Bác Ba Phi – Một hiện tượng văn học truyền khẩu ở vùng U Minh

Bác Ba Phi là một nhân vật trong văn học dân gian. Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân…) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.
Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.
Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, do gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.
Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế – một địa chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Cũng do điều này mà Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Ba Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh.
Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ “Tệ như vợ (thằng) Đậu” được dùng để chỉ những người vụng về.
Về sau bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.
Bác Ba Phi qua đời ngày 3 tháng 11 năm 1964 tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm tại ấp Đường Ranh, xã Khánh Hải nằm ở một góc rừng U Minh Hạ.
Hiện nay, khu nhà và mộ phần của bác Ba Phi được xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.
Ðến bây giờ chắc không ai bàn cãi về chuyện thích cười của người Việt Nam. “Hóm hỉnh, thích cười, hay cười là một đặc điểm của người Việt Nam” (Nguyễn Ðức Dân – Tiếng cười thế giới). Chính vì vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã tổng kết được một biên chế đầy đủ thang bậc” gồm 39 kiểu cười của nhân dân ta.
Ông Ba Phi, một người ở vùng U Minh, nơi cuối trời Tổ quốc ta cũng là một “người góp cười cho một bản đại hòa tấu cười kéo dài hàng nghìn năm gồm đủ mọi âm sắc, thanh điệu mà may mắn chúng ta còn biết rõ lai lịch đời tư và hành trang văn học truyền khẩu của ông đến bây giờ. Hiện nay, người dân Tây Nam Bộ – từ già đến trẻ – không mấy ai không biết, không thuộc đôi ba chuyện kể của ông Ba Phi. Các chuyện này do ông tự nghĩ ra và dùng phương pháp truyền ngôn kể lại cho một vài người quen biết trong xóm làng nghe. Rồi người nghe tiếp tục kể lại cho người khác, cứ thế mà lan dần ra. Thời trẻ của ông Ba Phi có câu chuyện phổ biên quanh vùng là chuyện “ăn trứng rồng”. Ðên giai đoạn sau năm 1954 mới “rộ” lên nhiều chuyện mới và lan ra khỏi vùng U Minh, mà phần nhiều là do cán bộ, chiên sĩ đi công tác có dịp ghé nhà ông ở xã Khánh Bình Tây (Cà Mau) truyền miệng cho nhau nghe.
Trước năm 1970 là năm ông Ba Phi qua đời, không có văn bản nào ghi chép lại các chuyện đó, kể cả người trong thân tộc ông. Ðiều này chứng tỏ các câu chuyện kể của ông Ba Phi là chuyện truyền ngôn. Tuy vậy các chuyện này mang hình thức cấụ trúc văn học: Có mở đề (exposition), thắt nút (noeud) và kết thúc (dénouement). Dòng chuyện kể của ông Ba Phi cho phép chúng ta hình dung một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn mà dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của các chuyện kể.
Nhìn chung hệ thống chuyện kể này, chuyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, còn ở tầng sâu câu chuyện thường là có sự gởi gắm sâu sắc về nội dung. Trước khi đi sâu vào những vấn đề cốt lõi, ta hãy nghe ông kể về chuyện nếp dẻo của đất U Minh.
