Chuyển đến nội dung chính

“Hồn ma” trong ngôi nhà cổ

Chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.
Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).
Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…
câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…
Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (theo tập tục người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…
Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”.

Sự thật ?

Vào cái thời kỳ ấy nền Y học Tây Phương theo bước chân người Pháp du nhập vào Việt Nam, Sài Gòn là nơi Tây y phát triển nhất.... Nhưng cái bệnh độc ác nhất vẫn chưa có thuốc chữa đó là "Phong Cùi" giống như bệnh AIDS hiện nay... Cô con gái rượu của chú Hỏa mà ông cưng nhất đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, ông chạy chữa rất nhiều nơi Tây Y có bác sĩ riêng Đông Y cũng chẳng được vì mấy ông này nghe nhắc tới Phong Cùi là bó tay chạy làng đâu dám thí mạng mà ngồi chuẩn đoán (bởi vì Phong Cùi mức độ lây lan nó rất lớn) nên người nhà người hầu trong nhà cũng phải cách ly. Nên nhốt cô vào 1 căn phòng hằng ngày có người lo cơm nước qua cái khe cử sổ , mọi cánh cửa ra vào căn phòng bi khóa chặt hành lang đó cũng bi cách ly ko ai qua lại ở phía mặt sau ngôi nhà trên đường Phó Đức Chính hiện nay. Từ 1 cô gái xinh đẹp đã trở nên cùi lở tóc tai rối bời rồi xấu xí đến ghê rợn, cô gái tuổi còn thanh xuân bi bệnh nan y này quả là 1 cú sốc rất lớn lại bị người nhà cách ly giam cầm cho dù hiền cách mấy cũng trở nên "Hận đời" và lâu lâu la hét và chửi rủa nhưng không ai quan tâm... Họ chỉ sợ duy nhất 1 điều là lây bệnh.
Rồi cái gì tới nó cũng tới cô bé ko còn sức chống chọi được căn bệnh ra đi trong sự im lặng của bao người . Người đau đớn nhất là chú Hỏa, mặc dù ông tài sản vô số cũng đành bất lực nhìn con gái ra đi trong sự chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì quá thương con nên chú Hỏa không an tán chôn con liền mà ông liệm đứa con gái vô 1 cái hòm bằng đá "loại đá giống Granic hiện nay" bên trên đậy kín bằng 1 tấm kính dày 5 phân, và để mãi ở giữa ngôi nhà của mình mà không chôn cất. Và cũng từ đó lâu lâu người ta lại nghe tiếng rên rĩ hờn ghét trách móc vọng ra từ căn phòng đó….

“Con ma nhà họ Hứa” trở lại ?

Hôm đó đúng tròn vào ngày giỗ 1 năm của đứa con gái bất hạnh nhà cũng tổ chức cúng kiến và mời bà con ngươi quen bạn làm ăn tới dự, Chú Hỏa đặt may 1 bộ áo đầm trắng, mua 1 con Búp bê nháy mắt "có nghĩa là nằm xuống nó nhắm mắt đứng dậy nó mở mắt" và 1 đĩa cơm gà, chú Hỏa sai cô người hầu đem lên tận phòng và luồn vô khe cửa đặt 1 hộp đựng áo đầm, 1 con búp bê, 1 đĩa cơm để cúng cô chủ xấu số... Khi khách đã ra về hết lúc đó tầm cở 2 - 3 giờ trưa, cô người hầu lên phòng dọn đĩa cơm xuống khi mở cửa lòn tay cửa sổ thì chợt bất ngờ: "Đĩa cơm ai đã ăn hết phân nửa". Khi trong căn phòng mọi cửa sổ cửa ra vào đều được khóa chặt từ lâu, theo ánh sáng leo loét từ ô cửa chổ cô người hầu dội vào nhìn vào chiếc hòm kính đã mở hơn phân nữa con búp bê đứng sững trên lồng kính mắt chớp lia lia liên tục.. xa xa có 1 bóng người con gái thoát ẩn hiện sau chiếc váy đầm treo lơ lững phía cuối phòng.... Cô người hầu bật ra tung chạy xuống và bị té đến trẹo giò mặt trắng bệch y như ma ám "Giống như người ta nói lấy lưỡi lam cắt không ra miếng máu", mãi 1 lúc sau mới nói nên lời "Cô chủ về.... Cô chủ về !!" và sự việc này cũng xảy ra tương tự đối những cô hầu khác. Về sau mọi người nhận ra có điều không tốt xảy ra nên đã phá xác quấn vải liệm mấy lớp của cô và chuyển vô quan tài bàng gỗ và đưa đi an táng chôn cất trong êm xui và bí mật!
Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, sự thật như thế nào về chú Hỏa và con gái chú thì cũng đã theo chú xuống mồ.
Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ.
Người ta vẫn tin rằng, vào những đêm mưa gió sụt sùi hay khi trời đất âm u, cái thời tiết mà ông bà ngày xưa vẫn quen miệng gọi “Trời hư quỷ lộng, đất động chó tru” thì phía trên lầu của căn nhà 2 tầng đang bỏ hoang trên đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM (nằm liền kề Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM) lại xuất hiện cái bóng trắng mang dáng dấp của một người con gái.

