ĐÁM CƯỚI CHUỘT ­
BỨC TRANH DÂN GIAN DƯỚI 
GÓC NHÌN CHỐNG THAM NHŨNG
                                                         
Tết Nguyên đán, cùng với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ – Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, mỗi gia đình người Việt xưa còn treo tranh Tết. Tranh Tết thường là tranh dân gian Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Từ trong cung vua đến hàng phố, làng quê; từ nhà giàu cho chí nhà nghèo đều có tranh dân gian treo Tết. Trong nhà có  tranh thờ, tranh trang trí ngày xuân; trên cánh cửa thường là đôi bức tranh hay Hai tướng canh cửa để cầu phúc, cầu may, trừ tà…

Tranh dân gian ngày Tết mang đầy ý nghĩa nhân văn. Tranh nói về tình mẫu tử, tình yêu thương, đùm bọc nhau giữa các thành viên trong gia đình, về trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Tranh Lợn biểu tượng của sự sung túc, no đủ. Tranh Lí ngư vọng nguyệt (Cá chép trông trăng) ngụ ý về tinh thần vượt khó, ý chí vươn lên, phấn đấu trong học tập, sự thành đạt của gia chủ. Tranh Phú quýVinh hoa là hai bức tranh thường treo cặp đôi biểu tượng cho những điều mong ước tốt đẹp như tên tranh. v.v. Những bức tranh dân gian Đông Hồ như tranh , tranh Lợn, tranh Hứng dừa, tranh Đánh ghen, tranh Thầy đồ cóc, tranh Đám cưới chuột… thể hiện đậm đà tâm hồn, tính cách thuần hậu, chất phác, hồn nhiên của người bình dân và cũng giàu chất triết lí dân gian, triết lí cuộc sống sâu sắc và ý nhị. Đám cưới chuột là bức tranh quen thuộc với mọi người dân Việt. Bức tranh cũng có ý nghĩa triết lí sâu xa. Đặc biệt, nó mang nhiều ý nghĩa nhân văn trong một thời điểm mà Luật chống tham nhũng của Nhà nước ta vừa được Quốc hội thảo luận và thông qua, trong thời điểm mà tinh thần đấu tranh chống tham nhũng trong nhân dân đang dâng cao. Bức tranh được bố cục chặt chẽ. Có thể thấy rất rõ hai mảng tiểu nội dung: phần trên là cảnh ăn hối lộ và đưa hối lộ, cảnh dưới là cảnh đám cưới nhà Chuột, cảnh ngựa anh đi trước, kiệu nàng đi sau. Lễ cưới là việc “đại hỉ”, nhưng để trót lọt, Chuột phải “lễ” quan Mèo nào gà, nào cá. Ý nghĩa chung toát lên từ bố cục này là: muốn đám cưới diễn ra một cách trót lọt, xuôi chèo mát mái thì phải lo lót cho kẻ có quyền thế.Trước hết là cảnh hối lộ và nhận hối lộ. “Quan” Mèo được miêu tả mang tính chất tượng trưng, đầy ẩn ý – rất mập mạp, béo tốt, là kẻ được ăn uống đủ đầy. Việc hối lộ cũng đẩy lên một cách trang trọng (đi thành đoàn, kèn trống nghiêm chỉnh). Rõ ràng, đây là một việc làm không thể xem thường. Người hối lộ thì kúm núm, nịnh bợ; kẻ nhận hối lộ thì “tay” giơ lên ra vẻ không cần, nhưng cũng có vẻ giống như đang đưa “tay” đón nhận. Phần trên của bức tranh đã thể hiện được bản chất của sự việc: đưa và nhận hối lộ.Phần dưới của bức tranh là cảnh đám cưới. Đây không phải là đám cưới của người bình dân, mà là một đám cưới của một kẻ có địa vị. Bằng chứng là có biển có lọng, chú rể đội mão quan, cô dâu ngồi trong kiệu. Vậy là, quan nhỏ muốn công việc của mình thuận lợi thì phải lễ lạt quan lớn hơn mình, “biết điều” với kẻ có quyền thế hơn mình. Đó là chuyện đưa và nhận hối lộ trong hàng quan lại phong kiến xưa. Quan nhỏ tham nhũng để có tiền, có bạc, có lễ vật biếu xén, nịnh bợ quan trên. Mục đích lễ lạt, biếu xén ấy là để thăng quan tiến chức, để tiếp tục có vị trí tốt hơn mà đục khoét dân tình, nhũng nhiễu dân đen.Một tầng ý nghĩa khác, sâu sắc hơn của bức tranh này mà người xem có thể thấy: Mèo và chuột vốn là hai đối tượng xung khắc nhau, mâu thuẫn gay gắt, một sống một còn với nhau. Thế mà ở đây, chúng lại cùng nhau tồn tại. Tồn tại một cách “hoà bình”, tồn tại trong thế: kẻ yếu hơn muốn yên ổn, hạnh phúc thì phải cống nạp, chịu quy phục kẻ khác. Tham nhũng đã đưa những kẻ vốn đối đầu nhau xích lại gần nhau, thậm chí sống chung với nhau. Mới hay tham nhũng nguy hiểm biết nhường nào!Bức tranh “chống tham nhũng” này ra đời đã mấy trăm năm mà đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.

Nhận xét