“Giáp tết năm đó, hai vợ chồng tôi quết bánh phồng bằng thứ nếp cấy tại rừng U Minh. Do tôi bổ mạnh tay, bột nếp văng lên xà nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì nó bị treo lơ lửng trên xà nhà như cá mắc câu. Sợ quá con chó vẫy vùng dữ dội. Cuối cùng nó sứt ra rớt xuống đất nghe cái “bịch”. Coi kỹ lại cái đầu nó cũng dính trên xà nhà’. Tính tất yếu của chuyện kể dân gian thường bị “biên tập” hoặc “hiệu chỉnh” lại trong quá trình câu chuyện “lưu lạc” trong “Công – chúng – đồng – tác – giả”. Lại có trình trạng công chúng hâm mộ tự giác đóng góp sáng tác của mình vào đó, gây sự pha tạp làm lẫn lộn với dòng chuyện kể chính thống của người khởi xướng. Một vài người còn sáng tác ngay trên cái nền câu chuyện của ông Ba Phi bằng văn học thành văn. Chính điều này vừa góp phần “tam sao thất bổn” vừa làm lệch lạc, méo mó phong cách Ba Phi. Ðôi khi chuyện kể còn đánh mất nguồn cảm hứng chủ đạo lẫn nghệ thuật đặc trưng của dòng chuyện kê đặc sắc này. Từ sau thập niên 70 của thế kỷ này, chuyện kể của ông Ba Phi càng “rộ” lên trên báo chí nhiều nơi như một dấu hiệu chấm hết chiếc hoa mai cuối cùng trên cành xuân rực rỡ của dòng chuyện Ba Phi. Tuy nhiên, trong đám lẫn lộn, chúng ta có thể tìm thấy dễ dàng các chuyện kể chính thống của dòng chủ lưu của tác giả Ba Phi bởi tính đặc thù của nó: không tên, ngắn gọn, sắc sảo, trào lộng, nhiều tầng ý nghĩa. Chuyện kể của ông Ba Phi hoàn toàn nằm trong địa giới rừng U Minh với những “nhân vật” vốn là đặc sản của khu rừng đặc chuẩn này như lúa gạo, trăn, rắn, rùa, ong mật… Mỗi “nhân vật” này được xây dựng thành một chuyện kể. Với lươn, trăn, rắn, ông có chuyện “ăn trứng rồng”, với rùa, có “Tàu rùa”, với ếch nhái, có “Câu ếch”; với ong mật, có “Gác kèo”, với heo rừng, có “Chó nhà săn heo rừng”…
Các “nhân vật” này thường xuyên chi phối nguồn cảm hứng sáng tạo của tác giả. Tài năng sáng tạo của ông Ba Phi, trước hết là cảm hứng nhận thức thế giới và phương pháp chiếm lĩnh hiện thực. Ðó là quá trình thông qua tư duy sáng tạo, xác lập mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu, nhằm hợp lý hóa chúng trong quá trình vận động của dòng chuyện kể. Nghệ thuật chuyện kể của tác giả Ba Phi luôn luôn tuân thủ pháp trào lộng thông qua phương thức phóng đại sự vật vốl là nguôn cảm hứng chủ đạo hoặc chủ đề tư tưởng. Phương thức phóng đại trong chuyện kể của ông Ba Phi được hiểu như mộ thứ thuật ngữ (terme technique) hoặc một kỹ xảo (adroi) đầy bản lĩnh, rất đặc trưng. Cấu trúc chuyện của ông là kết quả của một quá trình lĩnh hội thế giới thông qua bản lĩnh Ba Phi để cho thấy một thế giới thứ hai hấp dẫn, sinh động và sâu sắc hơn. Chuyện kể luôn luôn gây không khí hào hứng, nôn nao, háo hức, một tâm lý chờ đợi hồi kết cục vốn không lâu lắc gì. Và tại thời điểm đó, chuyện kể bao giờ cũng nổ ra một trận cười mang ý nghĩa thế giới sâu sắc. Chuyện kể của ông Ba Phi thuộc loại đa tầng thông tin.
Chuyện “Cọp xay lúa” sau đây là một thí dụ:
“Ðêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết “ông thầy’ đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên trong chớp mắt, cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà, vướng hai chân vào giằng xay, thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối “bả” xúc lúa đổ vào cối. Ðợi cho tới lúc cọp xay hết tám giạ lúa, tôi liền hét một tiếng thật to: “Cọp” nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt vào rừng. Từ đó về sau cọp “bỏ tật” bắt người ăn thịt”. Trong chuyện này, tầng thứ nhất, ông thông tin về loài cọp. Phương, pháp của tác giả là lợi dụng kiến thức phổ biến trong đời thường: cọp là loài thú dữ, rất hung hăng, bắt người ăn thịt… mà không cần kê lể lôi thôi gì cả. Tầng hai: quan niệm của tác giả: con người thông minh hơn thú vật, kể cả thú dữ. Tầng ba: lời nhắn nhủ người đời: cần phải thông minh, tỉnh táo, thận trọng và gan góc mới bám được rừng mà sống. Tầng thông tin này có ý nghĩa quan trọng hơn, vì nó thuộc phạm trù chinh phục thiên nhiên mà cả loài người không ngừng phấn đấu để vươn tới làm chủ thiên nhiên (Các chuyện khác cũng có mô-típ tương tự chuyện này). Về mối quan hệ trong câu chuyện vừa kể, là hoàn toàn mang tính chân thật. Bởi vì cái cối xay luôn luôn quay theo lực tác động, đồng thời trong chuyển động quay ấy, bản thân nó còn có một lực tự thân được sinh ra trong quá trình chuyến động mà môn vật lý học gọi là quán tính. Về phía cọp, nó giữ thăng bằng nhờ bốn chân, nên khi nó bị kẹt hai chân ở giằng xay, (lại gặp phải quán tính quay tác động, cùng với tâm lý thất bại do chụp hụt con mồi) cọp mất đà, lúng túng? buộc phải phục tùng vòng quay của cối xay. Vậy là từ chỗ chiếm lĩnh hiện thực, tác giả Ba Phi tạo ra mối quan hệ với sự vật tưởng như phi lý mà hữu lý đến kinh ngạc. Tất nhiên, việc phóng đại sự vật vốn là phương thức có tính đặc thù của dòng chuyện kể này.