Thi thoảng những bác tài honda ôm đậu chờ khách, cô bán cà phê cóc vẫn nghe tiếng bước chân lên cầu thang hoặc tiếng hát ri rỉ từ căn nhà hoang ấy vọng ra… Ngoài phố, ánh đèn đường vàng vọt hắt bóng vào phía bên trong căn nhà tuyệt nhiên chỉ có một màu tối đen.

Trong loạt phóng sự này, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc sự thật liên quan đến những câu chuyện tâm linh dạng truyền miệng về “hồn ma nhà họ Hứa” đã kéo dài hơn nửa thế kỷ qua tại Sài Gòn và một phần chân dung của ông vua bất động sản Hứa Bổn Hòa, người có gắn bó mật thiết đến những giai thoại trên.

Người con gái vắn số (!)

Giai thoại về cái chết và hồn ma nhà họ Hứa

Ba tòa nhà liền kề nhau theo vòng cánh cung từ ngã ba Nguyễn Thái Bình kéo dài đến Phó Đức Chính xa xưa cùng có chung một chủ, “ông vua” bất động sản của Việt Nam thời Pháp thuộc – Hứa Bổn Hòa. Tài liệu còn lưu trữ cho thấy ba căn biệt thự kiểu Pháp nằm liền kề nhau chỉ là một phần rất nhỏ trong hơn 20 nghìn căn nhà mà vua bất động sản Hứa Bổn Hòa sở hữu thời bấy giờ. Người dân tại Sài Gòn quen miệng gọi Hứa Bổn Hòa là chú Hỏa. Gọi riết thành quen, lâu dần thành đường chú Hỏa, phố chú Hỏa, ngã ba chú Hỏa. Tất nhiên không có con đường hoặc khu phố nào được đặt tên như vậy. Tất cả chỉ là do quen miệng gọi mà nên.



Căn lầu nơi con gái út của Hứa Bổn Hòa từng ở.

Nhưng, những kỳ tích để biến một Hứa Bổn Hòa từ một người nhặt và bán ve chai trở thành ông vua bất động sản nức tiếng Nam Kỳ lục tỉnh danh nổi như cồn là phần tôi sẽ trình bày sau. Trong kỳ phóng sự này, tôi chỉ viết về những giai thoại liên quan đến hồn ma nhà họ Hứa, tức người con gái út chết vì bệnh phong của Hứa Bổn Hòa.

Lời kể thứ nhất: “Đêm đó vào ca trực của mình, tôi phát hiện trên căn phòng nằm ở tầng 2 của tòa nhà mà mình đang bảo vệ vẫn chưa đóng cửa sổ và đèn đang mở. Không nghĩ ngợi nhiều, tôi lập tức leo lên cầu thang tiến về căn phòng ấy để đóng cửa sổ và tắt đèn. Nhưng khi vừa đặt chân lên cầu thang, tôi rùng mình vì thoáng thấy bóng ai đó đang đứng trên lầu và nhìn xuống, rọi đèn pin lên phía trên thì không thấy gì. Lấy hết can đảm tôi bước dần lên từng bậc cầu thang và thốt nhiên nghe có bước chân ai đang đi theo sau mình. Khi đến căn phòng, tôi sởn cả gai ốc vì ánh mắt ai đó đang nhìn xoáy sau gáy. Tôi với tay định đóng cửa sổ, thì bất ngờ con mèo đen ở đâu đó phóng ào qua cửa sổ và đứng nhìn tôi chằm chằm… Từ đó, không ai đủ can đảm để bước lên lầu vào buổi tối”.

