu tiên là Tu Bồ Đề đặt cho lúc tầm sư học đạo, Tôn (孫) theo một từ Hán cổ có nghĩa là "khỉ" và "Ngộ Không" (悟空) có nghĩa là "Giác ngộ được Tính không".
* Tề Thiên Đại Thánh (齊天大聖): Nghĩa là "Thánh lớn bằng trời". Tôn Ngộ Không đòi Ngọc Hoàng phong tước hiệu này và được toại ý. Nói thêm rằng Tề Thiên Đại Thánh là do Độc Giác quỷ vương - một trong những kẻ dưới trướng của Mĩ Hầu Vương đề nghị và được Mỹ Hầu Vương đồng ý gọi tên.
* Bật Mã Ôn (弼馬溫): Chức vụ giữ ngựa thiên đình. Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng phong chức này sau khi đại náo đến Long cung và cõi Diêm phù lần thứ nhất. Sau khi khám phá rằng đây là một trong những chức thấp nhất trên thiên đình, Ngộ Không rất tức giận và bỏ về Hoa Quả Sơn.
* Tôn Hành Giả (孫行者): Nghĩa là "người tu hành họ Tôn", do sư phụ Tam tạng đặt sau khi được Tam Tạng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành.
* Đấu Chiến Thắng Phật (鬪戰勝佛): Danh hiệu sau khi thỉnh kinh xong, thành chánh quả, tên được người thờ phụng.

Phép thuật

Theo truyền thuyết, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được nhiều thần thông biến hóa. Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến (Thất thập nhị huyền công - Địa Sát), gấp hai lần số phép của Trư Bát Giới, con lợn (heo) yêu quái cũng là đệ tử của Tam Tạng.

Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây và có một cây gậy "Như ý Kim Cô" có thể thay đổi kích thước, được đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không "cướp" từ Đông Hải Long Vương.
Gậy như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân, có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này để ra oai.



This image has been resized.Click to view original image


Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một món "quà" khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi khi Đường Tam Tạng niệm chú. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.

Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên "Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.

Đại náo thiên cung

Tôn Ngộ Không được Ngọc Hoàng mời lên thiên đình với mục đích giao cho một chức vụ nhỏ để dễ điều khiển Tôn Ngộ Không hơn. Tuy nhiên, Ngộ Không tính nào tật nấy, sau khi không được mời dự tiệc, đã ăn quả đào Trường Thọ và uống những viên thuốc trường sinh bất tử của Thái Thượng Lão Quân. Thiên đình đành phải tìm cách khống chế Ngộ Không.

Ngộ Không liên tục kháng cự lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Nhị Lang Thần và Na Tra. Cuối cùng, Ngộ Không bị bắt. Tuy nhiên, tất cả cố gắng hành hình bằng mọi cách của thiên đình đều thất bại, cho nên thiên đình phải nhốt Ngộ Không vào lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân (dùng để luyện đan) nhằm nấu chảy. Sau khi bị nung đốt suốt 49 ngày, Ngộ Không làm nổ tung lò và thoát ra, càng mạnh hơn trước (vì Ngộ Không từ hòn đá mà ra). Chẳng những Ngộ Không không bị tổn thương gì, mà còn thu được phép nhìn thấu yêu tinh dưới bất cứ hình thức ngụy trang nào nhờ "Hoả nhãn kim tinh".

Đến đường cùng, thiên đình đành phải xin Phật Thích Ca Mâu Ni giúp đỡ. Phật đánh cuộc với Ngộ Không rằng Ngộ Không sẽ không bay ra khỏi lòng bàn tay của Phật được. Ngộ Không tự tin vì có thể nhào lộn một cái trên một vạn tám ngàn dặm, đã đồng ý. Ngộ Không nhảy xa và đi đến một nơi xa lạ như là nơi tận cùng của trời đất. Xung quanh chỉ có năm cây cột, Ngộ Không tưởng rằng mình đã đi đến tận chân trời và viết tám chữ Tề Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du[2] trên cột ở giữa rồi tiểu tiện xuống gốc cột thứ nhất. Hớn hở, Ngộ Không bay trở lại lòng bàn tay của Phật, Phật bảo Ngộ Không quay lại. Thì ra Ngộ Không đã viết trên ngón tay của Phật, cho nên chưa ra khỏi lòng bàn tay. Ngộ Không thua cuộc, tìm cách trốn chạy, nhưng Phật úp lòng bàn tay và nhốt Ngộ Không lại dưới một dãy núi Ngũ Hành Sơn. Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm.

