Thủ Dầu Một

Thủ Dầu Một là thị xã tỉnh Bình Dương, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20 km về phía bắc. Trước 1975, thị xã thuộc quận Châu Thành. Hiện thị xã Thủ Dầu Một là thị xã có số dân đông nhất và phát triển nhất Việt Nam.

Nguồn gốc tên gọi
Có hai giả thuyết:
1. Trong thế kỷ 17-18, vùng Bình Dương-Lái Thiêu là nơi định cư của nhiều dân triều Minh chạy trốn triều Thanh, phần đông làm nghề gốm, ít học vấn. Họ gọi vùng đất nầy là Thụ Dầu Mục hoặc Thú Dầu Mục, vì vùng này có mọc nhiều cây có tên địa phương là Thù du mộc (茱萸木). Dân Bình Dương gọi hai loài thực vật, một cây ngắn ngày là bụp giấm (Hibiscuss abdarffa) và cây thầu dầu (Ricinus communis) bằng cùng một tên là cây Thù du. Đây là nguyên nhân có từ Thủ Dầu Một thuộc tỉnh Bình Dương.
2. Có giải thích khác là nơi có cây Dầu Một, là “cây dầu đứng một mình ở đầu con đường”. Không hợp cách đặt tên của miền Nam. Trường hợp này sẽ gọi là: ngã ba, ngã tư Cây Dầu, nếu có đất gò thì gọi Gò Dầu.

Địa lý, dân số

  • Thị xã nằm bên tả ngạn sông Sài Gòn. Phía Đông giáp các huyện Tân Uyên và Thuận An, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp huyện Thuận An, Bắc giáp huyện Bến Cát và Tân Uyên.
  • Diện tích: 118,812 km²
  • Dân số: 211.068 người (8/2009)

Kinh tế

Có địa hình đồng bằng thích hợp với việc trồng lúa, cây ăn quả, mía, sắn; chăn nuôi các loại gia súc như lợn, .
Thủ Dầu Một nguyên cũng nổi tiếng sản xuất hàng sơn mài gốm sứ, mây tre đan.
Ngoài ra: cơ khí lắp ráp, vật liệu xây dựng, hóa chất, cơ điện, may mặc, sản xuất đường mía, chế biến thực phẩm;
Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ, đô thị 4.200 ha đang được xây dựng.

Hành chính

Thủ Dầu Một gồm 14 đơn vị hành chính, đó là các phường (Phú Cường, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Thọ, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Định Hòa, Hiệp An, Hòa Phú, Phú Tân) và 3 xã (Tân An, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp). Thị xã này đang có đề án nâng cấp lên thành phố.

Di tích và danh thắng

Nhận xét