Lời kể thứ hai: “Tôi là nhân viên của tòa nhà nằm cạnh ngôi nhà mà con gái của chú Hỏa từng sinh sống. Trưa, tôi vẫn có thói quen nằm đọc sách trong phòng vắng tại tòa nhà mình đang làm việc. Một lần tôi ngờ ngợ thấy có một người con gái đứng ngay đầu giường chỉ vào tôi và chỉ ra phía cửa phòng như muốn nói đuổi tôi đi. Tôi không nhớ rõ mặt của cô gái đó”.

Lời kể thứ 3: “Chạng vạng chiều, khi chúng tôi chuẩn bị giao ca trực thì nghe tiếng báo cháy của thiết bị báo động. Phía phát ra tiếng còi báo cháy là từ căn phòng có đặt linh vị của chú Hỏa. Theo trí nhớ của tôi hầu như không ai thắp hương cho chú Hỏa. Chính vì vậy việc tiếng còi báo cháy xuất phát từ căn phòng đó là điều rất bất thường. Khi chúng tôi chạy đến cửa phòng thì tiếng còi báo cháy bỗng dưng im bặt. Mọi người đều thấy khói nhang bảng lảng trong phòng, vẫn ngửi được mùi thơm, nhưng trên bàn thờ chú Hỏa vẫn lạnh tanh”.

Khi tin đồn thành phim “Con ma nhà họ Hứa”

Đầu tiên là những thông tin lưu truyền trên mạng internet. Tiếp đến là lời kể của những người đang làm việc và sinh sống gần khu nhà xưa kia là của chú Hỏa đã kích thích tôi ghê gớm. Vốn dĩ tôi không tin nhiều vào chuyện tâm linh, nên cứ cố đi tìm một lời giải hợp lý nhất cho những câu chuyện đầy tính ma mị này.

Tài liệu tôi tìm được là cuốn sách được in tại hải ngoại của nhà văn Phạm Phong Dinh, một cuốn sách kể chuyện kinh dị có tựa đề “Ngôi cổ mộ nhà họ Hứa”. Nội dung của “Ngôi cổ mộ nhà họ Hứa” tập trung nhắc lại những chuyện thần bí quanh cái chết của cô con gái út mà vua bất động sản Hứa Bổn Hòa nhất mực yêu thương. Đây có thể được coi là tài liệu duy nhất được thể hiện bằng văn bản liên quan đến ngôi nhà này. Tiếc thay nội dung của một tác phẩm văn học và nội dung của một bài báo là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Thế nên, đầu mối duy nhất mà tôi lần theo là lời kể của một người khá am tường về Sài Gòn, đặc biệt là Sài Gòn trước năm 1975. Hiện tại, ông là nhà văn và là nhà biên kịch rất nổi tiếng (tác giả kịch bản phim “Kiều nữ và đại gia”), luôn được giới sản xuất phim săn đón.

Nhà văn này lý giải rằng sở dĩ những tin đồn về hồn ma của cô con gái út Hứa Bổn Hòa vẫn còn sống được đến bây giờ là bởi bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do hãng phim Dạ Lý Hương sản xuất được chỉ đạo bởi đạo diễn Lê Mộng Hoàng đã tạo nên một cơn sốt vé khủng khiếp tại Sài Gòn vào những năm trước 1975. Chính hiệu ứng cinema này đã khiến cho đám đông không biết đâu là “phim thật”, không biết đâu là “ma giả”. Mà những gì liên quan đến chuyện… truyền miệng thì lại càng khó kiểm định về tính chính xác của nó hơn.

Thêm vào đó, đột nhiên căn nhà giữa nơi cô con gái út của Hứa Bổn Hòa lại bị bỏ hoang một cách kỳ lạ trong khi hai căn nhà kế bên nó lại được trưng dụng làm các công trình khác nhau. Thứ đến khoảng sân trước của ngôi nhà khá rộng với nhiều cây cối âm u. Một ngôi nhà vừa to lớn, vừa cũ kỹ, lại vừa không có người ở phía trước là cây cối rậm rạp, thật dễ gây cảm giác liêu trai. Mà không khí liêu trai thì không thể thiếu đi những câu chuyện vừa giật gân vừa lạ lẫm để tô đậm cho sự huyễn hoặc đó.

“Bởi theo hiểu biết của tôi, ngoài chuyện trấn yểm để làm thần giữ của trong nhà vốn dĩ được các đại gia người Hoa thường sử dụng, thì hầu như là khi người thân mình nằm xuống, người Hoa sẽ làm mọi cách để họ không còn “quyến luyến” với người còn sống. Và cô con gái út là người mà Hứa Bổn Hòa yêu thương nhất thì không lẽ gì vua bất động sản này lại để cho con gái mình cứ vất vưởng mãi ở trong căn nhà ấy”, nhà văn này nói.