Do tính cách ông Ba Phi vốn là một con người thích hài, nên khẩu khí trong đời thường của ông bị một ít người ngộ nhận là ông nói dóc. Thực ra, trong từ vựng (vocabulaire) tiếng Việt, các từ như láo, dóc, phét, đùa… không hề đồng nghĩa với nhau. Tất nhiên, trong thực tế xử sự có lúc có nơi nào đó, ông Ba Phi đã sử dụng một trong các cách nói vừa kể trên. Nhưng theo chúng tôi trong một chừng mực nghiên cứu, cần phải có cách nhìn khoa học, nghiêm túc để thẩm định trong đám “sa khoáng” kia, đâu là vàng ròng, đâu là sạn sỏi.
Trở lên, chúng tôi cho rằng phương thức phóng đại sự vật của ông Ba Phi là một thuật ngữ, một kỹ xảo được ông sáng tạo trong quá trình sáng tác, nếu không nói là một thứ ngôn ngữ chuyên ngành được coi là mấu chốt có tính quyết định vận mệnh của các chuyện kể của tác giả dân gian Ba Phi.
Trong chuyện cười Trung Quốc có “Lịch đại tiếu thoại tập” do tác giả Vương Lợi Chi tuyển trong số 70 truyện cười trong nước từ thời Tam quốc đến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 . Tuy nhiên, phần lớn các truyện trong sách này không thuộc truyện cười như các loại truyện Trạng ở miền Bắc nước ta (Trạng Quỳnh, Trạng Bột, Trạng Bùng…) hoặc truyện tiếu lâm, trạng hài kiểu Bai Giai – Tú Xuết mà phần lớn là các câu chuyện vui, ý nhị. Các nhà nghiên cứu văn học hiện thực phê phán phương Tây cho biết, họ cũng không tìm thấy ở đó có tiếng cười trào lộng như dạng truyện cười ở nước ta. Ngay cả truyện có dạng “Bợm Bảy” (roman picaresque) cũng không chứa đựng yếu tố cười như ở các truyện cười Việt Nam. Thế mà ven rừng U Minh có một Ba Phi đã góp phần vào kho tàng văn học truyền khâu của nhân dân ta những tiếng cười sáng giá.
Văn học truyền khẩu vốn có nguồn gốc từ xa xưa. Chính loại hình văn học bình dị và sống động này đã.tạo nến những huyền thoại, những truyền’ thuyết mà bất cứ ở đâu, bất cứ thời kỳ nào cũng có. Nhưng trong số đó, không phải không có sự rơi rụng vì bản thân nó không được cuộc sống thừa nhận. Vì thế mà sổ lượng cũng không nhiều so với các loại hình văn học khác. Vả lại, lực lượng sáng tác loại hình văn học này xưa nay rất hiếm, nó giống như cây gụ, cây chò vốn mọc trong rừng, nhưng tự nó không bao giờ mọc thành rừng thuần chủng, càng không phải rừng nào cũng sản sinh được loài gỗ quí hiếm đó. Ðiều này càng làm ta trân trọng biết bao các tác giả văn học truyền khẩu nói chung, tác giả dân gian Ba Phi nói riêng. Trước khi từ biệt khu rừng U Minh hùng vĩ của phương Nam Tổ quôc để yên nghỉ đời đời, các câu chuyện truyền ngôn của tác giả dân gian Ba Phi đã dựng nên cho ông một tượng đài đứng mãi cùng năm. (St)

Nhận xét