Nghịch lý trong truyện Tây du kí

* Khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, Ngọc Hoàng sai bao nhiêu thiên binh thiên tướng đi thu phục cũng bị Ngộ Không đánh cho tan tành. Trong khi đó Tôn Ngộ Không lại là bại tướng dưới tay những yêu tinh nguyên là những con vật của các vị tiên. Điển hình như: Con trâu thần của Thái Thượng Lão Quân với bảo bối là vòng Kim Cang Trát có thể thâu được mọi binh khí.
* Nếu kể về tài phép thì lúc Hội Bàn Đào bị Tôn Ngộ Không phá nát có cả Trấn Nguyên Đại Tiên. Ông này chỉ cần phủi tay áo là đã bắt được Tôn Ngộ Không, nhưng lại để Ngộ Không đánh tới Linh Tiêu Điện.

Những nghịch lý nêu trên có thể được giải thích như sau:

* Khi Tôn Ngộ Không đại náo Hội Bàn Đào của Dương Mẫu Nương Nương, Ngài đã dùng nhiều thuật biến hóa thành tiên nhân, động vật, trái cây... hòng che giấu tung tích và làm cho Thiên Binh khó phát hiện, Ngài đã đột nhập vào nơi tổ chức yến tiệc trước khi bắt đầu và hưởng thụ tất cả Tiên vật, sau đó Dương Mẫu Nương Nương vào đây để bắt đầu cuộc chiêu đãi Chư Tiên thì Bà mới phát hiện. Tôn Ngộ Không sau đó đã rời khỏi Hội Bàn Đào trong tình trạng say khướt rồi đột nhập vào Nhà Luyện Tiên Đơn của Thái Thượng Lão Quân và ăn hết Tiên Đơn.
* Do Đào Tiên và Tiên Đơn đều là những Tiên vật tích tụ linh khí cũng như Tiên khí của trời đất trong hàng vạn năm, Tôn Ngộ Không đã gia tăng công lực và tu luyện được pháp thuật "kinh thiên động địa". Khi Ngài đạt tới cảnh giới trên, Trời đất rung chuyển, có thần thông hấp thụ linh khí trời đất, làm cho chúng quỷ ở 18 tầng địa ngục phải rên la, hoảng loạn, 9 tầng mây rung chuyển.
* Chính vì vậy, trong nhất thời, không vị Thần Tiên nào có đủ công lực để đánh bại Tôn Ngộ Không và đây là một đại họa của Thiên Đình. Trong Tiên giới, chỉ những Thần, Tiên, Phật nắm giữ Tiên mệnh mới có đủ sức cứu vãn cho Tiên chúng, do đó, nhiều Đức Phật đắc đạo cũng không thể ra tay thu phục Tôn Ngộ Không được. Cuối cùng, chỉ có Như Lai mới có thể thu phục Tôn Ngộ Không vì Ngài là bậc Chí Tôn trong Tam Giới. Sau này khi đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã đối mặt với một Thần Thú khác cũng có kim thân là Thạch Hầu có tên là Thần Hầu Đại Tướng Quân (là đệ tử theo Đức Di Lặc Như Lai, nửa người nửa Phật) biến hóa khôn lường, giả dạng Tôn Ngộ Không. Khi Thần Hầu Đại Tướng Quân trở thành yêu (do bị Di Lặc trục xuất) đã hấp thu yêu khí ngàn năm của Vạn yêu Nữ Vương (Vạn Yêu Quốc) và tu luyện được Pháp thuật "kinh thiên động địa", làm trời đất cũng một lần long lở như trước đây.
* Khi bị Như Lai thu phục, công lực của Tôn Ngộ Không bị giảm xuống do Thần Pháp của Như Lai ảnh hưởng. Bị giam giữ ở Ngũ Hành Sơn, do có lá bùa "Án Ma Ni, Bát Di Hồng" làm kiềm hãm đạo hạnh của Tôn Ngộ Không, lại thêm trong thời gian 500 năm, các bậc Tiên chúng đã gia tăng đạo hạnh, tu luyện Thần lực cho binh khí, bảo bối. Bởi thế, sau này Tôn Ngộ Không tuy có 72 phép thần thông nhưng Đạo hạnh không như trước, không thể đánh bại một số yêu quái là Linh Thú của các bậc Bồ Tát và không thể phá vỡ các Đại Bảo Bối của Tiên Nhân nữa.
* Do lúc náo loạn thiên đình, Tôn Ngộ Không vẫn chưa được giác ngộ phật đạo nên linh lực chiến đấu (như khả năng khí sát cao, không có đạo hạnh Phật pháp) nên Tôn Ngộ Không lúc đó dễ dàng đánh bại các thiên binh thiên tướng, các chư tiên...Nhưng sau khi đi thỉnh kinh, Tôn Ngộ Không đã được giác ngộ Phật đạo nên không tận sát các yêu tinh và chỉ thu phục, giải cứu nguy hại cho thầy mình.