Tôi đưa tài liệu mình tìm được cho nhà văn xem. Tài liệu này thể hiện khi cô con gái út mất vì bệnh phong, do quá thương yêu con nên Hứa Bổn Hòa đã không cho khâm liệm mà mang thi thể của cô con gái này đặt vào quan tài bằng đá phía trên được đậy kính trong suốt. Ông cho người đặt quan tài này ngay giữa phòng của con gái như cách để tự lừa dối mình rằng cô con gái út mà ông rất yêu thương vẫn còn sống.



Cầu thang được thiết kế rất rộng trong ngôi nhà bỏ hoang.

Nhà văn không tin vào giả thuyết này lắm, bởi theo ông, Hứa Bổn Hòa là một người cực kỳ thông minh, nhìn xa trông rộng. Đơn giản nhất ông có thể bước một bước dài từ kẻ bần hàn lên ngôi “đế vương” thì cần thiết phải có một thần kinh thép, tâm vững như núi. Thế nên làm gì có chuyện ông vì bi thương mà điên rồ đến mức độ đặt thi hài con gái ở mãi trong căn phòng đó.

Và ông kể theo cách của mình: Khi phát hiện ra mình bị mắc chứng phong cùi, người con gái út của Hứa Bổn Hòa rất hoảng loạn. Vốn dĩ được cưng từ trong trứng cưng ra, nhà lại nhiều kẻ hầu người hạ nên cô con gái út trút hết những u uất trong người mình lên tôi tớ. Cô gào thét chửi bới từ sáng sớm đến đêm thâu. Cho đến khi bệnh phong làm cô trở nên dị dạng trong hình hài bị lở loét, thì cơn bấn loạn trong người cô gái này càng lên cao hơn bao giờ hết.

Và để ngăn chặn những cơn cuồng loạn của con gái, Hứa Bổn Hòa đã cho người dùng gỗ bao quanh căn phòng của cô con gái út lại, chỉ chừa một khoảng hở nhỏ đủ để người hầu đưa cơm và nước uống phục vụ mỗi ngày. Bị nhốt, bị bệnh, tâm trí của cô gái cực kỳ bất thường, cô có thể la hét, chửi rủa, cười nói, khóc lóc bất kể đêm ngày. Điều này, càng khiến những tin đồn về chuyện “nhà chú Hỏa có ma” có điều kiện để lan rộng.

Đám ma giả và nỗi tuyệt vọng của người cha yêu con

Trên thực tế, giả thuyết hợp lý nhất về hồn ma nhà họ Hứa chính là chuyện khi phát hiện ra con gái út bị bệnh phong, Hứa Bổn Hòa đã làm đủ mọi cách để cứu chữa cho con gái nhưng vô vọng. Ông từng huy động hàng chục đội quân về khu U Minh – Cà Mau để tìm ngọc ong, một loại linh dược của trời đất với hy vọng thứ thần dược thiên nhiên này khi hòa với vàng sẽ làm chậm lại mức độ phát bệnh của con mình. Nhưng, tất cả chỉ là giải pháp tình thế.

Việc cô con gái út cứ chửi rủa bất kỳ ai vào bất kỳ thời điểm nào đã khiến Hứa Bổn Hòa bận tâm. Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông quyết định cho người mang con mình về căn nhà ở Lái Thiêu (nay thuộc Bình Dương) để tiện bề chăm sóc. Trước khi thực hiện kế hoạch này, Hứa Bổn Hòa đã tổ chức một đám ma cho con gái rất hoành tráng nhằm đánh lừa dư luận. Đây là đám ma lớn và ầm ĩ nhất Gia Định thời điểm ấy và hầu như tất cả những người đang sinh sống tại Sài Gòn – Gia Định đều thương tiếc cô con gái út của Hứa Bổn Hòa không may chết sớm.

Chỉ một số rất ít người biết rằng cô gái này mất bởi di chứng của căn bệnh phong nhiều năm sau khi tổ chức đám ma.

