Với dân số trên 55 vạn, người Nùng cư trú ở các tỉnh Cao Lạng, Bắc Thái, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Hà Bắc, Quảng Ninh.

Có một bộ phận gần đây mới lần lần tràn xuống phía Nam và dừng chân tại miền trung du, sống xen ghép với người Kinh, Cao Lan – Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa và cả với người Dao nữa. Người Nùng cùng với người Tày – Thái nằm trong khối Bách Việt. Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, ở lưu vực sông Cầu và sông Hồng, người nước Âu Lạc với vị thủ lĩnh An Dương Vương Thục Phán đã ra đời, mà người Nùng có thể là một thành phần của nó.



Cô gái Nùng. Ảnh: Internet.

Những nhóm Nùng hiện nay vẫn mang tộc danh Nùng thì mới chỉ di cư sang Việt Nam trong những thế kỷ gần đây. Những gia phả, sách cúng, sách hát đồng bào còn giữ lại được đã cho thấy rõ, họ mới tới Việt Nam được 9 – 10 đời người, tức khoảng 200 – 300 năm nay. Một trong những bằng chứng tỏ rõ người Nùng hiện thời cư trú trên lãnh thổ Việt Nam chưa lâu lắm là những đặc điểm phân bố của họ. Họ ở trong các thung lũng nhỏ hẹp, không đủ điều kiện làm ruộng nước, thường phải khai thác một phần thành nương rẫy, tức đất thổ canh mà thôi.




Người phụ nữ dân tộc Nùng này rất vui vì mùa ngô năm nay thu hoạch đạt năng. Ảnh: Internet.

Đại bộ phận người Nùng ở nước ta là những người di cư sang từ Quảng Tây (Trung Quốc). Họ di cư theo từng nhóm. Nguyên nhân của những cuộc thiên di có thể kể ra hàng loạt, nhưng chủ yếu là do bị áp bức bóc lột nặng nề, bị chèn ép, nhất là bị đàn áp, tàn sát đẫm máu sau các cuộc khởi nghĩa không thành công. Loạn lạc cướp bóc cùng với nạn thiếu ruộng đất cũng thúc đẩy họ đi tìm nơi sinh sống dễ chịu hơn.

Dân tộc Nùng đã hình thành từ lâu, nhưng sự cố kết nội bộ còn ở mức thấp và tiến triển hết sức chậm chạp. Sự tồn tại các nhóm địa phương với những tên gọi khác nhau, những khác biệt trong ngôn ngữ, trong sinh hoạt văn hóa vật chất cũng như tinh thần đã nói lên điều đó. Đều tự nhận là Nùng cả, nhưng cung có khi nhóm này

Nhận xét