Đi thỉnh kinh

Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây Thiên thỉnh kinh. Quan Âm đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng kim cô" để Tam Tạng có thể khống chế. Chỉ cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn khủng khiếp.

Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một vị thần.



Tôn Ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh

Họ đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. Sau khi lấy được kinh, bốn thầy trò Tam Tạng được phong làm Phật.

Có nhiều văn bản viết khác nhau về chức vị của 4 thầy trò Đường Tăng, theo kinh thư của Đường Huyền Trang ghi chép như sau:

* Đường Huyền Trang do có tâm tu hành hướng Phật, từ bi phổ độ chúng sinh, được phong làm Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng Công Đức Phật.
* Tôn Ngộ Không do có tài phép đánh yêu tinh, ngay cả chư Thần Tiên cũng khó sánh, lại có công phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, được phong làm Đấu Chiến Thắng Phật.
* Trư Bát Giới do không có tâm tu hành, còn bị tham, sân, ái, ố làm ảnh hưởng dục tâm, không được làm Phật, nhưng có công phò tá Đường Tăng, được khôi phục tướng người và nhận chức Tịnh Đàn Sứ Giả.
* Sa Ngộ Tĩnh có tâm hướng phật, phò trợ Đường Tăng, thoát khỏi thất tình lục dục và được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng).


Tích Tần Thuỷ Hoàng

Chính trị

Trong suốt thời gian cầm quyền của mình, Mao Trạch Đông đã luôn ngợi ca Tôn Ngộ Không là một tấm gương sáng đáng để mọi người noi theo. Theo ông ta, những cái tốt của Vua Khỉ gồm có: “Tính bạo dạn trong suy nghĩ, làm việc và một tâm trí luôn hướng đến mục đích cuối cùng và khát khao về việc giải thoát Trung Hoa khỏi nạn nghèo đói”.

Chuyện khác

Các truyền thuyết về Tôn Ngộ Không đã thay đổi theo quá trình văn hóa Trung Hoa. Câu chuyện về Phật và 5 cây cột chưa xuất hiện trong truyền thuyết cho đến đời nhà Hán, sau khi Phật giáo đã lan tràn đến Trung Hoa. Các chuyện khác về Tôn Ngộ Không đã có trước khi lịch sử Trung Hoa được viết xuống, được thay đổi theo tôn giáo phổ biến nhất của mỗi thời đại.

Một số học giả tin rằng nhân vật Tôn Ngộ Không được phỏng theo Hanuman, "thần khỉ" trong Ấn Độ giáo được thuật lại trong một quyển sách của Huyền Trang.

Nhận xét