“Con ma nhà họ Hứa” là phim kinh dị 90 phút do đạo diễn Lê Hoàng Hoa thực hiện trên kịch bản của Nguyễn Phương, hãng Dạ Lý Hương sản xuất, với các diễn viên: Bạch Tuyết, Dũng Thanh Lâm, Tư Rọm, bà Năm Sa Đéc, Ba Vân, Năm Châu, Tâm Phan, Khả Năng, Thanh Việt, Minh Ngọc, Tùng Lâm, bé Thy Mai…

Phim là câu chuyện kể về đứa con gái của chú Hỏa. Cô gái này bị bệnh phong, lở loét khắp người. Vì con gái bị bệnh như vậy, nên chú Hỏa cho con gái sống cách ly trong phòng kín, hằng ngày cho quản gia đem đồ ăn, áo quần đến chăm sóc. Lúc đầu, người quản gia không thắc mắc gì cho lắm (vì đối với người Hoa, quản gia là người rất trung thành, chủ biểu gì làm nấy). Nhưng sau đó một thời gian, ông ta mới thắc mắc không hiểu vì sao cô con gái bị bệnh đến bây giờ vẫn còn sống (theo như y học thì những bệnh như vậy không sống được lâu) và mỗi ngày ông vẫn phải đem cơm, quần áo đến phòng rồi lấy đi những bộ quần áo dính đầy máu. Người quản gia quyết định thực hiện cuộc điều tra tìm hiểu sự thật…
Phim được quay ở một ngôi biệt thự tại Đà Lạt và đến nay biệt thự đó vẫn được đồn đoán là “nhà ma”…

Giai thoại con ma nhà Họ Hứa (Chú Hỏa)

Tòa nhà tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian nhưng vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù hiện nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước.

Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc. Là một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, theo sách ghi chép lại: “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thịnh vượng kinh tế miền Nam”.

Mua ve chai nhặt được vàng

Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa.

Sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai, theo nhiều người kể trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm giấu trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng.

Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại.

Theo nhiều người kể, nếu ai có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng sẽ nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, trưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi.

Trùm nhà đất

Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều và không eo xách, làm khó người mướn phố”.

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.

Dinh thự có 99 cửa


Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật

Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc.

Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ.

Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa.

Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

Cũng như chuyện chú Hỏa xuất thân ra sao và vì đâu trở nên giàu có lạ thường, chuyện về “hồn ma” trong dinh thự chú Hỏa cũng có nhiều giai thoại huyền hoặc chẳng kém...

* Giai thoại


Căn phòng này, theo nhiều người, là căn phòng trước kia con gái chú Hỏa ở. Ảnh: S.P

Vào thời ấy, ngoài bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện trước 1975, đã có không ít sách báo và cả sân khấu cũng không bỏ lỡ cơ hội khai thác đề tài này bên cạnh những câu chuyện truyền khẩu góp phần làm cho sự thật càng thêm mờ mịt.

Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình.

Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ).

Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó…

Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần…

Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng…

Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”. 

Những chiếc lá tìm về cội

Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết.

Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chút ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng.

Bí ẩn bao trùm

Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng.

Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện.



Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết.

Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!).
Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác.

Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”.

Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN?

Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV).

Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao.

Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo.

Nhiều người chỉ biết đến câu chuyện “con ma nhà họ Hứa” trong tiếng đồn và phim ảnh. Thật ra, đó là một câu chuyện có thật mà đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã chuyển thể thành một bộ phim kinh dị, được sản xuất năm 1973. Ngoài căn nhà ở đường Phó Đức Chính, TPHCM (nay là Bảo tàng Mỹ thuật), tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu cũng có một ngôi nhà “ma”, được coi là của chú Hỏa.

SỰ THẬT VỀ CÔ TIỂU THƯ BẤT HẠNH
Bộ phim dựa theo câu chuyện có thật về bối cảnh gia đình của chú Hỏa (tên thật là Hứa Bổn Hòa). Ông là người Trung Quốc, nhưng lưu lạc qua Việt Nam và sinh sống tại Chợ Lớn. Theo lời truyền, lúc ấy, chú Hỏa sinh sống bằng nghề thu mua ve chai. Một ngày nọ, ông chú mua trúng một số đồ vật có nhiều vàng, nên phất lên từ đó. Cũng có nhiều lời đồn đãi là chú Hỏa làm ăn chắt chiu từng đồng và trở nên giàu có.

Dù gia cảnh phong lưu, tiền của rủng rỉnh, nhưng chẳng may cô con gái của chú Hỏa lại bị bệnh phong (hủi). Thời bấy giờ, bệnh phong bị xem là truyền nhiễm, người bệnh phải cách ly. Thương con, chú Hỏa bỏ tiền ra xây những căn biệt thự ở Đà Lạt, hay ở huyện Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) để đưa con về ẩn cư. Mỗi ngày người quản gia mang thức ăn và quần áo mới vào cho cô chủ, rồi lặng lẽ làm công việc nhà.


