Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục, tọa lạc tại số 180 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi nhà này đã được tu sửa nhiều lần. Lần cuối vào năm 1980, nhưng hình dáng và vẻ ngoài nguyên thủy của nó cách đây 200 năm vẫn không thay đổi. Cuối thế kỷ 18, các quan lại triều Nguyễn thường sống trong những ngôi nhà với kiểu dáng như thế. Ngôi nhà với ba gian, hai chái. Hệ thống rường ngắn và mái ngói lợp âm dương đã hình thành một kiến trúc gỗ Việt Nam truyền thống với những bức vách là những thanh gỗ mỏng được xếp vuông góc. Những vách gỗ này không chỉ giữ vai trò bảo vệ tốt cho ngôi nhà mà còn là hệ thống thông gió tuyệt vời.
Sau năm 1945, những bức vách gỗ bị mối mọt ăn đã được thay thế bằng gạch. Trong lần tu sửa vào năm 1980, những người thợ đã thay phần lõi bên trong của những cột gỗ bị mối mọt ăn bằng cách đổ bê tông vào. Phần mặt ngoài những cột gỗ này vẫn được giữ nguyên nên chúng trông vẫn có vẻ cổ xưa. Đồng thời, những người thợ này cũng đã nâng phần đế cột lên 30cm.
Năm 1790, Nguyễn Ánh, vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn, đã cho xây dựng ngôi nhà này để Giám mục xứ Adran, Pierre Pigneau de Behaine trú ngụ. Vị Giám mục này đã giúp đở Nguyễn Ánh trong cuộc chiến tranh chống lại những người nông dân áo vải Tây Sơn. Chính trong ngôi nhà này, Vị Giám mục này đã dạy học cho Hoàng tử Cảnh, con trai của Nguyễn Ánh.
Khởi thủy, ngôi nhà tọa lạc gần kênh Thị Nghè, nằm trong khu vực Thảo cầm Viên hiện giờ. Năm 1799, sau khi Pierre Pigneau mất, một Giám mục Pháp khác đã đến thay thế và ở trong ngôi nhà, nhưng giữa những năm 1811 và 1864, do triều đình Huế cấm đạo Công Giáo, ngôi nhà bị đóng cửa. Trong triều đại Tự Đức, ông Vua này đã ký hòa ước với Pháp và ngôi nhà được chuyển lại cho Tòa Giám mục và di chuyển về đường Alexandre de Rhodes, gần nhà thờ Chánh tòa. Năm 1900, cùng với Tòa Giám mục, ngôi nhà được di chuyển về địa điểm hiện tại. Hiện nó được sử dụng như nhà nguyện.
Với tình trạng nguyên thủy vẫn được vẫn giữ nguyên, chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều thứ khi tham quan ngôi nhà cổ đã được tu sửa rất tốt này. Một số tòa nhà di tích lịch sử của Sài Gòn không may là đã bị phá hỏng hình dáng nguyên thủy do sự tu sửa quá tệ.

Nhận xét