Toàn cảnh lầu chú Hỏa

Cô tiểu thư chẳng bao giờ xuất hiện, khiến ngôi biệt thự cũng hoang vắng lạ kỳ. Nhiều người cứ rỉ tai nhau và lần lần thêu dệt thành “ngôi nhà ma”. Ngoài căn biệt thự tại Đà Lạt, cô tiểu thư nhà họ Hứa còn xuất hiện ở “lầu chú Hỏa” tại thị trấn Long Hải, huyện Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu), bên cạnh bãi tắm rất đẹp. Bà Tám Hoa (nay đã bước sang tuổi 89) - sống ở đây từ rất lâu cho biết: “Tôi là dân vùng này, biết lầu chú Hỏa có cô gái bị phong. Nhưng thời ấy, cô gái không bao giờ bước ra khỏi nhà vì mặc cảm bệnh tật”.

Năm tháng qua đi, lầu chú Hỏa ở Long Hải chỉ còn trong những câu chuyện truyền miệng.

KHÁCH SẠN TRONG TƯƠNG LAI?
Tọa lạc tại thị trấn du lịch nổi tiếng, “lầu chú Hỏa” cao và đẹp ngạo nghễ hướng ra bờ biển trong xanh. Ngôi nhà được xây theo kiểu biệt thự với kiến trúc kiểu Pháp vững chãi, lát bằng đá, nằm dưới những cây hoa sứ cổ thụ rợp bông trắng xóa cả một lối đi. Nhìn từ xa không khác gì dinh thự vì dáng vẻ uy nghi của nó. Đặc biệt, hàng hoa sứ cổ thụ phủ quanh căn nhà, ra hoa quanh năm, chưa hề có bàn tay tác động của con người.



Theo nhiều người dân tại đây, trước ngày giải phóng, lầu chú Hỏa chỉ có một trệt và một lầu. Sau đó, ngôi nhà được nhà nước tiếp quản và xây thêm hai lầu nữa. Hôm chúng tôi đến, ngôi nhà rất ảm đạm vì đang được sửa sang để làm khách sạn phục vụ du lịch. Ông Sáu Thành (67 tuổi) hành nghề xe ôm trước lầu chú Hỏa còn bảo rằng: nhiều lúc đợi khách đến tận sáng, nên nửa đêm ông thường nghe những âm thanh lạ phát ra từ ngôi nhà (?!).

Ông Võ Văn Vân (60 tuổi, nhiều năm làm công tác bảo vệ cho lầu chú Hỏa) cho biết: “Chỉ có người dân ở đây biết chuyện có cô tiểu thư bị bệnh phong sinh sống, chứ du khách thì không biết đâu. Hiện tại, lầu chú Hỏa thuộc sự quản lý của Công ty du lịch Long Hải, sắp trở thành khách sạn Palace nổi tiếng”.

Thấy chúng tôi có ý muốn vào trong, ông Vân nhiệt tình mở khóa cánh cổng sắt cũ kĩ, hoen rỉ phía sau để khách vào thăm. Phần lớn các phòng ở bên trong đều bị đập phá, đinh gỗ ngổn ngang đầy sàn. Từ ô cửa sổ tầng cao nhất, phóng tầm mắt ra xa là Dinh Cô với bãi biển Long Hải trải dài thẳng tắp.

“Trên này sắp tới sẽ làm sàn nhảy với diện tích hơn 30 mét vuông đó” - ông Vân vừa nói, vừa chỉ tay lên chỗ đang “quy hoạch”.
- Mấy năm nay, con cháu của ông Hỏa có ghé đến đây thăm không vậy ông? - Chúng tôi hỏi.

Ông Vân khề khà:
- Năm 2005, có con trai của ông Hỏa ghé thăm, khi ấy tuổi ổng cũng trạc tuổi tôi đó. Nghe ông ấy nói là chú Hỏa mất rồi.
- Thế ở đây, có ai biết mộ cô tiểu thư bất hạnh ở đâu không ạ? Chúng tôi hỏi tiếp.
- Nhà tôi bốn đời ở đây cũng không biết thì làm sao người khác biết được. Ông Vân chân thật.

Trong lúc bước xuống, ông Vân chỉ cho chúng tôi căn phòng - nơi cô con gái của chú Hỏa trú ẩn. Đó là một căn phòng nhỏ, nằm ngay lầu một. Nhưng giờ cũng bị đập phá tan tành như các phòng khác. Một vẻ hoang vắng đến rợn người.
Từng là nơi trở thành huyền thoại của vùng biển Long Hải, nhưng lầu chú Hỏa hiện nay đang bị bao vây bởi rác thải nên rất nhếch nhác. Trước kia, chuyện vào tham quan ngôi nhà này trở nên lạ lẫm với nhiều du khách, vì cửa lúc nào cũng đóng im ỉm.

Rời lầu chú Hỏa khi ánh nắng chiều đã tắt phía sau đường chân trời. Tiếng cười đùa của du khách ở bãi biển ngớt dần, cũng là lúc lầu chú Hỏa im ắng đến phát sợ. Chỉ một thời gian nữa, vẻ ảm đạm này sẽ không còn, thay vào đó là một khách sạn lộng lẫy, kiêu sa bên bờ biển. Và câu chuyện có thật về cô tiểu thư “con ma nhà họ Hứa” sẽ chỉ còn trong dĩ vãng?

Truyền thuyết về Con ma nhà họ Hứa

Hứa Bồn Hoa, tục danh là chú Hỏa, là một người giàu có nhất miền Nam trong thời Pháp thuộc. Mặc dầu danh vọng vang lừng, địa vị cao nhưng chú Hỏa không muốn ai gọi mình là "Ông Hỏa" cả nên mọi người đều sử dụng tục danh của như lúc còn hàn vi : chú Hỏa. Hui Bon Hoa là tên ký âm Pháp ngữ của chú Hỏa.
Photobucket
Chú Hỏa là một huyền thoại về người Hoa tại Việt Nam cho đến nay vẫn còn được nhiều người nhắc đến. Huyền thoại về chú Hỏa tiêu biểu cho đức tính, khả năng và đời sống của người Hoa sinh sống ở miền Nam vào đầu thế kỷ 20.

Tiếng đồn rằng thuở hàn vi, Chú Hỏa làm việc rất khổ cực, lúc thì lượm ve chai, lúc thì làm hầu bàn nhưng với ý chí muốn thành công, ông đã dành dụm và gây dựng lần hồi cơ sở làm ăn. Với số tiền dành dụm đó ông cho thân hữu vay lấy lãi để tăng thêm nguồn vốn, cơ sở của ông ngày một phát đạt.

Khi cơ sở phát triển mạnh, Hứa Bồn Hoa hùn vốn với một người Pháp mở tiệm cầm đồ ở khắp Nam Kỳ. Người Pháp đó chẳng may bị chết trong một tai nạn không người kế nghiệp. Vợ con của người này ở bên Pháp và con cháu từ chối qua Việt Nam tiếp tục công việc của cha. Chú Hỏa mua lại phần hùn và toàn bộ tài sản của Pháp kiều này và còn để cho con cháu của Pháp kiều, mặc dầu vẫn ở Pháp, quyền sở hữu vĩnh viễn một số bất động sản ở Lục Tỉnh.

Giai thoại kể lại rằng một hôm chú Hỏa muốn bán bớt một số đồ đạc của Pháp kiều, trong đó có một tấm thảm trải nền nhà đã cũ nhưng còn xài được. Khi chải bui cho sạch sẽ, chú Hóa khám phá một kho tàng gồm toàn vàng lá, tiền vàng, giấy bạc loại lớn cùng một số kim cương lót giữa hai mặt của tấm thảm. Với số tiền trời cho này, chú Hỏa mua sắm nhà cửa, đất đai, xây nhà cho thuê, đầu tư vào một số ngành kinh doanh lớn. Khác với những người Hoa khác, chú Hỏa muốn xây dựng nhà ở tại ngay trung tâm Sài Gòn, cạnh những cơ quan hành chánh của Pháp như một hình thức biết ơn và tin tưởng. Gia đình của chú Hỏa đều mang quốc tịch Pháp.

Lầu chú Hỏa - Long Hải

Năm 1936, có 46.000 ha ruộng đất do người Hoa sở hữu, riêng chú Hỏa đã làm chủ hơn một nửa. Cho đến năm 1975, gia đình họ Hứa làm chủ một bất động sản rất lớn : các phố xá chính ở Sài Gòn, nhất là ở khu Chợ Bến Thành, Chợ Cầu Ông Lãnh, Chợ Cầu Muối (tức gần như toàn bộ Quận Hai cũ nay được xáp nhập vào Quận Một) đều là của Chú Hỏa. Công ty họ Hứa quản trị bất động sản rất có tình có lý, ai không trả nổi tiền nhà thì cho khất kỳ sau và không ai biết được giá mướn của mỗi căn nhà là bao nhiêu.

Khi trở nên giàu có, chú Hỏa làm rất nhiều việc thiện như cứu giúp người nghèo, nuôi cơm những người vô gia cư, giúp tiền xây cất những cô nhi viện, bệnh viện... Chú Hỏa đã làm gương cho các bang trưởng, chủ nhà máy xay gạo, lò gạch, tiệm buôn lớn : những tay cự phú gốc Hoa khác nên chứng tỏ bằng hành động cụ thể sự biết ơn của mình đối với một đất nước đã đón nhận tổ tiên của họ trong lúc gian truân, hoạn nạn, mất quê hương. Chú Hỏa là một trong những người Hoa đã giúp ích rất nhiều cho sự phát triển kinh tế miền Nam.

Nhà riêng của chú Hỏa rất nguy nga và đồ sộ chiếm cả một khu vực rộng lớn gần 2 hecta ở quận Nhất, chiếm cả khu tứ giác Phó Đức Chính, Nguyễn Công Trứ, Hồ Văn Ngà và Calmette. Sau 1975 đó chỉ còn là một lâu đài bỏ hoang, con cháu ít khi lui tới và hiện nay bị nhà nước cộng sản quản lý. Năm 1980, ngôi nhà này được cải biến thành Cung Thiếu Nhi quận Một, năm 1982 là Câu Lạc Bộ Văn Hóa Quận Một.

Nhân gian đồn rằng ngôi nhà của chú Hỏa có ma, "Con Ma Nhà Họ Hứa", khiến nhiều người yếu bóng vía không dám bén mảng đến vòng đai căn nhà này để quấy phá hay trộm cắp. Có người xấu miệng còn đồn rằng con ma đó là cô con gái út của họ Hứa - vì mang tật từ thuở nhỏ, rất xấu xí - bị cấm xuất hiện ban ngày, do đó đêm đêm cô này lẻn ra ngoài vườn hóng gió, hành tung rất kỳ quái.

Khu biệt thự 7 căn của Chú Hỏa góc đường Lý Thái Tổ- Hùng Vương. Hình chụp năm 1970





Nhà Chú Hỏa trên đường Phó Đức Chính ngày nay




Em vô đây xem tranh, xem được một lát thì bí quá phải vào toilet "theo tiếng gọi của thiên nhiên". Lúc ấy nhìn qua khung cửa sổ có cảm giác rất lạ (cửa sổ trong toilet). Cảm giác như Johathan nhìn qua cửa sổ từ lâu đài Dracula ở Transylvinia vậy Nói chung ở đâu có nhà Pháp là ở đó em yêu  
Biệt thự chú Hỏa đường Phó Đức Chính từ các góc nhìn









 
 
Mình cũng rất thích ngắm những ngôi nhà Pháp, dù là ở SG, HN hay Đà Lạt, Nha Trang. Thật đáng tiếc là do chính quyền bỏ bê cũng như người dân thiếu ý thức mà những ngôi nhà này từ các căn biệt thự lãng mạn, đẹp đẽ giờ đây đã trở thành những "căn hộ" tồi tàn, xuống cấp (một căn mà ba bảy hộ dân chia nhau ra ở). Biệt thự Pháp thật đẹp. Những ngôi nhà "theo kiểu Pháp" bây giờ được kiến trúc sư thiết kế ăn theo chỉ là những thứ đồng bóng, khoa trương mà thôi, so với những ngôi biệt thự Pháp chính gốc rất đỗi tao nhã và thanh lịch thời ấy.

Mình cũng thích lang thang trong nhà Chú Hỏa. Đi buổi chiều khi tắt nắng thì có cảm giác hơi sợ. Nhưng nếu đi buổi sáng thì lại hoàn toàn khác. Cái cảm giác lãng đãng khi được đi dọc những khu hành lang dài mát lạnh mang đến nhiều cảm xúc, hoài niệm. Bên dưới là gạch bông cổ kính, bên trên là những ô cửa sổ san sát đón nắng và gió. Mình thầm nghĩ không biết nhiều năm về trước, những con người nào đã từng đi qua đây? Họ ăn mặc ra sao, họ đã đứng bên cửa sổ thế nào và họ đã nghĩ gì trong khoảnh khắc đó.











Nhận xét